CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1. CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1.1. Ngân sách Nhà nước và Chi Ngân sách Nhà nước a. Ngân sách Nhà nước
NSNN là một phạm trù lịch sử, phản ánh các quan hệ kinh tế trong điều kiện kinh tế hàng hoá - tiền tệ và đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để thực hiện chức năng của Nhà nước. Sự ra đời và tồn tại của NSNN gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.
Tuy đã tồn tại khá lâu, nhƣng đến nay, NSNN vẫn đƣợc nhìn nhận dưới nhiều giác độ khác nhau và khái niệm NSNN cũng chưa thống nhất.
Nếu xem xét bề ngoài hay chỉ quan tâm về mặt lƣợng thì ngân sách là bảng liệt kê các khoản thu và chi bằng tiền của nhà nước trong một giai đoạn nhất định. Có ý kiến cho rằng, ngân sách là văn kiện đƣợc nghị viện thảo luận và phê chuẩn mà trong đó, các nghiệp vụ tài chính của nhà nước được dự kiến và cho phép. Một số ý kiến lại cho rằng, NSNN là kế hoạch thu chi tài chính hàng năm của nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định.
Theo Luật NSNN 83/2015/QH13 đƣợc Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận khái quát hơn và sâu xa hơn thì NSNN phản ánh các quan hệ phân phối cơ bản của nền tài chính quốc gia. Về mặt kinh tế, NSNN thể hiện trong mối quan hệ kinh tế - tài chính giữa nhà nước
với các chủ thể của nền kinh tế trong quá trình hình thành, phân bổ và sử dụng NSNN... nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà nước.
NSNN có tính niên hạn với niên độ hay năm tài khoá thường là một năm. Ở nước ta hiện nay, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Trong đó, Quốc hội là cơ quan cao nhất có quyền quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán NSNN.
b. Chi Ngân sách Nhà nước
Chi NSNN là các khoản chi tiêu của Nhà nước đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ công, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng.
Theo tác giả Hồ Xuân Phương và Lê Văn Ái (2000): “Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định”.
Nhƣ vậy, thực chất chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã đƣợc tập trung vào NSNN và đƣa chúng đến mục đích sử dụng.
Do đó, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước.
Từ những định nghĩa trên có thể thấy rằng phạm vi chi NSNN rất rộng, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi đối tƣợng.
Chi NSNN bao gồm nhiều khoản chi khác nhau tuỳ theo cách phân loại. Theo lĩnh vực hoạt động, chi NSNN bao gồm: chi quản lý hành chính,
chi đầu tƣ kinh tế, chi cho y tế, chi cho giáo dục, chi cho phúc lợi xã hội, chi cho an ninh quốc phòng; Theo mục đích chi tiêu, chi NSNN bao gồm chi tích luỹ, chi tiêu dùng; Theo thời hạn tác động của các khoản chi, chi NSNN bao gồm: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác (như chi cho vay, trả nợ, viện trợ...).
Chi thường xuyên là nhóm chi NSNN đặc biệt quan trọng, gồm rất nhiều khoản chi và bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
1.1.2. Chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
a. Khái niệm Chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác.
Các khoản chi thường xuyên NSNN bao gồm các khoản chi hàng năm để chính phủ của từng quốc gia thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của chính phủ. Những chi phí này thường được gọi là chi thường xuyên NSNN, bởi vì chúng được thực hiện năm này qua năm khác, nó trái ngƣợc với chi đầu tƣ, phát triển từ nguồn NSNN, các khoản chi đầu tƣ, phát triển kết thúc khi một cây cầu hoặc một công trình hoàn thành, quyết toán và đƣợc giao cho cơ quan quản lý.
Có thể khái quát lại, chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ NSNN, để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội.
b. Đặc điểm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Một là, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định,
gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội.
Hai là, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên NSNN có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội.
Ba là, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng.
c. Nội dung chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
Nội dung chi thường xuyên NSNN được phân biệt theo lĩnh vực chi, đối tƣợng chi và tính chất của từng khoản chi. Cụ thể nhƣ sau:
Theo lĩnh vực chi trả, chi thường xuyên NSNN bao gồm 12 nội dung chi, cụ thể nhƣ sau:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác;
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;
- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước;
- Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;
- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
- Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước;
- Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội;
- Trợ cấp cho các đối tƣợng chính sách xã hội;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
Theo đối tượng chi trả, chi thường xuyên NSNN bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính - sự nghiệp như: tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, học bổng cho học sinh và sinh viên v.v..
- Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ tại các cơ quan nhà nước như:
văn phòng phẩm, sách, báo, dịch vụ viễn thông và thông tin, điện, nước, công tác phí, chi phí hội nghị v.v..
- Các khoản chi hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện các chính sách xã hội hay thực hiện điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước.
- Các khoản chi trả lãi tiền vay trong và ngoài nước.
- Các khoản chi khác.
Theo tính chất của từng khoản chi, nội dung chi thường xuyên NSNN bao gồm các khoản nhƣ sau:
- Chi thanh toán cá nhân: là các khoản chi liên quan trực tiếp đến con người như: chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên, chi đóng bảo hiểm xã hội cho người hưởng lương từ NSNN, chi tiền thưởng, phúc lợi tập thể.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản chi đảm bảo hoạt động thường xuyên của đơn vị thụ hưởng NSNN như: chi mua văn phòng phẩm, chi trả dịch vụ công cộng, chi mua hàng hoá vật tƣ, công cụ dụng cụ dùng trong công tác chuyên môn của từng ngành, chi bảo hộ lao động, trang
phục, đồng phục và các khoản khác.
- Chi mua sắm, sửa chữa: chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản khác.
- Chi khác: là các khoản chi ngoài các khoản chi nêu trên chẳng hạn nhƣ: chi hỗ trợ, chi ngày kỷ niệm lớn và các khoản khác.