Thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Phúc

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 54 - 58)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

4.2.3. Thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Phúc

Từ khi xã Trung Phúc thực hiện chương trình xây dựng NTM đến nay cuộc sống người dân trong xã được nâng cao, thu nhập ổn định hơn… để đạt được kết quả trên là nhờ sự góp sức chung tay của cả lãnh đạo, chính quyền và người dân địa phương. Mô hình NTM thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân nơi đây, đặc biệt phát huy được vai trò chủ đạo của người dân, người dân được thể hiện quyền tự chủ của mình, họ tham gia nhiệt tình vào các công việc trong xây dựng NTM. mức độ tự nguyện của người dân khi tham gia chương trình NTM trên địa bàn xã được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.10. Đánh giá mức độ tự nguyện của người dân khi tham gia chương trình NTM

STT Nội dung Số hộ

(n=60)

Tỷ lệ (%)

1 Tự nguyện hoàn toàn 56 93,33

2 Tham gia cũng được, không tham gia cũng được 4 6,67

3 Bắt buộc tham gia 0 0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)

Qua bảng trên ta thấy đa số người dân tự nguyện hoàn toàn tham gia vào xây dựng NTM với 56/60 hộ được điều tra (chiếm 93,33%), qua tuyên truyền, vận động người dân ý thức được rằng: Xây dựng NTM là chương trình lớn

chương trình NTM đều hướng đến cải thiện mọi điều kiện sống cho người dân. Bên cạnh đó có một số hộ dân nghĩ tham gia cũng được, không tham gia cũng được chiếm 6,67% do người dân chưa nhận thức đúng đắn và hiểu rõ về chương trình NTM, tỷ lệ bắt buộc hoặc tham gia bị động theo mọi người là 0% điều đó cho thấy người dân đều hiểu và ý thức được trách nhiệm của mình trong chương trình này, người dân biết được tầm quan trọng và lợi ích mà chương trình này đem lại.

Sự tự nguyện tham gia của người dân vào chương trình NTM có ý nghĩa rất quan trọng, điều này là sự đóng góp to lớn vào sự thành công của chương trình NTM, chính sự tự nguyện đó đã đánh giá được mức độ tham gia của người dân trong chương trình NTM.

Bảng 4.11. Lý do người dân tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới

STT Chỉ tiêu

Thôn Tân Lập Thôn Keo Hin Thôn Nà Luộc SL

(hộ)

Tỷ lệ (%)

SL (hộ)

Tỷ lệ (%)

SL (hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Được lựa chọn 0 0 0 0 0 0

2 Vì mục tiêu cá nhân 3 15,00 2 10,00 4 20,00

3 Vì sự phát triển

chung của cộng đồng 17 85,00 18 90,00 16 80,00

4 Lý do khác 0 0 0 0 0 0

Tổng 20 100 20 100 20 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)

Qua bảng 4.11 ta thấy có rất nhiều lý do để người dân tham gia xây dựng nông thôn mới nhưng đa phần vì sự phát triển chung của cộng đồng, cụ thể, 90% tại thôn Keo Hin; 85% tại thôn Tân Lập và 80% tại thôn Nà Luộc. Bên cạnh đó, người dân tham gia xây dựng nông thôn mới vì mục tiêu cá nhân chiếm 20% tại thôn Nà Luộc; 15% tại thôn Tân Lập; 10% tại thôn Keo Hin.

bàn nghiên cứu đã có những hiểu biết cơ bản về nông thôn mới và những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của cấp ủy và chính quyền địa phương mình về xây dựng nông thôn mới. Phần lớn trong số họ đều nhận thức được sự cần thiết của việc xây dựng nông thôn mới và tự nguyện tham gia vì sự phát triển chung của cả cộng đồng.

Bảng 4.12. Những công việc của người dân trong xây dựng NTM

STT Những công việc Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Tổng số hộ điều tra 60 100

2 Bầu ban quản lý xây dựng 14 23,33

3 Giám sát thi công công trình 16 26,67

4 Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm 5 8,33

5 Ðóng góp ý kiến, lựa chọn nội dung thực

hiện 10 16,67

6 Xây dựng kế hoạch 0 0

7 Trực tiếp thi công, thực hiện 7 11,67

8 Thảo luận chiến lược phát triển 8 13,33

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)

Từ bảng số liệu trên ta thấy sự tham gia của người dân là rất quan trọng, họ tham gia vào tất cả các khâu, các công việc trong xây dựng NTM, trong quá trình xây dưng NTM có rất nhiều các hạng mục, các công trình được nâng cấp, xây dựng mới để đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ thi công của các công trình.

Người dân phải bầu cho mình một ban quản lý xây dựng, khi bầu được ban quản lý xây dựng thì chỉ những người đại diện cho người dân mới được tham gia bầu, mỗi thôn cử ra 4 đại điện tham gia bầu, tỷ lệ này chiếm 23,33%

trong số tổng số 60 hộ điều tra; tham gia giám sát thi công công trình chiếm tỷ lệ cao nhất 26,67%; tập huấn khuyến nông, khuyến lâm chiếm tỷ lệ thấp

thi công, thực hiện chiếm 11,67%; thảo luận chiến lược phát triển 13,33%.

Còn khâu xây dựng kế hoạch người dân không tham gia vào vì khâu này chủ yếu là cán bộ nông nghiệp phụ trách.

NTM là một chương trình cần có sự tham gia và hưởng ứng nhiệt tình của người dân, việc người dân tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình triển khai thực hiện chương trình để biết được công sức, của cải của họ bỏ ra được sử dụng đúng mục đích và đem lại lợi ích thiết thực cho họ và cộng đồng; vì vậy việc phát huy vai trò của người dân trong quá trình triển khai mô hình NTM là một yếu tố quan trọng.

Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về vai trò của ban xây dựng NTM

STT Nội dung Người dân

Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Rất quan trọng 30 50,00

2 Quan trọng 13 21,67

3 Bình thường 17 28,33

4 Không quan trọng 0 0

5 Không quan tâm 0 0

Tổng 60 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, người dân hầu hết đều nhận thức được tầm quan trọng của ban xây dựng NTM, ban xây dựng NTM là những người được người dân bầu lên, họ có năng lực và tiếng nói đối với người dân, được nhân dân tin tưởng. Người dân đánh giá cao về vai trò của ban xây dựng NTM là rất quan trọng chiếm 50% tỷ lệ hộ điều tra và 21,67% hộ điều tra đánh giá là quan trọng; 28,33% người dân đánh gia vai trò của ban xây dựng NTM là bình thường, lý do những người này đánh giá vai trò của ban xây dựng NTM là bình thường vì họ chưa hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của ban xây dựng NTM.

quan trọng của ban xây dựng nông thôn mới đối với cuộc sống của chính mình, họ sẽ tích cực hơn trong việc tham gia vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng trong hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới ở địa phương mình.

Bảng 4.14. Đánh giá của người dân về hoạt động của ban quản lý xây dựng NTM

STT Nội dung Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Rất hiệu quả 30 50,00

2 Hiệu quả 13 21,67

3 Bình thường 17 28,33

4 Không hiệu quả

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)

Qua bảng số liệu trên ta thấy người dân đánh giá cao hiệu quả của ban quản lý xây dựng NTM. Người dân đánh giá về hoạt động của ban quản lý xây dựng NTM là rất hiểu quả với 30/60 hộ được điều tra chiếm 50% tỷ lệ hộ điều tra; có 21,67% hộ điều tra đánh giá hoạt động của ban quản lý xây dựng NTM là hiểu quả và 28,33% hộ điều tra đánh giá là bình thường.

Qua đó ta thấy được rằng ban quản lý xây dựng NTM nhận được sự tín nhiệm của người dân, họ là những người có năng lực và trách nhiệm rất cao trong công việc của mình, là tổ giám sát suốt công trình trong quá trình thi công của người dân, là những người đóng vai trò rất lớn đối với hiệu quả mà chương trình NTM đem lại.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)