Hoàn thiện cơ chế kiểm soát và hiện đại hóa công nghệ thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 90 - 99)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát và hiện đại hóa công nghệ thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN không dùng tiền mặt

Trong nhiều năm qua, hệ thống KBNN nói chung và KBNN Đà Nẵng nói riêng đã triển khai các giải pháp để hạn chế sử dụng tiền mặt trong chi thường xuyên NSNN như thay đổi về cơ chế kiểm soát chi NSNN bằng tiền mặt, giới hạn lại điều kiện đƣợc chi tiền mặt đối với các khoản chi dưới 5 triệu đồng, triển khai các phương thức thanh toán liên ngân hàng, thanh toán liên kho bạc,... Tuy nhiên, KBNN Đà Nẵng cần có những cơ sở pháp lý đối với các đơn vị sử dụng ngân sách để ràng buộc thanh toán các khoản chi NSNN không bằng tiền mặt. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng cho công nghệ hiện đại trong thanh toán cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu theo lộ trình tiến đến Kho bạc điện tử trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát các khoản chi NSNN hiệu quả thì nhất thiết phải áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với các đơn vị sử dụng NSNN. Tác giả nêu một số giải pháp cho vấn đề này nhƣ sau:

Một là, trong cơ chế kiểm soát các khoản chi NSNN cần quán triệt

nguyên tắc thanh toán trực tiếp qua KBNN bằng việc quy định các cơ quan, tổ chức cá nhân muốn cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị sử dụng ngân sách bắt buộc phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, không thanh toán bằng tiền mặt. Thông tƣ số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý thu chi tiền mặt qua hệ thống KBNN tại Khoản 1, Điều 3 có quy định nguyên tắc chi bằng tiền mặt là: “Khi thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thì các đơn vị giao dịch phải thanh toán bằng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, trừ trường hợp khoản chi có giá trị nhỏ không vƣợt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi”. Điều khoản này cần đƣợc sửa lại để đƣa việc áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thành điều kiện tiên quyết trong chi ngân sách cũng như kiểm soát việc áp dụng nguyên tắc thanh toán trực tiếp tới người thụ hưởng khi chi trả một khoản chi ngân sách trong kiểm soát chi. Từ đó giúp Kho bạc quản lý chặt chẽ kỹ luật thanh toán không dùng tiền mặt, dần dần tiến đến kiên quyết từ chối các khoản chi vi phạm chế độ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tạo thói quen không sử dụng tiền mặt trong thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời đảm bảo việc chi trả NSNN trực tiếp đến nhà cung cấp đƣợc kịp thời, minh bạch.

Hai là, cần đa dạng hóa, hiện đại hóa hơn nữa công nghệ thanh toán tại KBNN Đà Nẵng như phối hợp với Ngân hàng thương mại để thực hiện thanh toán bằng hình thức thẻ tín dụng cho các đơn vị sử dụng ngân sách để rút ngắn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp, nhằm khuyến khích các đơn vị sử dụng ngân sách tăng cường sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với việc giảm bớt khối lƣợng thanh toán bằng tiền mặt tại KBNN, mà nó còn giúp nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng nhà nước đối với việc

chi tiêu của các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN.

Ba là, thực hiện phổ biến, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ kế toán đơn vị sử dụng ngân sách cũng nhƣ cán bộ kiểm soát chi ở KBNN Đà Nẵng về mục đích, ý nghĩa của việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với việc quản lý tài chính, tiền tệ quốc gia, từ đó có ý thức trách nhiệm hơn nữa trong kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt.

3.2.5. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi mua sắm tài sản công và triển khai thực hiện phương thức mua sắm tài sản tập trung

Trong kiểm soát chi thường xuyên, việc kiểm soát chi mua sắm tài sản luôn là một trong những công việc phức tạp nhất, vì mua sắm phục vụ cho hoạt động thường xuyên của các đơn vị thường đa dạng về chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật, phong phú về mẫu mã, mức giá. Hiện nay, KBNN Đà Nẵng thực hiện kiểm soát về định mức, tiêu chuẩn của các khoản mua sắm máy móc, thiết bị phổ biến trong hoạt động của các đơn vị sử dụng ngân sách nhƣ bàn, ghế, tủ, máy tính...thì căn cứ theo Quyết định 58/2015/QĐ- TTg ngày 17/11/2015 của Thủ trưởng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sử nghiệp công lập và Thông tƣ 19/2016/TT-BTC ngày 01/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Quyết định 58/2015/QĐ-TTg. Theo đó, KBNN Đà Nẵng chỉ có thể kiểm soát giá trị tài sản trên hợp đồng thấp hơn hoặc không vượt quá giá trị tài sản tương ứng đã đƣợc ban hành trong Quyết định 58/2015QĐ-TTg. Tuy nhiên, quy định về định mức tài sản trong Quyết định 58/2015/QĐ-TTg còn mang tính chung chung, chƣa cụ thể đƣợc theo mẫu mã, tiêu chuẩn xuất xứ,...Bên cạnh đó, theo quy định của Thông tƣ 39/2016/QĐ-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tƣ 161/2012/QĐ-BTC quy định về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thì đối với các khoản chi chƣa có chế

độ, tiêu chuẩn, định mức thì KBNN căn cứ vào dự toán đã đƣợc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát. Tuy nhiên, trong Thông tư này cũng quy định hồ sơ mua sắm gửi Kho bạc chỉ gồm Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, hợp đồng, biên bản nghiệm thu. Điều này gây khó khăn cho việc kiểm soát chi của KBNN vì trong dự toán NSNN đƣợc giao của các đơn vị gửi Kho bạc thường chỉ có tổng số dự toán được giao của đơn vị mà không có chi tiết số tiền dành cho chi mua sắm. Vì vậy Kho bạc không có căn cứ để kiểm soát các khoản mua sắm tài sản chƣa đƣợc quy định cụ thể về số lƣợng, tiêu chuẩn, định mức, nên việc kiểm soát định mức tài sản hiện nay vẫn còn lỏng lẽo và không thống nhất giữa các đơn vị sử dụng ngân sách. Ngoài ra, mua sắm tài sản theo phương thức phân tán hiện nay tại các đơn vị sử dụng ngân sách cũng khiến cho chi phí mua sắm cao hơn do mua sắm nhỏ lẻ, chất lƣợng sản phẩm không đƣợc tối ƣu do chưa có điều kiện lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất, dễ dẫn đến trường hợp các đơn vị lợi dụng sơ hở để tham ô, lãng phí NSNN. Nhƣ vậy, để công tác kiểm soát mua sắm tài sản từ nguồn NSNN đƣợc chặt chẽ, hiệu quả thì KBNN Đà Nẵng cần thực hiện các biện pháp nhƣ sau:

Một là, yêu cầu cơ quan quản lý cấp trên của các đơn vị sử dụng ngân sách khi giao dự toán NSNN cần ghi rõ chi tiết số lƣợng, số tiền đối với khoản chi mua sắm tài sản trong năm. Đối với các khoản chi mua sắm chƣa đƣợc ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì đề nghị hồ sơ đơn vị gửi Kho bạc phải bổ sung Quyết định mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền. Nhƣ vậy, Kho bạc mới có đủ căn cứ để kiểm soát khoản chi mua sắm đó có đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quyết định mua sắm hay không. Qua đó, có thể hạn chế các khoản chi mua sắm tài sản không đúng mục đích, không đúng đối tƣợng, góp phần nâng cao công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

Hai là, phối hợp với Sở Tài chính, UBND thành phố, các Bộ, ngành, cơ quan trung ƣơng tiến hành nghiên cứu và tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo phương thức tập trung đối với các tài sản có giá trị nhỏ nhưng thường được mua sắm nhiều trong hoạt động quản lý và chuyên môn của các đơn vị trên địa bàn nhƣ: bàn, ghế, tủ, máy tính...nhằm hạn chế việc mua sắm tài sản không đúng định mức, tiêu chuẩn, mục đích sử dụng. Mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung là biện pháp quản lý có hiệu quả góp phần chống tham nhũng, lãng phí đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Phương thức này khắc phục được những hạn chế của phương thức phân tán đã tồn tại trong một thời gian dài và trở thành thói quen mua sắm của các đơn vị. Để thực hiện đƣợc giải pháp này thì cần sự phối hợp, đồng thuận của các bộ, ngành, cơ quan Trung ƣơng, UBND thành phố, Sở tài chính và các đơn vị có liên quan về thẩm quyền phê duyệt trong việc thực hiện rà soát, lên kế hoạch mua sắm trong năm, lựa chọn nhà cung cấp có khả năng cung ứng sản phẩm có chất lƣợng tốt nhất, ban hành các quy định, chế độ, quy trình thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung như:

quy định về đơn vị đƣợc phân công thực hiện mua sắm cho các đơn vị theo từng cấp quản lý, thực hiện ký hợp đồng mua sắm và quy trình giao tài sản cho các đơn vị, quy định về hồ sơ gửi ra Kho bạc để làm căn cứ kiểm soát, bảo đảm thông tin về mua sắm tài sản đƣợc công khai minh bạch, thuận tiện công tác kiểm soát chi của KBNN Đà Nẵng.

3.2.6. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin

Trong thời đại ngày nay, khi công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, trong đó ngành Kho bạc cũng không ngoại lệ.

Nhiều năm qua với tiến bộ khoa học công nghệ, KBNN Đà Nẵng đã tăng cường sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần hỗ trợ tích cực

cho công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN như phần mềm giao dịch một cửa, trong đó có quy định về thời gian giải quyết hồ sơ thanh toán cho đơn vị; nâng cấp hệ thống Tabmis trong việc quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN; chương trình đối chiếu dự toán...Nhằm hiện đại hóa công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, tạo tiền đề tiến tới kiểm soát chi điện tử thì Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2704/QĐ-BTC ngày 17/12/2015 triển khai thực hiện thí điểm dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử quy định về việc thí điểm thủ tục giao dịch điện tử trên Cổng thông tin KBNN gồm 3 dịch vụ: Thủ tục đăng ký, mở và sử dụng tài khoản tại KBNN; thủ tục giao, nhận và trả kết quả đối với hồ sơ kiểm soát chi trên Cổng thông tin điện tử KBNN; thủ tục giao dịch điện tử các yêu cầu thanh toán qua KBNN. Theo đó, KBNN Đà Nẵng cũng đang thực hiện việc triển khai diện rộng dịch vụ công trên toàn địa bàn. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện nhƣ quy trình cung cấp chữ ký số cho các đơn vị trong giao dịch điện tử còn phức tạp và nhiều công đoạn nên việc mở rộng các dịch vụ này còn hạn chế, sự đồng thuận của các đơn vị sử dụng ngân sách còn chƣa cao. Nhƣ vậy, để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với đơn vị sử dụng ngân sách dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. KBNN Đà Nẵng cần thực hiện một số giải pháp nhƣ sau:

Hoàn thiện phần mềm tin học phục vụ cho công tác đối chiếu, kiểm soát chặt chẽ mẫu dấu, chữ ký mà các đơn vị sử dụng ngân sách đã đăng ký với Kho bạc với mẫu dấu, chữ ký trên các chứng từ liên quan đến việc sử dụng kinh phí; kiểm soát phân bổ dự toán chi thường xuyên của đơn vị sử dụng ngân sách; kiểm soát tiêu chuẩn, định mức chi và có khả năng đƣa ra những cảnh báo, lưu ý cho cán bộ kiểm soát chi khi thực hiện kiểm soát chi hồ sơ thanh toán của đơn vị,

Bên cạnh đó, KBNN Đà Nẵng cần tích cực tuyên truyền và đẩy mạnh tổ chức thực hiện cho hệ thống Kho bạc và các đơn vị sử dụng ngân sách việc chuyển đổi sang sử dụng Chứng từ điện tử, nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình tác nghiệp của cán bộ kiểm soát chi, hạn chế áp lực công việc do quá tải trong các thao tác thủ công trước đây. Với chứng từ điện tử, các đơn vị sử dụng ngân sách nhập chứng từ vào chương trình kế toán thống nhất cho cả KBNN và đơn vị sử dụng NSNN và đƣợc phê duyệt bởi chữ ký điện tử của lãnh đạo đơn vị, ngay lập tức KBNN sẽ nhận được chứng từ từ đơn vị trên chương trình kế toán. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình triển khai thực hiện Chiến lƣợc Kho bạc điện tử của KBNN đến năm 2020. Để thực hiện thành công Chiến lƣợc này đòi hỏi điều kiện tiên quyết là phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất về tin học tương thích giữa KBNN Đà Nẵng và đơn vị sử dụng ngân sách. Do đó, phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để triển khai vận hành các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại tại KBNN Đà Nẵng và cả các đơn vị sử dụng NSNN.

Ngoài ra, trên Cổng thông tin điện tử cần đƣa vào mục tra cứu nhanh và cập nhật kịp thời các văn bản, cơ chế, chính sách liên quan đến công tác kiểm soát chi nói chung và kiểm soát chi thường xuyên để cán bộ kiểm soát chi và kế toán đơn vị sử dụng ngân sách có thể cập nhập và nắm rõ những thay đổi trong cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát chi thường xuyên trong thời gian tới của KBNN Đà Nẵng.

3.2.7. Hoàn thiện phương thức kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra

Quản lý ngân sách hiện nay dựa trên phương thức soạn lập ngân sách theo khoản mục đầu vào, không chú trọng đến các kết quả đầu ra gắn với các mục tiêu, chiến lƣợc ƣu tiên. Quá trình soạn lập cũng nhƣ chấp

hành ngân sách đều tập trung vào các định mức chi tiêu theo đầu vào và kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các định mức này, mà không quan tâm đến kết quả đầu ra. Việc kiểm soát chi tại KBNN Đà Nẵng hiện nay cũng chỉ kiểm soát chi theo đầu vào, có nghĩa Kho bạc chịu trách nhiệm kiểm soát các khoản chi của các đơn vị sử dụng ngân sách theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay kiểm soát chi theo đầu vào bị hạn chế hiệu quả bởi các nguyên nhân sau: chất lƣợng dự toán chưa cao, dự toán đầu năm được duyệt thường rất chậm, do vậy phải tạm cấp dự toán đầu năm; hệ thống định mức chi còn nhiều bất cập, một số định mức chƣa phù hợp với thực tế, vì vậy dẫn đến tình trạng đơn vị sử dụng ngân sách đối phó bằng cách chế biến số liệu để có chứng từ hợp lệ.

Có thể thấy rằng việc kiểm soát chi thường xuyên hiện nay mới chỉ thực hiện đƣợc kiểm soát tính hợp pháp về thủ tục hồ sơ, đó là việc chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị. Đổi mới kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị sử dụng ngân sách theo kết quả đầu ra là một yêu cầu khách quan của quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, nhằm nâng cao hiệu quả các khoản chi tiêu ngân sách.

Tại Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung, thực hiện cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân sách thực chất là một bước khởi đầu chuyển đổi cơ chế quản lý theo đầu vào dần sang cơ chế quản lý theo đầu ra với nguyên tắc cơ bản là các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Việc kiểm soát chi không còn hướng tới kiểm tra tính tuân thủ theo từng mục chi của cơ quan KBNN mà trao quyền cho đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo hiệu quả của việc chi tiêu NSNN. KBNN thực hiện kiểm soát căn cứ vào kết quả đầu ra mà đơn vị sử dụng ngân sách cung cấp cho xã hội,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)