Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CHÈ
2.1. Khái niệm chuỗi giá trị và chuỗi giá trị ngành chè
.1.1. Đặc điểm của ngành chè
Chè là thức uống được d ng từ 4700 năm trước đây với chủng loại sản phẩm chè vô c ng đa dạng và phục vụ cho tất các các nhóm người tiêu d ng có nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Hữu Thọ, Bùi Thị Minh Hà (2013) đã chỉ ra rằng, ngành chè càng tạo ra những sản phẩm có giá trị vượt trội về hình thức và chất lượng, giá trị của sản phẩm chè càng lớn [24]. Chính vì vậy, trồng chè và khâu chế biến chè đóng vai trò quan trọng quyết định lên giá trị của sản phẩm chè.
Đặc điểm về quy trình sản xuất
Chè là một sản phẩm rất đặc th trong sản xuất, khác hẳn với những sản phẩm công nghiệp khác, vì để tạo ra được một sản phẩm chè cuối c ng cho xuất khẩu như chè xanh, chè đen, chè túi lọc, chè Long... thì quá trình sản xuất chè phải trải qua những công đoạn có tính chất hoàn toàn khác nhau, từ trồng và chăm sóc cây chè nguyên liệu, chế biến chè và tiêu thụ chè. Ba khâu này có quan hệ nhân quả, hợp thành một hệ thống hữu cơ, hoàn chỉnh, tác động lẫn nhau để tạo ra những sản phẩm chè được cung cấp đến tay người tiêu dùng.
Trồng và chăm sóc cây chè nguyên liệu, là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng nhất trong việc phát triển chuỗi giá trị ngành chè. Để khâu này đạt hiệu quả cao thì phải chọn giống chè tốt, ph hợp và áp dụng đúng kỹ thuật trồng. Giống chè tốt là giống chè có khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng cao, thích ứng mạnh với điều kiện đất trồng của địa phương. Ngoài ra, trong quá trình trồng chè, người trồng chè cần phải tuân thủ đúng quy trình
trồng và chăm sóc đối với mỗi chủng loại chè được quy định cho từng v ng, từng địa phương.
Chế biến chè, là khâu thứ hai trong chuỗi giá trị ngành chè, có vai trò quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến giá trị cốt lõi của sản phẩm chè đó là hương và vị. Mục đích của chế biến chè là duy trì và phát huy chất lượng vốn có của lá chè, hạn chế tối đa sự tiêu hao, chính vì vậy, hiệu quả quả khâu chế biến chè chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng chè nguyên liệu và công nghệ chế biến. Mặt khác, chè nguyên liệu là một loại sản phẩm khó bảo quản và có yêu cầu khắt khe đối về bảo quản để đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa các tác nhân thực hiện 2 khâu này và đặc biệt là sự kết hợp trong sản xuất của hai nhóm tác nhân này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao giá trị sản phẩm của ngành chè.
Tiêu thụ chè, là khâu cuối c ng trong chuỗi giá trị chè, trong đó, thị trường tiêu thụ chè có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của ngành chè. Các tác nhân thực hiện khâu này có vai trò như cầu nối giữa thị trường và các tác nhân thực hiện khâu chế biến chè. Sự kết hợp về thông tin liên quan đến nhu cầu thị trường, xu hướng biến động về thị hiếu, thiết kế các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường sẽ giúp cho giá trị của sản phẩm chè tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể làm tốt nếu có sự kết hợp giữa các tác nhân chế biến chè và tiêu thụ chè. Ngoài ra, vai trò của các hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước với sự hỗ trợ và tạo cơ chế thuận lợi về cung cấp thông tin, tạo môi trường kinh doanh cho các tác nhân cũng hết sức quan trọng.
Đặc điểm về sản phẩm chè
Chè là một loại cây trồng nông nghiệp, mang tính chất m a vụ với thời gian sinh trưởng theo m a và thường được thu hoạch vào m a hè, chính vì vậy khối lượng sản phẩm chè trong năm được sản xuất ra thường có tính chất không ổn định theo thời gian. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm chè phụ thuộc chặt chẽ vào chất lượng đất, quy trình chăm sóc và đặc điểm thời tiết trong
thời gian chè phát triển và được thu hoạch [12]. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản của ngành chè đòi hỏi để phát triển chuỗi giá trị chè, cần phải có chiến lược và chính sách phát triển ngành chè về khu vực trồng chè, về kỹ thuật chăm sóc, bảo quản và công nghệ chế biến chè.
Nếu tiếp cận từ công dụng cho thấy, sản phẩm của ngành chè vô c ng đa dạng và có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau về thị hiếu, từ vô c ng đơn giản đến rất cao cấp với đòi hỏi cao về hương, vị, mức độ an toàn và bao bì... Chính vì vậy, để phát triển CGT ngành chè cần có sự liên kết giữa các tác nhân để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu để sản xuất thành những chủng loại sản phẩm khác nhau. Hơn nữa, trong tương lại cần tăng cường đầu tư, nghiên cứu nhằm tìm ra những giá trị có thể đáp ứng các loại nhu cầu khác của người tiêu d ng trong ngành công nghiệp thực phẩm hoặc mỹ phẩm...
Đặc điểm về đầu tư
Đầu tư phát triển trong ngành chè thường có thời gian thu hồi vốn đầu tư dài, bởi chè là loại cây có chu trình sinh trưởng khá lâu, nên chu kỳ hoạt động kinh tế kéo dài. Thông thường đầu tư cho chè phải trải qua các giai đoạn phát triển sinh học, nên từ khi trồng đến khi bắt đầu được thu hái phải mất thời gian 3 năm, và thời gian kinh doanh có thể từ 30 đến 50 năm. Vốn đầu tư phải phân bổ trong khoảng thời gian kéo dài và theo thời vụ của cây chè. Hơn nữa, hiệu quả thu hoạch cây chè trong những năm đầu kinh doanh là rất thấp, hiệu quả chỉ được tăng dần trong thời gian sau. Vì vậy, thời gian để hoàn đủ vốn đầu tư xây dựng cơ bản là khá lâu.
Ngoài ra, đầu tư phát triển ngành chè thường được diễn ra trong một địa bàn không gian rộng lớn, trên các v ng đồi trung du, miền núi với đòi hỏi phải có hệ thống hạ tầng cơ sở tối thiểu như các viện nghiên cứu, các trung tâm khảo nghiệm, hệ thông thuỷ lợi, mạng lưới giao thông, hệ thống điện
tương thích, các phương tiện thiết bị ph hợp... Bởi, với đặc điểm của ngành chè, khu vực chế thương được xây dựng xa v ng nguyên liệu, gây tốn kém về chuyên chở và làm giảm chất lượng chè thành phẩm; vì chè búp tươi hái về phải chế biến ngay, nếu chậm sẽ làm giảm mạnh chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Do đó, hoạt động đầu tư trong ngành chè đòi hỏi nhà quản lý phải nghiên cứu thận trọng, đảm bảo tính ph hợp, có hệ thống và liên hoàn giữa v ng sản xuất chè nguyên liệu với khu vực chế biến chè thành phẩm.
Ngoài ra, phần lới các vườn chè được giao cho các hộ gia đình quản lý chăm sóc và trong quá trình chăm sóc đòi hỏi vốn đầu tư lớn so với khả năng tài chính của hộ gia đình, vì thế cần có cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư vốn, vật tư kỹ thuật cho người trồng và chăm sóc chè.
Đặc điểm về nguồn nhân lực
Ngành chè là ngành sử dụng đa dạng các loại lao động từ lao động thủ phục vụ hoạt động trồng và chăm sóc, chề biến chè đến lao động có chất lượng cao phục vụ hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm chè, phát triển thị trường tiêu thụ và quản lý kênh phân phối…
Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật trong khâu trồng và chăm sóc cây chè lại có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm chè cung cấp cho người tiêu d ng. Chính vì vậy, hoạt động chuyển giao kỹ thuật, hoạt động đào tạo, tuyên truyền, phổ biến các chính sách phát triển ngành chè, về nhiệm vụ của người trồng chè trong việc phát triển thương hiệu… có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển CGT ngành chè.
2.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị và các yếu tố cấu thành chuỗi giá trị ngành chè
2.1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị
Khái niệm về chuỗi giá trị (Value Chain) lần đầu tiên được đưa ra bởi Michael Porter vào nằm 1985, trong cuốn sách nổi tiếng của ông
“Competitive Advantage”, ông cho rằng công cụ quan trọng của doanh nghiệp
để tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng chính là chuỗi giá trị. Về thực chất, đây là một tập hợp các hoạt động nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của doanh nghiệp. Chuỗi giá trị bao gồm 9 hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị cho khách hàng, trong đó, chia ra 5 hoạt động chính (cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing - bán hàng và dịch vụ) và 4 hoạt động hỗ trợ (quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ và hoạt động thu mua). Tiếp đó, Kaplinsky và Morris (2006) mở rộng khái niệm và cho rằng: chuỗi giá trị là nói đến một loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là ý tưởng, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và loại bỏ sau khi đã sử dụng.
2.1.2.2. Khái niệm chuỗi giá trị ngành chè
Chuỗi giá trị ngành chè được phát triển trên cơ sở kế thừa khái niệm về CGT của các tác giả Michael Porter (1985) và CGT toàn cầu của Kaplinsky.
Theo Kaplinsky (2000):
Chuỗi giá trị nói đến một loạt các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vất bỏ sau khi đã sử dụng. Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị lợi nhuận trong chuỗi [65].
Như vậy, chuỗi giá trị có thể hiểu là một loạt các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện khi tạo ra một sản phẩm từ khi những ý tưởng, những khái niệm còn manh nha, cho tới khi sản phẩm đó được hoàn thiện, được đưa tới tay người tiêu dùng cuối cùng và những dịch vụ chăm sóc khách hàng có liên quan tới sản phẩm đó.
Theo quan điểm của M. Porter (1985): công cụ quan trọng của doanh nghiệp để tạo giá trị lớn hơn dành cho khách hàng chính là chuỗi giá trị [61].
Về thực chất, đây là tập hợp các hoạt động nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm doanh nghiệp. Chuỗi giá trị bao gồm 9 hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị dành cho khách hàng, trong đó chia ra 5 hoạt động chính (cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing - bán hàng và dịch vụ) và 4 hoạt động bổ trợ (quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ và hoạt động thu mua). Như vậy, chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến đến bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
Áp dụng lí thuyết chuỗi giá trị vào ngành hàng chè, có thể hiểu chuỗi giá trị ngành chè là tập hợp các hoạt động trồng, chăm sóc, chế biến và tiêu thụ chè tới tay người tiêu dùng.
Như vậy, về không gian, CGT chè không bị giới hạn bởi một vùng, một quốc gia mà có thể phát triển trên toàn cầu, nếu ở đó có những người tiêu dùng với nhu cầu về sản phẩm chè. Không gian thực hiện CGT ngành chè càng hẹp, giá trị của sản phẩm chè càng thấp và ngược lại, không gian thực hiện CGT ngành chè càng rộng, giá trị của sản phẩm chè càng cao. Chính vì vậy, việc phát triển CGT ngành chè mang tính toàn cầu đang là mục tiêu của ngành chè của các quốc gia.
Về nội dung, CGT ngành chè liên quan đến hoạt động của tất cả các khâu trong CGT nhằm mang lại giá trị cao nhất cho sản phẩm chè, hay nói cách khác, các hoạt động này cần được thực hiện với mục tiêu đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng với chi phí là thấp nhất. Trong CGT, hoạt động của mỗi khâu đều quan trọng và có vai trò riêng trong việc đóng góp vào giá trị sản phẩm chè cũng như đem lại cho sản phẩm chè giá trị cao nhất có thể. Bên cạnh đó, do mang tính chất “chuỗi”, sản phẩm đầu ra của khâu này trong CGT là yếu tố đầu vào của khâu tiếp theo và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản
phẩm đầu ra của khâu đó, vì vậy, hoạt động liên kết giữa các khâu trong CGT ngành chè cũng được đánh giá là đặc biệt quan trọng quyết định đến khả năng phát triển CGT ngành chè.
Về các tác nhân tham gia CGT ngành chè: CGT ngành chè được thực hiện bởi hai nhóm tác nhân: (1) nhóm tác nhân trực tiếp: người trồng chè, người chế biến, người tiêu thụ chè. Quan hệ của các tác nhân này dựa trên dòng thông tin, dòng hàng hoá (dịch vụ) và dòng tiền trên chuỗi; (2) nhóm tác nhân gián tiếp: hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức tài chính và các tổ chức trung gian khác. Các tác nhân này sẽ tham gia vào chuỗi thông qua hoạt động về hệ thống cung ứng, marketing, thể chế, chính sách, nghiên cứu, tài chính, nguồn nhân lực... Chuỗi giá trị ngành chè có thể được mô tả trong Hình 2.1.
2.1.2.3. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành chè
Trong chuỗi giá trị chè, các bên tham gia chính là các tác nhân hoạt động trên mọi cấp độ của chuỗi, bao gồm những người trồng chè, người thu gom, các cơ sở chế biến, người phân phối, tiêu thụ, và đại diện của các tác nhân hỗ trợ,… những người đóng vai trò thúc đẩy chuỗi.
Hình 2.1: Chuỗi giá trị ngành chè Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trồng chè
Chế
biến Bán lẻ Tiêu
dùng
Xuất khẩu
Bán lẻ Bán
buôn
Quá trình vận hành của chuỗi giá trị chè từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng bao gồm một tập hợp liên tiếp các hoạt động kinh tế của các tác nhân, mà ở từng khâu, mỗi tác nhân lại tạo ra giá trị và những sản phẩm khác nhau và sản phẩm cuối c ng đến tay người tiêu dùng là sự hợp thành của tất cả những hoạt động kinh tế đó. Như vậy, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình. Trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản phẩm cuối cùng của chuỗi mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra của quá trình sản xuất của từng tác nhân. Mỗi tác nhân có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng của nó trong chuỗi.
Một tác nhân có thể có một vài chức năng. Các tác nhân đứng sau thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng kề nó hay sản phẩm của các tác nhân trước là chi phí trung gian của các tác nhân kề sau nó. Và giá trị hàng hóa của các tác nhân kế tiếp ngày càng tăng. Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối c ng trước khi đến tay người tiêu dùng mới là sản phẩm cuối cùng của chuỗi và khi đó chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng khâu kết thúc.
Nói chung các tác nhân có thể tham gia vào khâu đầu cũng như khâu cuối cùng của chuỗi, nghĩa là có thể tham gia cả vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển sản phẩm, sản xuất ra sản phẩm, cung cấp một số bộ phận nào đó của sản phẩm và tham gia phân phối và tiêu thụ.
Tùy theo trình độ phát triển của mỗi nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, tính chất của sản phẩm (có thể tiêu dùng ngay hay phải qua chế biến), vị trí của người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường (trong vùng hay ngoài vùng, trong nước hay ngoài nước) mà số lượng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm đó có khác nhau.
Trong chuỗi giá trị chè, sự tham gia trực tiếp vào chuỗi có thể ở công đoạn sản xuất, hoặc công đoạn chế biến. Quá trình tạo ra giá trị gia tăng ở hai công đoạn này rất khác nhau. Sản phẩm mỗi một lần trải qua một công đoạn