Nhóm các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 100)

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.2. Các giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên

3.2.6. Nhóm các giải pháp khác

3.2.6.1. Công tác tổ chức quản lý và thực hiện

- Sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ và Sở Văn hoá - Du lịch Thái Nguyên trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển các điểm, tour, tuyến du lịch…

- Sự phối hợp, phân cấp quản lý giữa các ngành và các cấp.

+ Các ngành đầu tư cho phục vụ du lịch: Giao thông, điện, nước… có kế hoạch phối hợp về đầu tư, quản và phát triển.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc quản lý, khai thác các công trình thiên tạo và nhân tạo đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các ngành: Ngành nông nghiệp phát

85

triển nông thôn, quản lý rừng và mặt nước - du lịch khai thác mặt nước, khai thác du lịch sinh thái.

+ Các địa phương có điểm du lịch: Có trách nhiệm quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả theo quy họach đã được phê duyệt.

3.2.6.2. Công tác thực hiện quy hoạch

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thái Nguyên đã được phê duyệt, Sở xây dựng quản lý việc xây dựng theo quy hoạch, các huyện, thành, thị, thực hiện theo quy hoạch, xây dựng CSVC tại các điểm du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch và đẩy mạnh phát triển du lịch. Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa các điểm, tour, tuyến trong tỉnh và giữa các tiểu vùng, vùng du lịch.

Trước hết quan tâm xây dựng các dự án khả thi đầu tư và ưu tiên đầu tư CSVCKT hạ tầng và các điều kiện cần thiết cho các điểm du lịch đã quy hoạch với việc huy động nhiều nguồn vốn, nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển du lịch một cách có hiệu quả thiết thực như: Liên doanh, liên kết trong nước các thành phần kinh tế tham gia, kể cả đầu tư nước ngoài.

3.2.6.3. Công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh du lịch đáp ứng nhiệm vụ hiện tại và chuẩn bị lực lượng cho tương lai đến năm 2015 và 2020.

- Đào tạo mới và bồi dưỡng cán bộ quản lý theo chuyên ngành du lịch, nhân viên phục vụ của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng (cả về chuyên môn nghiệp vụ nghề và ngoại ngữ).

3.2.6.4. Tăng cường công tác kiểm tra

Đôn đốc việc thực hiện chính sách pháp luật và các văn bản quản lý nhà nước về du lịch đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên toàn tỉnh Thái Nguyên đồng thời xây dựng các quy chế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch phát triển.

3.2.6.5. Giải pháp về cơ cấu đầu tư

Tiếp tục cuộc vận động công tác xã hội hoá, thu hút mọi nguồn lực, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp tham gia tích cực vào công tác bảo tồn, tôn tạo và nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến ATK tại Định Hoá Thái Nguyên, là một hoạt động có ý nghĩa giáo dục tôn vinh giá trị lịch sử dân tộc cho các thế hệ mai sau. Phấn đấu mỗi năm có một công trình được triển khai và hoàn thành nhu cầu phục vụ du khách về nguồn.

86

Vận động doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tích cực tham gia giới thiệu thương hiệu, năng lực đơn vị đồng thời tham gia tích cực chương trình quảng bá về Du lịch Thái Nguyên.

Trong điều kiện đổi mới hiện nay của nước ta, đầu tư phát triển là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển hoạt động các ngành kinh tế trong đó có du lịch đó là:

- Đầu tư xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch.

- Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các dịch vụ vui chơi giải trí.

- Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá và phát triển các lễ hội truyền thống để phục vụ du lịch.

- Đầu tư cho công tác đào tạo và nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch của đội ngũ cán bộ và lãnh đạo trong ngành du lịch.

3.2.6.6. Giải pháp về vốn

Để giải quyết được nhu cầu đầu tư lớn, đảm bảo sự phát triển của ngành du lịch, cần có một số giải pháp về vốn, tạo nguồn vốn. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, khi còn có sự hạn chế từ các nguồn vốn đầu tư xây dựng.

- Vốn ngân sách nhà nước

Dành vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển du lịch trong: Bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá, các di tích cách mạng đã được xếp hạng. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt đối với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ nghề, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch, đồng thời phát triển công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch, hỗ trợ lãi xuất đầu tư cho các công trình trọng điểm đầu tư bằng vốn vay, vốn chuẩn bị đầu tư cho các công trình trọng điểm, xây dựng các dự án quy hoạch phát triển du lịch.

- Vốn vay ngân hàng

Với tỷ lệ lãi xuất ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng nguồn vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng.

- Vay vốn từ các nguồn ODA - Thu hút vốn đầu tư trong nước

Thông qua việc tăng cường liên doanh trong nước trên cơ sở luật đầu tư trong nước để xây dựng các khách sạn, nhà hàng, các phương tiện vận chuyển…

87 - Thu hút vốn đầu tư

Trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài vào các dự án lớn, phát triển các điểm, khu du lịch có ý nghĩa như: Khu du lịch Hồ Núi Cốc, ATK Định Hoá…

- Khuyến khích các thành phần kinh tế: Tham gia đầu tư vào các khu du lịch, khách sạn để phục vụ khách du lịch.

3.2.6.7. Giải pháp về cơ chế chính sách.

Xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh vào hợp tác đầu tư phát triển du lịch Thái Nguyên. Đặc biệt là khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc - Tam Đảo, Khu du lịch lịch sử liên hoàn ATK Định hoá Thái Nguyên và Khu Du lịch sinh thái Đô thị Nam Thành phố Thái Nguyên.

3.2.6.8. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Thường xuyên cử cán bộ đang công tác đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn tại các cơ sở có uy tín của địa phương, trung ương hay các tỉnh bạn. Mời các chuyên gia đầu ngành, những người có chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao trong lĩnh vực du lịch về trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn đào tạo tại chỗ hay truyền thụ kỹ năng nghiệp vụ, tổ chức các cuộc thi tay nghề, nghiệp vụ kịp thời, tôn vinh, động viên khuyến khích tập thể, cá nhân có nhiều sáng kiến đóng góp cho sự phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, việc thu hút có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm. Tỉnh cần có các cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý cũng là một hướng đi nhanh có thể áp dụng rút ngắn thời gian, kịp thời đáp ứng được nhu cầu nhân lực đang đặt ra. Về lâu dài, Thái Nguyên cần tuyển chọn, đưa đi đào tạo một cách chính quy tại các cơ sở của Trung ương và địa phương, liên doanh, liên kết với những cơ sở này cung cấp nguồn nhân lực trẻ, có trình độ, năng lực, phẩm chất được đào tạo về phục vụ trong ngành dịch vụ của tỉnh.

3.2.6.9. Giải pháp về sự tham gia của cộng đồng, khai thác sản phẩm du lịch bản làng văn hoá, lịch sử, du lịch sinh thái

Đây là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Nội dung của nó thể hiện ở chỗ: Tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương gồm các thành phần kinh tế khác nhau được tham gia vào toàn bộ quá trình phát triển các sản phẩm, các khu, điểm du lịch. Từ khâu quy hoạch đến quản lý phát triển, khai thác và họ phải được hưởng

88

lợi từ những dự án phát triển cụ thể. Làm được như thế mới nhận được sự ủng hộ của cộng đồng địa phương. Một khi cộng đồng địa phương có được quyền lợi cụ thể thì họ sẽ là ngời bảo vệ hữu hiệu nhất tài nguyên môi trường du lịch - một yếu tố quan trọng bậc nhất trong phát triển bền vững.

3.2.6.10. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá

Công tác tuyên truyền, giới thiệu về Thái Nguyên năm qua đã duy trì xong thực tế do tình hình khó khăn chung về tài chính của đất nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Nên việc tuyên truyền quảng bá của tỉnh Thái Nguyên không được thường xuyên. Thái Nguyên đã tổ chức thành công Năm du lịch Quốc gia Thái Nguyên 2007 với chủ đề "Về Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc". Ngành sẽ tranh thủ chủ khai thác mọi nguồn lực từ ngân sách, nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, mở rộng liên doanh liên kết với các tỉnh bạn để tuyên truyền mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh để thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước.

3.2.6.11. Các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức môi trường.

Xây dựng một kế hoạch hành động tổng thể về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức môi trường để phát triển du lịch bền vững.

- Các doanh nghiệp du lịch lớn có nhiều hoạt động tác động xấu tới môi trường phải có cán bộ chuyên trách về môi trường.

89

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, du lịch Thái Nguyên được biết đến như là cầu nối của vùng du lịch Bắc Bộ và là cửa ngõ của Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong không gian phát triển du lịch Bắc Bộ, Thái Nguyên có các điểm nhấn rất ấn tượng là: ATK Định Hóa, Hồ Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng, vùng chè Tân Cương. Các sản phẩm du lịch chính yếu dựa trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa miền trung du miền núi. Hiện nay, du lịch Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn. Các khó khăn chủ yếu do trình độ phát triển KTXH còn nhiều hạn chế. Nhưng trong tương lai gần, trong tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch Thái Nguyên sẽ đứng trước những triển vọng tăng trưởng và phát triển khá nhanh. Việc tổ chức không gian phát triển du lịch Thái Nguyên cần tập trung giải quyết nhiệm vụ chính:

- Về tổ chức điểm du lịch: tập trung đầu tư và phát triển du lịch ở các điểm du lịch tiêu biểu như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh, vùng chè đặc sản Tân Cương…

- Về tổ chức khu du lịch: tập trung đầu tư phát triển du lịch ở các khu du lịch cần đầu tư trước mắt về CSHT và CSVCKT như: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc, di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa…

- Về tổ chức tuyến du lịch: tập trung đầu tư phát triển du lịch ở tuyến du lịch tham quan nội tỉnh và liên tỉnh. Những tuyến này cần đầu tư trước hết về giao thông để rút ngắn khoảng cách đến các điểm du lịch.

- Để hiện thực hoá tổ chức không gian lãnh thổ du lịch nói trên, du lịch Thái Nguyên cần triển khai đồng bộ các giải pháp về: quy hoạch, đầu tư CSHT và CSVCKT, huy động vốn, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường du lịch, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch, hợp tác liên ngành và quốc tế, đồng thời chú trọng một số giải pháp bổ trợ. Trong đó, quan trọng hàng đầu vẫn là:

+ Đầu tư CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại, xây dựng các danh mục, các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài);

+ Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

+ Đầu tư phát triển du lịch bền vững, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, phát triển du lịch cộng đồng.

90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Có thể thấy rằng Thái Nguyên có nhiều tài nguyên tự nhiên hơn các tỉnh khác trong vùng, là một thành phố ven sông Cầu, hệ thống sông núi, có màu xanh của những đồi chè mênh mông bát ngát đã tạo cho vùng đất này một cảnh quan thiên nhiên với một môi trường sinh thái trong lành, thơ mộng. Ngoài những nét đặc trưng của vùng TDMNBB thì tỉnh Thái Nguyên cũng có một số tài nguyên du lịch đặc trưng mà không phải tỉnh nào trong khu vực cũng có được. Các yếu tố này đã tạo nên một nét rất riêng trong phát triển du lịch của Thái Nguyên so với các tỉnh còn lại trong khu vực.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi khách quan lẫn chủ quan thì du lịch thì việc tổ chức khai thác phát triển du lịch ở Thái Nguyên cũng còn một ít khó khăn. Nhiều tài nguyên vẫn đang còn nằm trong dạng tiềm năng chưa được khai thác hết. Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch, nên sản phẩm du lịch sinh thái nhìn chung còn đơn điệu, trùng lặp giữa các khu du lịch, dễ gây nhàm chán cho khách và khó có thể cạnh tranh được với các tỉnh lân cận. Trình độ chuyên môn, quản lý của một số cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ hướng dẫn viên được đào tạo nghiệp vụ về du lịch thật sự còn yếu và thiếu về chuyên môn, do đó chưa đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch cũng như nhịp độ phát triển của ngành.

Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã và đang thu hút nhiều khách du lịch nội địa cũng như khách du lịch quốc tế dựa trên các tài nguyên du lịch đặc trưng. Với sự phát triển đó, Thái Nguyên xứng đáng là một thành phố du lịch Bắc Bộ, là trung tâm du lịch của vùng TDMNBB, giữ vai trò trung chuyển khách từ các tỉnh, thành đến đồng bằng sông Hồng.

Tóm lại, du lịch Thái Nguyên có nhiều tiềm năng cần đầu tư và phát triển, để thực hiện được điều này cần có sự kết hợp nhiều biện pháp từ các sở, ban, ngành, cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương. Trong đó, đặc biệt lưu ý đảm bảo sự phát triển bền vững không chỉ cho du lịch mà cả sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo mối quan hệ giữa phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, nếu thực hiện tốt những điều này thì du lịch sẽ là một nguồn thu lớn cho tỉnh, đồng thời còn là nét đặc trưng của tỉnh trong thời kỳ phát triển và hội nhập.

91 2. Kiến nghị

Đối với Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Mặc dù tỉnh đã xác định việc phát triển du lịch là được ưu tiên trong chiến lược phát triển KTXH của tỉnh trong những năm tới nhưng cần có những chính sách cụ thể hơn để các cơ quan ban ngành của tỉnh phối hợp trong việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh. Cần có những chính sách thu hút đầu tư du lịch nhiều hơn nữa để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

Đối với Sở Văn hóa - Du lịch tỉnh Thái Nguyên: Nên tiến hành khảo sát toàn diện các điểm du lịch, tài nguyên du lịch trong toàn tỉnh để có những thông tin chính xác về nguồn tài nguyên, từ đó tổ chức đánh giá và hoạch định những chính sách phát triển du lịch của tỉnh. Đây là cơ sở để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào các khu, điểm du lịch được quy hoạch phát triển.

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức khảo sát và đưa ra những tiêu chí về môi trường tại các địa điểm phát triển du lịch. Từ đó đưa ra các yêu cầu cơ bản nhất định trong việc quy hoạch, tổ chức khai thác tại các điểm du lịch nhằm đạt đến mục tiêu phát triển bền vững tại các điểm du lịch này.

Đối với Sở Giao thông vận tải của tỉnh: cần có kế hoạch để nâng cấp các tỉnh lộ đến các điểm du lịch của tỉnh, đặc biệt là các quốc lộ như: quốc lộ 3 mới, cũ, cao tốc Thái Nguyên – Bắc Cạn, quốc lộ 1 B…

Đối với các công ty du lịch tỉnh Thái Nguyên: Cần nghiên cứu tổ chức các tour, tuyến du lịch nhằm vào các thế mạnh riêng của tỉnh. Ví dụ tại các vùng đồi núi nên có các hình thức du lịch leo núi, khám phá thiên nhiên, xây dựng cáp treo,... Còn tại các vùng sông núi như Hồ Núi Cốc nên tổ chức nhiều hơn các tour du lịch bằng thuyền, tàu du lịch. Đặc biệt cần có kế hoạch để đánh giá hết tiềm năng du lịch vào mùa du lịch phát triển các hình thức du lịch nhằm tận dụng lợi thế không phải ở tỉnh nào cũng có.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)