Điều kiện để thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc quảng bình (Trang 90 - 116)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI

3.2.6 Điều kiện để thực hiện các giải pháp

Để thực hiện các giải pháp trên hiệu quả cần phải có các điều kiện sau:

a Đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần tăng cường hỗ trợ cho hoạt động tín dụng nói chung và KSNB đối với hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng cho các NHTM, trong đó có hệ thống NHNo&PTNT. Đó là:

- Chống sự cạnh tranh không lành mạnh: với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và

chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng nhƣ cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (13 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng đƣợc hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các NHTM, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.

- Tăng cường việc giám sát các ngân hàng thực hiện quy chế về KSNB.

Ngoài những giải pháp mà tác giả đã nêu ở trên thì việc nhận đƣợc sự hỗ trợ tích cực từ cơ quan quản l nhà nước mà đại diện là Ngân hàng nhà nước giúp cho các NHTM tự tăng cường khả năng giám sát và quản lý rủi ro có hiệu quả.

Trong thời gian qua,Ngân hàng nhà nước đã thực hiện các biện pháp nhƣ: thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng để quản lý nợ xấu, cơ cấu sáp nhập những ngân hàng yếu kém… Tuy nhiên nhằm tăng cường việc giám sát các ngân hàng thực hiện quy chế về KSNB, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhƣ sau:

+ Tăng cường tần suất thanh tra đột xuất về công tác tín dụng, tuy nhiên có đổi mới bằng cách lấy việc thanh tra, kiểm tra với mục đích phòng ngừa hơn là thực hiện bắt lỗi các NHTM. Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra, tạo điều kiện phát hiện sớm những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của NHTM cũng nhƣ phát huy vai trò tƣ vấn pháp lý trong các cuộc kiểm tra.

+ Định kỳ tổ chức các buổi trao đổi quốc tế về KSNB để tạo cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm KSNB từ các nước nhằm khắc phục những yếu kém trong KSNB đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

+ Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý rủi ro có tính bắt buộc nhằm tăng khả năng đối phó với rủi ro

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước: để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các NHTM. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các Công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.

b Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng khung pháp l , cơ chế, tổ chức phù hợp nhằm hỗ trợ cho các Ngân hàng thành viên hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Tiếp tục xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực: tăng cường đào tạo, đào tạo lại cán bộ quản lý, viên chức trong hệ thống, nhất là cán bộ tín dụng về kiến thức thị trường, pháp luật và thẩm định dự án cho vay.... Đây là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

- Củng cố và nâng cao hơn nữa vai trò hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro, phát hành đều đặn hàng tháng những thông tin cảnh báo cho các chi nhánh biết để phòng ngừa. Hiện nay đang diễn ra nhiều tổ chức tín dụng cùng đầu tƣ cho một khách hàng (không phải cho vay đồng tài trợ), nhƣng lại thiếu thông tin về khách hàng. Nhƣ vậy tiềm ẩn rủi ro xảy ra rất lớn.

- Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp l đối với cán bộ làm công tác tín dụng, đảm bảo thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm công việc, phân phối thu nhập phải căn cứ vào chất lƣợng công việc nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng quyền hạn để cấp những khoản tín dụng rủi ro đi đôi với công tác kiểm soát cán bộ.

- Bổ sung nhân sự có trình độ chuyên môn về xử lý, thu hồi nợ xấu cho Phòng Tín dụng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nợ xấu. Trên cơ sở nhân sự của bộ phận xử lý nợ xấu, phòng Tín dụng sẽ chủ động hơn trong việc lên kế hoạch, trực tiếp triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu kịp thời, phù hợp.

Ngoài ra, với sự tham gia đồng thời xử lý nợ xấu của Phòng Tín dụng sẽ nâng cao hơn trách nhiệm cũng nhƣ hiệu quả thu hồi nợ của cán bộ tín dụng.

- Đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi cho trung tâm đào tạo thực hiện nghiên cứu, thiết kế nhiều chương trình đào tạo về nghiệp vụ các sản phẩm, dịch vụ hiện hữu và tương lai nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ

Một trong những vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng hiện tại là việc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa thể đáp ứng yêu cầu về báo cáo tài chính (cung cấp báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất), để đảm bảo tất cả các khách hàng đều đƣợc phân loại dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng ,ngân hàng có thể thiết lập một bộ chỉ tiêu dành

riêng cho đối tƣợng khách hàng này. Thay vì đánh giá tài chính dựa trên báo cáo của doanh nghiệp, ngân hàng có thể mặc định đƣa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ một số chỉ tiêu tài chính bình quân của ngành tương ứng với quy mô của doanh nghiệp làm cơ sở đánh giá như vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, khoản phải thu, tỷ suất lợi nhuận doanh thu…, kết hợp với bộ chỉ tiêu định tính sẽ cho ra kết quả xếp hạng tín dụng có mức độ tin cậy cao hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình, tác giả đƣa ra nhận xét về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là thực trạng những hạn chế thiếu sót trong hoạt động kiểm soát nội bộ. Từ thực trạng này kết hợp với cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng, chương 3 đã đƣa ra sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình và các giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình nói riêng.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong các hoạt động kinh doanh của Agribank CN Bắc Quảng Bình, KSNB hoạt động tín dụng KHDN có vị trí đặc biệt quan trọng, đồng thời cũng là công tác khó khăn, phức tạp do tiềm ẩn nhiều rủi ro chƣa thể nhận diện.

Các nội dung trong luận văn: “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Quảng Bình” đã giải quyết đƣợc những yêu cầu đặt ra cụ thể những nội dung sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng KSNB hoạt động tín dụng KHDN tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình theo hướng kiểm soát rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho thấy Ngân hàng đã thành lập tương đối đầy đủ các phòng ban, bộ phận và đƣa ra các quy chế, quy định làm nền tảng pháp lý, hỗ trợ thông tin cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát đối phó với rủi ro.

Thứ hai, tác giả đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại và đƣa ra đƣợc những giải pháp mang tính kịp thời, thiết thực.

Luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Do đặc điểm phức tạp và thường xuyên biến đổi của rủi ro trong hoạt động tín dụng KHDN nên việc kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng KHDN sẽ được các nhà khoa học, người làm chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện phù hợp với từng thời kỳ. Đây là một đề tài lớn, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và những người quan tâm để có thể hoàn thiện hơn ài nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ngân hàng nhà nước Việt Nam ( 2011), thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011. Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[2] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[3] Quốc hội, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

[4] Lê Phương Hồng (2006), “Giải pháp hoàn thiện KSNB, kiểm toán nội bộ tại ngân hàng Công thương Việt Nam” , ĐH Kinh tế TP.HCM.

[5] Nguyễn Thị Lan Hương (2016) “Hoàn thiện công tác KSNB tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam”, Hà Nội.

[6] Trần Thị Mỹ Lợi (2018) “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Đà Nẵng” – Đại học Đà Nẵng.

[7] Đào Mỹ (2012). “ Hoàn thiện công tác cho vay theo dự án tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Phú Yên” – Đại học Đà Nẵng.

[8] Nguyễn Hoài Nam (2006) “ Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại”

[9] Nguyễn Thị Bích Ngọc (2011) “KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng.

[10] Nguyễn Tiền Phong (2009) “Xây dựng hệ thống KSNB tại ngân hàng thương mại Việt Nam”, Học viện ngân hàng.

[11] Phan Thụy Thanh Thảo (2014) “Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương” , Đại học Kinh tế TP.HCM.

[12] Lê Văn Tề (2009), Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thông vận tải

[13] Huỳnh Thị Thanh Tú (2019) “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Ngãi”

[14] Trần Ngọc Vân (2017)“Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) – chi nhánh Đắk Lắk”

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc quảng bình (Trang 90 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)