CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KSNB ĐỐI THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KSNB ĐỐI
2.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA KSNB ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU THUẾ TNDN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN SA THẦY THU THUẾ TNDN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN SA THẦY
Thực hiện việc khảo sát thực trạng CTKSNB trong công tác quản lý thu thuế TNDN tại chi cục thuế huyện Sa Thầy ở đề tài này nhằm mục đích: Đánh giá tính hữu hiệu, những ƣu điểm cũng nhƣ những mặt tồn tại của KSNB tại CCT huyện Sa Thầy. Đồng thời, nhận dạng và đánh giá các nguyên nhân dẫn đến việc thất thu thuế TNDN. Qua đó, đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB trong việc quản lý thu thuế TNDN tại CCT huyện Sa Thầy nói chung và các hoạt động quản lý thu thuế của ngành thuế nói riêng.
Theo kết quả của bảng câu hỏi khảo sát: Sau khi tiến hành nhập, xử lý số liệu nghiên cứu. Kết quả phân tích việc đánh giá của công chức, viên chức trong nội bộ chi cục thuế huyện Sa Thầy, qua bảng câu hỏi khảo sát về thực trạng hiện nay của công tác kiểm soát nội bộ đƣợc tác giả trình bày chi tiết ở bảng 2.2 sau đây:
Bảng 2.2. Thống kê kết quả câu hỏi khảo sát chung về kiểm soát nội bộ thu thuế TNDN
STT Câu ỏ
ảo sát un
Kết quả trả lờ
Tổn Có Không Không số
trả lờ
1
Nguồn nhân sự cán bộ thuế làm công tác kiểm tra thuế tại CCT huyện Sa Thầy hiện nay có đáp ứng đủ nhu cầu công việc
3 17 0 20
15% 85% 0 100%
2
Việc tuyển dụng nhân sự có mang tính công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng lực và trình độ của người được tuyển dụng
15 5 0 20
75% 25% 0 100%
3
Quy trình quản lý thuế TNDN tại CCT huyện Sa Thầy đã thực hiện theo đúng quy trình
17 3 0 20
85% 15% 0 100%
4
Tỷ lệ thuế thu đƣợc tại CCT huyện Sa Thầy trong những năm gần đây có xu hướng tăng
18 2 0 20
90% 10% 0 100%
5
Tại CCT huyện Sa Thầy việc kiểm tra, giám sát của đội kiểm tra thuế có đƣợc hiện chặt chẽ hay không
5 15 0 20
25% 75% 0 100%
6
Nhân viên Đội Kiểm tra thuế có làm việc độc lập với nhân viên các đội khác không
14 6 0 20
70% 30% 0 100%
STT Câu ỏ ảo sát un
Kết quả trả lờ
Tổn Có Không Không số
trả lờ
7
Chi cục Thuế có tập huấn về thuế TNDN để hướng dẫn doanh nghiệp cách thực hiện đúng với quy định của luật, nghị định, thông tƣ mới ban hành
20 0 0 20
100% 0% 0 100%
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) Từ kết quả khảo sát trên, sau khi thu về 20 bảng câu hỏi khảo sát đều có 100% ý kiến trả lời với 7 tiêu chí. Kết quả khảo sát (xem phụ lục số 2) nhƣ sau:
Tổng số
Tiêu chí 1 “Nguồn nhân sự cán bộ thuế làm công tác thanh, kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện Sa Thầy hiện nay có đáp ứng đủ cho nhu cầu công việc”: Có đa số ý kiến cho rằng CCT huyện Sa Thầy chƣa có đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu công việc. Cụ thể: Trong 20 người trả lời câu hỏi này, có đến 85% đồng ý với ý kiến này, còn lại 15% có ý kiến ngƣợc lại.
Tiêu chí 2 “Việc tuyển dụng nhân sự có mang tính công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng lực và trình độ của người được tuyển dụng”: Có 15/20 người (chiếm 75%) đống ý là công tác tuyển dụng diễn ra công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng lực và trình độ, còn lại 5/20 người (chiếm 25%) là không đồng ý với ý kiến trên.
Tiêu chí 3 “Quy trình quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Sa Thầy đã thực hiện theo đúng quy trình tổng cục thuế đưa ra”: Với tiêu chí này thì có 17/20 người trả lời rằng chi cục thuế huyện Sa Thầy đã thực hiện theo đúng quy trình tổng cục thuế đưa ra (chiếm 85%). Còn lại 3 người không đồng ý
chiếm tỷ lệ 15%.
Tiêu chí 4 “Tỷ lệ thuế thu được tại chi cục thuế huyện Sa Thầy trong những năm gần đây có xu hướng tăng”: Tiêu chí này có tới 18/20 (90%) số người cho rằng tỷ lệ thuế thu được tại CCT huyện Sa Thầy trong những năm gần đây có xu hướng tăng và 02 ý kiến còn lại có ý kiến trái chiều chiếm 10%.
Tiêu chí 5 “Tại chi cục thuế huyện Sa Thầy việc kiểm tra giám sát của đội kiểm tra thuế có được thực hiện chặt chẽ hay không”: Tiêu chí này cũng có đến 15/20 (chiếm 75%) người trả lời rằng việc kiểm tra giám sát của đội kiểm tra thuế chƣa thật sự chặt chẽ.
Còn lại 5 người (chiếm 25%) có ý kiến ngược lại. Đây là một vấn đề hết sức đáng lo ngại và cần quan tâm vì bộ phận làm công tác kiểm tra thuế là bộ phận gắn liền với công tác kiểm soát thuế, chống thất thu thuế theo pháp luật quy định.
Tiêu chí 6 “Nhân viên đội kiểm tra thuế có làm việc độc lập với nhân viên các đội khác không”: Kết quả này có thể thấy đƣợc các đội hoạt động khá độc lập nhau thể hiện qua việc có tới 14/20 người (chiếm 70%) số ý kiến đồng ý với nhận định này, còn lại 6 người không đồng ý với ý kiến này chiếm 30%.
Tiêu chí 7 “Chi cục thuế huyện Sa Thầy có mở các buổi tập huấn để hướng dẫn doanh nghiệp cách thực hiện đúng với quy đinh của luật, nghị định, thông tư mới ban hành”: Nội dung này thì CCT huyện Sa Thầy triển khai thực hiện khá mạnh, sâu rộng . Vì vậy, có đến 20/20 người (chiếm 100%) đều đồng ý với nhận định này.
Nhƣ vậy, với kết quả phân tích trên có thể thấy đƣợc thực trạng hiện nay về công tác kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng của chi cục thuế huyện Sa Thầy. Từ đó, tác giả có cái
nhìn tổng quan hơn về hiệu quả của KSNB và cũng chính những vấn đề này là cơ sở để tác giả có hướng đi đúng và phân tích sâu hơn những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu thuế TNDN tại chi cục thuế huyện Sa Thầy ở phần sau.
Từ kết quả nghiên cứu của dữ liệu sơ cấp và thứ cấp nhƣ đã nêu trên, ta thấy đƣợc tầm quan trọng và tính hữu hiệu của KSNB đối với hoạt động thu thuế TNDN tại CCT huyện Sa Thầy, tuy nhiên vẫn còn một số mặt chƣa làm đƣợc của KSNB đối với hoạt động thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Sa Thầy, tác giả sẽ làm rõ trong phần tiếp theo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành qua những năm gần đây luôn đƣợc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta và sát thực tiễn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luật quản lý thuế và các văn bản thi hành từ khi có hiệu lực đến nay đã tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý thu thuế và chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn đã đạt được kết quả nhất định, tạo môi trường công bằng, cạnh tranh lành mạnh giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển.
Ở chương này, tác giả tập trung đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu thuế TNDN tại chi cục Thuế huyện Sa Thầy trên cơ sở phân tích 05 thành phần cốt lõi của công tác kiểm soát nội bộ đó là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát.
Thông qua việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thực tế tại chi cục thuế huyện Sa Thầy và qua khảo sát của 20 cá nhân là các lãnh đạo chi cục thuế; lãnh đạo các đội thuế và chuyên viên, kiểm soát viên đang công tác bên trong nội tại chi cục thuế huyện Sa Thầy có am hiểu về kiểm soát nội bộ. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp suy diễn và tính toán bằng phương pháp tỷ lệ phần trăm để tiến hành thống kê, đánh giá mức độ của các yếu tố thông qua tỷ trọng các ý kiến trả lời của 20 cá nhân nêu trên. Từ đó, đƣa ra các đề xuất cần thiết từ những mặt đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc, nguyên nhân tồn tại và đây là cơ sở khoa học để tác giả đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu thuế TNDN tại chi cục thuế huyện Sa Thầy ở chương III dưới đây.
CHƯƠNG 3