CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI
3.1. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CỦA KSNB ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU THUẾ TNDN TẠI CHI CỤC
Công tác kiểm soát nội bộ phải được xác lập trên cơ sở một số phương hướng nhất định, nhằm khi tổ chức và xây dựng các văn bản cũng như thực thi nhất quán và hiệu quả. Từ thực trạng về công tác kiểm soát nội bộ ở chi cục thuế huyện Sa Thầy, tác giả đƣa ra một số quan điểm hoàn thiện nhƣ sau:
3.1.1. P ƣơn ƣớng kế thừa
Mục tiêu của ngành thuế nước ta là phải đảm bảo được yêu cầu động viên đóng góp công bằng và hợp lý giữa các tầng lớp dân cƣ, giữa các cơ sở kinh doanh trong và ngoài nhà nước trên cơ sở thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN và thu đƣợc lòng dân đồng thời chống các hành vi gian lận thuế, trốn thuế, và dây dƣa nợ đọng chiếm dụng tiền thuế của NSNN; điều tiết thu nhập cao và quá cao không hợp lý nhằm góp phần thực hiện tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, cân đối thu chi ngân sách, ổn định vật giá, tiền tệ, cân đối tiền hàng; thực hiện kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển theo hướng mang lại lợi ích cho nền kinh tế nước nhà, tích cực góp phần thúc đẩy cải tạo, củng cố và hoàn thiện các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường chống đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép, gian lận thuế, trốn thuế.
3.1.2. P ƣơn ƣớng ứng dụng phù hợp vớ trìn độ quản lý thế giới:
Khi chúng ta ứng dụng một cách đúng đắn chuẩn mực kiểm soát nội bộ INTOSAI vào thực trạng ngành thuế nước ta sẽ giúp chúng ta đạt được một số vấn đề sau đây:
+ Tạo một môi trường hoạt động, làm việc hữu hiệu và hiệu quả: Đạo đức, năng lực công chức, viên chức đƣợc nâng cao, công việc đƣợc phân công đúng người đúng việc.
+Xây dựng đƣợc một công tác kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo công việc đƣợc thực hiện đúng quy trình đặt ra và đạt đƣợc chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả tốt nhất.
+ Xây dựng tốt một hệ thống nhận diện rủi ro, xử lý tốt các tình huống rủi ro xảy ra hay chí ít cũng là ngăn chặn rủi ro xảy ra một cách thấp nhất.
+ Xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông đƣợc bảo mật, nhanh chóng, chính xác và đảm bảo yêu cầu đƣa ra quyết định của nhà lãnh đạo và tránh được sự rườm rà trong các thủ tục hành chính như trước đây, giúp tiết kiệm thời gian cho người nộp thuế và hạn chế rất nhiều việc mất mát thông tin về người nộp thuế thể hiện qua việc lưu trữ chứng từ giấy nhằm giúp cho công chức thuế cấp dưới và người nộp thuế có thể cập nhật một cách kịp thời nhất các thông tin, chính sách mới về thuế.
+ Giám sát hiệu quả nhằm hạn chế những sai sót xảy ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm và ý thức của công chức thuế trong việc xử lý thông tin đồng thời hạn chế những hành vi mang tính tƣ lợi, cá nhân làm ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu của ngành thuế.
3.1.3. P ƣơn ƣớng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm soát
Nhƣ chúng ta đã biết, một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý thu thuế cũng nhƣ chống thất thu thuế TNDN chính là việc quản lý và bảo
mật thông tin của các đối tƣợng tham gia nộp thuế. Thông tin của các đối tƣợng tham gia nộp thuế là một khối lƣợng dữ liệu rất lớn, mang tính lâu dài và thường xuyên biến động. Vì vậy, để có thể theo dõi các thông tin được chính xác và cập nhật kịp thời làm cơ sở để phục vụ công tác chống thất thu thuế TNDN thì cần phải hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với công tác này ngày càng phát triển và mở rộng. Đồng thời, đƣa các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp giúp giảm thiểu về thời gian đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính, các rủi ro do các nguyên nhân về lưu trữ, xử lý thông tin thiếu chính xác như việc nộp bằng giấy trước đây và cũng như bổ trợ hết sức cần thiết cho công tác kiểm soát, rà soát hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế cũng nhƣ phục vụ tốt cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế và chống thất thu NSNN.
Hiện nay, kể từ ngày 01/7/2013 theo quy định tất cả các doanh nghiệp đều phải kê khai, nộp thuế qua đường truyền mạng, tuy bước khởi đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như: Đường truyền mạng còn chậm, số lượng doanh nghiệp khá lớn, các doanh nghiệp đã quen với việc kê khai, nộp hồ sơ khai thuế qua giấy nên khi chuyển sang hình thức kê khai thuế qua đường truyền mạng chắc chắn rằng sẽ gây ra nhiều bỡ ngỡ cho người nộp thuế với hình thức mới này và việc chuyển đổi hình thức khai thuế này cũng phải mất khá nhiều thời gian mới đi vào ổn định.
Tuy nhiên, với những khó khăn nhất định nhƣ đã nêu trên, trong thời gian ban đầu việc chuyển đổi hình thức khai thuế này cũng đã thật sự mang lại một số kết quả nhất định đó là:
Một là: Tạo tiền đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và chống thất thu thuế TNDN của cơ quan thuế:
Khi áp dụng cơ chế kê khai qua mạng bằng đường truyền dữ liệu, chi cục
thuế huyện Sa Thầy sẽ có điều kiện để hướng tới công tác quản lý thu thuế được tổ chức theo hướng ngày càng hiện đại và chuyên môn hóa nghiệp vụ cho từng bộ phận, từng phần hành công việc.
Một khi triển khai thực hiện tốt cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho chi cục thuế huyện Sa Thầy đẩy mạnh công tác tin học và tăng cường hiện đại hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu thuế TNDN cũng nhƣ phục vụ tốt cho công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế TNDN nhằm huy động tối đa nguồn thu cho NSNN.
Hai là: Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính về thuế:
Hàng tháng, chi cục thuế huyện Sa Thầy không phải gửi với số lƣợng rất lớn thông báo thuế cũng nhƣ các loại giấy tờ có liên quan khác nên có thể nói chi cục thuế huyện Sa Thầy tiết kiệm đƣợc chi phí rất lớn về giấy mực, in ấn, cước phí bưu điện,… đem lại một hiệu quả kinh tế không nhỏ.