Định hướng nghiên cứu và mô hình nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh nghệ an (Trang 39 - 44)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

1.3. Định hướng nghiên cứu và mô hình nghiên cứu của luận án

Các công trình nghiên cứu về CGT ngành nông nghiệp nói chung và CGT ngành chè nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, qua tổng quan, phân tích các công trình nghiên cứu, có thể đưa ra các nhận xét sau:

- Về phương pháp tiếp cận: Các nghiên cứu về CGT ngành nông nghiệp nói chung và CGT ngành chè nói riêng đã được nghiên cứu cả về phương diện lý luận và thực tiễn theo 3 phương pháp: phương pháp chuỗi, phương pháp lợi thế cạnh tranh của Michael Porter và phương pháp CGT toàn cầu. Các phương pháp tiếp cận này được đánh giá là hợp lý và phù hợp mới các mục tiêu nghiên cứu khác nhau của các tác giả và những giải pháp được các tác giả đề xuất đã đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Với mục tiêu đề xuất những giải pháp phát triển CGT chè tỉnh Nghệ An đề tài sẽ lựa chọn phương pháp tiếp cận CGT toàn cầu kết hợp phương pháp

lợi thế cạnh tranh của Michael Porter để xây dựng khung lý thuyết về CGT chè làm cơ sở phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp.

- Về quan điểm nghiên cứu: Cá nghiên cứu về CGT ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng chủ yếu được thực hiện trên quan điểm doanh nghiệp hoặc trung lập, từ kết quả nghiên cứu, đề xuất những giải pháp đối với các đối tượng liên quan nhằm làm tài liệu tham khảo mang tính định hướng cho các đối tượng đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp với điều kiện thực tiễn của mình. Tuy nhiên, việc không các định rõ chủ thể nghiên cứu, các kết quả phân tích và việc xây dựng mô hình nghiên cứu không thể hiện được hết các khía cạnh cần phân tích và giải quyết, dẫn đến các giải pháp chủ yếu được đề xuất mang tính định hướng và chưa mang tính hệ thống và khả thi cao. Mặt khác, chưa có một nghiên cứu nào xuất phát từ chủ thể nghiên cứu là cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh với mục tiêu đề xuất giải pháp cho cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh trong việc phát triển chuỗi giá trị ngành chè nhằm sử dụng tốt nhất nguồn lực có lợi thế của tỉnh. Vì vậy, để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu này, cần lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp và trong quá trình xây dựng mô hình nghiên cứu, ngoài các yếu tố cấu thành CGT ngành chè, cần nghiên cứu là các yếu tố về chính sách và chiến lược phát triển kinh tế chung của tỉnh và chính sách phát triển ngành chè của tỉnh với vai trò là các nhân tố ảnh hưởng đến CGT chè.

- Về nội dung nghiên cứu: Các nội dung nghiên cứu về CGT chè như đưa ra khái niệm, đặc điểm và mô tả CGT chè… đã được các tác giả thực hiện đảm bảo tính phù hợp và đúng đắn. Việc phân tích các yếu nhân tố ảnh hưởng đến CGT chè đã được các tác giả phân tích đối với các nhân tố thuộc bản thân các tác nhân tham gia CGT. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa phân tích được mức độ tác động của các nhân tố về chính sách kinh tế và tạo lập môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp đến CGT chè tại các địa phương hoặc cả quốc gia. Trên thực tế, việc sản xuất và kinh doanh chè tại các địa phương đã được

Chính phủ phê duyệt và thuộc chiến lược phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế trên cả nước nói chung, vì vậy, chính sách kinh tế và môi trường kinh doanh cần được đưa vào mô hình nghiên cứu với tư cách là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của CGT chè tại các địa phương và trên cả nước;

- Về phạm vi nghiên cứu: Các nghiên cứu về CGT chè đã được thực hiện đối với các quốc gia khác nhau và tại Việt Nam, các nghiên cứa cũng đã được thực hiện đối với đối với quốc gia và từng địa phương, chủ yếu tập trung ở Thái nguyên, có mọt công tình nghiên cứu về Hà Nội. Tuy nhiên, Tỉnh nghệ An có đặc điểm kinh tế, chính trị và văn hóa,tập quán khác biệt so với các địa phương khác, vì vậy, cần xây dựng mô hình nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng phù hợp với những đặc điểm và điều kiện kinh doanh của tỉnh. Đây cũng là một trong những lý do cơ bản cho thấy sự cần thiết của việc thực hiện đề tài.

Từ các kết luận trên, định hướng nghiên cứu của đề tài luận án được xác định như sau:

- Làm rõ khái niệm và mô rả CGT chè được tiếp cận từ góc độ CGT toàn cầu kết hợp quan điểm lợi thế cạnh tranh của Michael Porter.

- Xác định và đánh giá định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CGT chè, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của các nhân tố là chính sách kinh tế và tạo lập môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Đề xuất hệ thống giải pháp về chính sách kinh tế và tạo lập môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhằm phát triển CGT chè tỉnh Nghệ An, từ đó góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực.

1.3. . h nh nghi n cứu của luận án

Từ định hướng nghiên cứu đã xác định, mô hình nghiên cứu của đề tài luận án với các nội dung và kết quả dự kiến được mô tả trong Hình 1.5.

Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu của đề tài luận án

Thu thập và phân tích số liệu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng Nghiên cứu lý thuyết về chuỗi giá trị ngành

nông nghiệp và ngành chè

Xác định mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến CGT ngành chè tỉnh Nghệ An

Thu thập và phân tích số liệu về chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An

Khái niệm và mô tả CGT ngành chè

Kết luận về đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến CGT ngành chè tỉnh Nghệ An

Giải pháp phát triển chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An

Nghiên cứu định

tính

Nghiên cứu định

lƣợng

Kết luận về mức độ đóng góp của các khâu trong chuỗi giá trị và mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An

Nội dung Kết quả

Kết luận chương 1

Nghiên cứu chuỗi giá trị và phát triển chuỗi giá trị ngành nông nghiệp là một trong những yêu cầu tất yếu của các nước nông nghiệp và đang phát triển với mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lực của từng địa phương và của quốc gia. Chính vì vậy, CGT và phát triển CGT đã được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận và nghiên cứu từ các khía cạnh khác nhau, tuy nhiên, các tác giả đều thống nhất cho rằng, phát triển CGT ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng sẽ góp phần tận dụng được lợi thế tương đối từ việc sử dụng nguồn lực. Cũng chính từ quan điểm đó, mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một nhóm nguồn lực mang lại lợi thế so sánh tương đối khác nhau, đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể, gắn với đặc trưng của quốc gia đó, khu vực đó để có thể đề xuất được những giải pháp phù hợp nhất.

Chương 1 của Luận án đã thực hiện tổng quan những nghiên cứu liên quan đến CGT, phát triển CGT ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng, từ đó xác định những kết quả nghiên cứu được kế thừa như: khái niệm CGT, các nhân tố ảnh hưởng đến CGT ngành chè theo quan điểm của Michael Porter, phương pháp phân tích CGT theo quan điểm của Kaplinsky and Morris… Bên cạnh đó, chương 1 của luận án cũng xác định được những câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết nhằm tạo lập cơ sở để xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu đề tài luận án ở chương 2.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh nghệ an (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)