Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành chè
Theo phương pháp này, các tác giả nghiên cứu chuỗi cung ứng ngành chè, từ đó đề xuất giải pháp gia tăng chuỗi giá trị ngành chè. Điển hình trong phương pháp tiếp cận này là Sheikh Mohammed Rafiul Huquem (2014), trong nghiên cứu của mình về chuỗi giá trị ngành chè ở các nước đang phát triển và các vấn đề liên quan, từ đó đưa ra các giải pháp trong bối cảnh kinh tế và điều kiện kinh doanh của các nước phát triển. Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến ngành chè ở các nước đang phát triển và đưa ra các giải pháp phát triển CGT ngành chè. Ngoài ra, nghiên cứu còn tập trung vào việc tiếp cận lĩnh vực chi phí - một trong các biện pháp của quản trị chi phí với việc lựa chọn 2 nước có mức độ phát triển kinh tế đối lập nhau để tập trung nghiên cứu, là Bangladesh - đại diện cho các nước đang phát triển và Nhật Bản - đại diện cho các nước phát triển. Hàng hóa nông sản ở các nước đang phát triển (Bangladesh) đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn về giá cả, sự hạn chế về quản trị đất trồng, hiệu quả của việc thu hoạch, và chi phí sản xuất cao đã hạn chế sự tăng trưởng của của ngành chè. Việc giữ các vườn chè cũ và không trồng mới sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lá chè.
Điều này làm tăng chi phí trong chuỗi giá trị và giảm giá chè ở các sàn đấu
giá. Tác giả cũng lấy mô hình trồng chè ở Nhật Bản làm giải pháp hình mẫu để minh chứng cho hiệu quả của việc quản lý đất trồng chè, nâng cao năng suất, cải thiện khả năng sản xuất và nâng cao chất lượng thành phẩm chè, củng cố vị trí trên thị trường chè thế giới [67].
Tác giả, Nguyễn Hữu Thọ, Bùi Thị Minh Hà (2013) trong “Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: chi phí và lợi nhuận giữa các tác nhân” đã phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm chè, từ đó đề xuất những giải pháp quản trị chuỗi cung ứng và gia tăng giá trị từ sản phẩm chè, đặc biệt là các tác giả đã d ng phương pháp chi phí và lợi nhuận để minh họa cho giá trị của các khâu trong chuỗi cung ứng [24]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sản phẩm chè Thái Nguyên rất đa dạng về mặt chuỗi giá trị. Tại tỉnh Thái Nguyên tồn tại ít nhất ba nhóm nông dân trong 3 chuỗi giá trị: Nông dân nông trường, nông dân tự do và nông dân hợp tác xã (HTX). Tương tự như vậy các dòng sản phẩm của ba nhóm nông dân này cũng đi theo các thị trường khác nhau. Phân tích cụ thể chuỗi giá trị thấy, tổng lợi nhuận của mỗi chuỗi phụ thuộc vào hai yếu tố chính: (1) sản phẩm của chuỗi, và (2) Độ dài của chuỗi - sản phẩm tiếp cận được tới người tiêu dùng cuối cùng. Chính vì vậy, để phát triển CGT chè Thái Nguyên, cần đẩy mạnh liên kết dọc (liên kết giữa các bên liên quan trong chuỗi - người sản xuất với người chế biến và liên kết ngang (liên kết giữa những nông dân với nhau) trong chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài ra, cũng cần lựa chọn được những công ty đóng vai trò là tác nhân chính trong mỗi chuỗi giá trị. Tăng cường quản lý chất lượng trong bối cảnh hội nhập thông qua việc áp dụng quy trình quản lý nông nghiệp tốt cho chè (Global GAP, Asian GAP, Việt GAP...).
Tác giả Ngô Thị Hương Giang (2010) trong nghiên cứu với đề tài
“Chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên - những tồn tại và khuyến nghị”
đã phân tích chuỗi cung ứng chè Thái Nguyên, chỉ ra những tồn tại và đề xuất
những giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên thông qua việc đề cao vài trò của các hiệp hội, của Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh Thái Nguyên trong việc tham gia vào chuỗi giá trị chè từ đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên [5].
Cho tới nay, việc sử dụng phương pháp chuỗi trong phân tích CGT ngành chè chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành chè ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Với bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng giữa các quốc gia như hiện nay, đòi hỏi việc phân tích CGT ngành chè không chỉ đơn thuần là các khâu trong chuỗi cung ứng trong một v ng, địa phương mà hướng tới phải phân tích CGT gắn với sự chuyên môn hóa quốc tế đối với sản phẩm chè.
1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành chè tiếp cận theo phương pháp lợi thế cạnh tranh
Theo quan điểm lợi thế cạnh tranh, tác giả Ariyawardana (2003) thực hiện nghiên cứu các nhà sản xuất chè ở Srilanka, kiểm tra các lợi thế cạnh tranh mà liên quan đến năng suất của người trồng chè [36]. Nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trồng chè và từ đó ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm chè là các nhân tố thuộc về quản trị hoạt động của người trồng chè, từ đó đề xuất những giải pháp về quản trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho nghười trồng chè ở Srilanka.
Ngoài ra, Báo cáo của Agrifood consulting international (2013) đã chỉ ra rằng, chuỗi giá trị chè của Việt Nam có 2 kênh chính, kênh thứ nhất là người trồng chè (nhà nông) và các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu liên kết với nhau. Trong trường hợp này người trồng chè phải cung cấp chè cho nhà máy, các nhà máy sản xuất chè (công ty của Nhà nước hoặc tư nhân) cung cấp tín dụng, các hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Kênh thứ hai là nhà trồng chè tự chế biến và xuất ra thị trường, mà không có sự gắn kết với công ty nào
trong chuỗi. Báo cáo chỉ ra rằng, một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chè, đó là củng cố mối quan hệ trong chuỗi nhằm nâng cao chất lượng, bao gồm việc tư nhân hóa, kêu gọi đầu tư nước ngoài, hợp tác trong chuỗi và đa dạng hóa thị trường. Các biện pháp nâng cấp chuỗi là việc tập trung Marketing và tìm đối tác nước ngoài [35]. Martin Odoch (2008) đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng lá chè tại nước cộng hòa Uganda nhằm cung ứng cho CGT thương mại trong đó khẳng định vai trò của các nhà trung gian sản xuất chè, nhấn mạnh chiến lược Marketing của doanh nghiệp [81].
Charles Kirimi Mbui (2016) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của quản trị chiến lược đến nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu tại Kenya [40]. Nghiên cứu đã đo lường mối quan hệ giữa các biến (phát triển thị trường/xúc tiến thương mại, thiết lập quan hệ đối tác bạn hàng, đa dạng hóa sản phẩm, quản trị chi phí và cải tiến công nghệ) tới nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu. Các sản phẩm có thương hiệu thì có giá trị cao hơn nhiều so với các sản phẩm chè dời và điều này tạo lợi nhuận cho các doanh nghiệp, tạo việc làm cho nền kinh tế. Theo kết quả nghiên cứu thì tại Kenya, thì việc càng chú trọng vào xúc tiến thương hiệu thì GTGT đạt được càng cao, đặc biệt là quảng cáo sản phẩm qua tivi và đài có ảnh hưởng lớn nhất trong các hoạt động xúc tiến thương mại.
Việc thiết lập quan hệ đối tác của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè còn chưa được quan tâm thích đáng. Chính vì vậy, các giải pháp được đề xuất bởi tác giả chủ yếu hướng tới hai khía cạnh này. Nghiên cứu của Tsalwa S. Grace and Theuri Fridah (2016) về các nhân tố ảnh hưởng đến GTGT chè trong chuỗi giá trị chè tại Kenya, bao gồm: cầu và loại thị trường, chính sách của chính phủ, quyết định chiến lược, kỹ năng lao động [72].
Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu của các tác giả tiếp cận CGT theo phương pháp này nhưng được lồng ghép với phương pháp CGT toàn cầu để có thể đưa ra được giải pháp tổng hợp thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị chè.
1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành chè theo phương pháp giá trị toàn cầu
Hiện nay, các nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu đối với sản phẩm chè được các tác giả thực hiện tương đối nhiều với mục đích nghiên cứu rất đa dạng. Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất cho rằng, chuỗi giá trị chè thường có 4 khâu: (1) trồng chè (sản xuất): thường liên quan đến người nông dân tự trồng chè, trồng chè gia công cho doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè. Mỗi chủ thể khác nhau trong khâu trồng chè sẽ có những hành vi khác nhau khi tham gia vào CGT chè; (2) chế biến chè:
Thường liên quan tới hộ gia đình hoặc doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi từ chè tươi thành các loại chè thương phẩm phục vụ nhu cầu của thị trường; (3) thương mại chè (bán buôn, bán lẻ nội địa hoặc xuất khẩu): Chủ yếu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp thực hiện hoạt động thương mại hoặc hộ gia đình tự tìm nguồn cầu chè và đáp ứng. Tuy nhiên, mức độ giá trị mà các chủ thể tham gia vào khâu thương mại chè có thể thu được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp cận thị trường và triển khai các hoạt động marketing…; (4) tiêu d ng chè: liên quan đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu chè [12]; [10]; [23]; [48]; [50]; [51].
Mặc dù các tác giả đều thống nhất về quan điểm khi mô tả CGT chè nhưng mục đích của các nghiên cứu được chia thành 3 nhóm như sau:
- Nghiên cứu CGT ngành chè, từ đó đề xuất giải pháp phát triển CGT ngành chè của quốc gia/ khu vực. Trên cơ sở phân tích các yếu tố thuộc CGT ngành chè, tác giả Vũ Văn H ng (2019) đã phân tích CGT chè trên địa bàn Hà Nội và từ đó đề xuất những giải pháp phát triển CGT chè và nâng cao giá trị gia tăng cho người dân trồng chè. Theo tác giả, CGT chè là một chu trình được bắt đầu từ công đoạn cung cấp vật tư đầu vào cho sản xuất, tiếp đến là quá trình sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm chè và các công đoạn chế
biến sâu, chiến lược marketing để lưu thông trên thị trường, đưa sản phẩm chè hàng hóa đến giá trị lớn nhất [10]. Như vậy, CGT chè bao gồm chuỗi giá trị sản xuất chè, chuỗi giá trị chế biến chè, chuỗi giá trị tiêu thụ chè. Tác giả cũng đề xuất những giải pháp về tổ chức sản xuất theo chuỗi, quy hoạch vùng trồng chè, áp dụng công cụ quản lý chất lượng sản phẩm chè và tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Tuy nhiên, các giải pháp do tác giả đề xuất mới chỉ là các phương hướng đặt ra cho ngành chè, khi các giải pháp này được triển khai áp dụng, mỗi chủ thể có thể nhìn nhận và hoạch định các kế hoạch và biện pháp khác nhau mới đảm bảo hiệu quả.
C ng hướng tiếp cận này, tác giả Jodie Keane, Yurendra Basnett (2019) trong nghiên cứu với tên đề tài “Global Value Chains and Least Developed Countries in Asia: Cost and Capability Considerations in Cambodia and Nepal” đã mô tả CGT chè ở Nepal, qua đó đề cập đến những đóng góp của quốc gia này trong chuỗi giá trị ngành hàng chè thế giới, đặc biệt là ở khâu sản xuất và trồng chè và đề cập tới việc sơ đồ hóa ngành hàng chè tại đây với các khâu từ chọn chè, hái lượm, rang xay, đóng gói, xuất khẩu… và đưa ra giải pháp cho việc phát triển chuỗi giá trị ngành hàng chè thế giới [51].
- Nghiên cứu CGT ngành chè, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của quốc gia.
Với mục tiêu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành chè Việt Nam, tác giả Tô Linh Hương trong luận án tiến sĩ của mình đã thực hiện phân tích CGT ngành chè Việt Nam, đặc biệt là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vị trí của ngành chè Việt Nam trong CGT toàn cầu, dự báo xu hướng phát triển CGT chè toàn cầu, những cơ hội và thách thức của ngành chè Việt Nam khi tham gia CGT chè toàn cầu… để từ đó đề xuất những chính sách và giải pháp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu [12]. Tác giả cũng cho rằng, trong ngắn hạn,
ngành chè Việt Nam nên tham gia CGT chè toàn cầu theo chiều ngang, tuy nhiên, trong dài hạn, việc tham gia CGT chè toàn cầu theo chiều dọc là điều cần thiết nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm chè. Tác giả cũng đã đề xuất giải pháp đối với Nhà nước về quy hoạch và quản lý sản xuất chè ở Việt Nam, về hỗ trợ hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp đối với Hiệp hội chè Việt Nam và với doanh nghiệp chè Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu chè. Tuy nhiên, do tiếp cận từ nhiều góc độ chủ thể thực hiện dẫn đến những giải pháp chỉ có thể mang tính định hướng chung chung, chưa thực sự gắn với thực trạng ngành chè Việt Nam và những định hướng chính sách của ngành chè Việt Nam trong thời gian tới vũng như xu hướng phát triển CGT chè toàn cầu trong tương lai.
- Nghiên cứu CGT ngành chè, từ đó đề xuất chiến lược thúc đẩy CGT ngành chè của quốc gia/khu vực.
Với mục tiêu hoạch định chiến lược phát triển ngành chè nói cung và phát triển CGT chè Việt Nam nói riêng, tác giả Nguyễn Trung Đông (2012) trong luận án tiến sĩ của mình với đề tài nghiên cứu “Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thế giới cho sản phẩm chè của Việt Nam đến năm 2020” của đã nghiên cứu ngành chè dưới góc độ cạnh tranh xuất khẩu và đưa ra chiến lược thâm nhập vào thị trường thế giới cho các sản phẩm chè Việt Nam. Nghiên cứu này đã tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam, đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè ở Việt Nam, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng chè khi Việt Nam trở thành một thành viên (MTV) của WTO và đề xuất những giải pháp chiến lược thâm nhập thị trường chè thế giới [4].
- Tác giả Nguyễn Thị Thu Nga (2006) trong đề tài “Phát triển ngành hàng chè Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” đã phân tích, đánh giá tổng quan thực trạng hoạt động của ngành hàng chè, từ đó đề xuất
những giải pháp phát triển ngành hàng chè tốt hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế [18]. Trong nghiên cứu “Sustainable Supply Chain Management - Using the Sri Lankan Tea Industry as a Pilot Study” của Jayaratne, P., Styger, L. and Perera, N., (2011), các tác giả đã đề cập tới việc đưa khái niệm bền vững vào chuỗi cung ứng ngành hàng nông sản đặc biệt là với ngành hàng chè tại Sri Lanka [50]. Qua đó, nghiên cứu đã phân tích những yếu tố đóng góp vào sự cân bằng bên trong và bên ngoài cho ngành hàng chè trong dài hạn nhằm đem lại tính bền vững cho ngành như: sự không chắc chắn và rủi ro, luật lệ và điều tiết chính phủ, đổi mới và kiến thức, các chiến lược, mối quan hệ và sự hợp tác, cơ sở vật chất và dịch vụ, sự công bằng trong thương mại… và những biện pháp sơ bộ để đáp ứng tốt những mục tiêu đó.