Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá kết quả công tác công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018 (Trang 30 - 34)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

Cùng với sự phát triển cảu toàn cầu, Việt Nam cũng đang dần đổi mới với xu thế hiện đại hoá đất nước. Xã hội ngày càng phát triển, thị trường đất đai ngày càng sôi động. Vì vậy, nhu cầu chuyển QSD đất của người sử dụng đất cũng như công tác quản lí nhà nước trong lĩnh vực này là một tất yếu khách quan nhằm đạt tới một sự phát triển cao hơn, phù hợp hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng và của toàn xã hội.

Luật Đất đai 2013 ra đời , đã tạo cơ sở pháp lí chặt chẽ cho việc quản lí và sử dụng đất trên cơ sở hoàn thiện các nội dung quản lí nhà nước về đất đai , cũng như hoàn thiện quy định điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai. Mọi vấn đề về sử dụng đất, đặc biệt là về chuyển QSD đất được quy định rõ ràng hơn, đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn về mọi mặt: Số hình thức chuyển quyền điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển QSD đất.

2.2.1. Tình hình chuyển quyền sử dụng đất ở một số địa phương Thành Phố Hà Nội:

Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Vì thế công tác quản lý và sử dụng đất đai rất được chú trọng và quan tâm. Hàng năm dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo thành phố, Sở TN&MT thành phố Hà Nội tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong đó, phải kể đến công tác chuyển quyền sử dụng đất diễn ra trên địa bàn thành phố, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn

2 4

thành phố diễn ra sôi động hơn. Theo báo cáo tổng kết công tác Tài nguyên &

Môi trường năm 2016, tổng số hồ sơ đăng ký chuyển quyền sử dụng đất là 214126 hồ sơ và tất cả hồ sơ đều đã được giải quyết xong và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tỉnh Cao Bằng:

Cao Bằng là một tỉnh biên giới ở cực Bắc của đất nước, là một tỉnh có vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc và cả nước, nhưng lại có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với thị trường Trung Quốc thông qua 3 cửa khẩu lớn. Ngoài ra, Cao Bằng còn có các tuyến đường giao thông đi các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội khá thuận lợi. Với những điều kiện trên, tỉnh Cao Bằng có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng gia tăng giá trị ngành dịch vụ - thương mại và công nghiệp. Chính vì vậy mà việc quản lý đất đai và sử dụng đất đai hợp lý phù hợp đúng đủ với mọi nhu cầu phát triển của mọi lĩnh vực là rất quan trọng và cần thiết. Dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo tỉnh, Sở TN&MT tỉnh tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Và cũng từ

khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời nhiều thủ tục rườm rà trong công tác chuyển quyền SDĐ đã được rút gọn, quy định cụ thể về thủ tục hành chính trong công tác chuyển quyền SDĐ tránh được nhiều vấn đề nhạy cảm trong công tác thực hiện chuyển quyền SDĐ, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân khi tham gia công tác chuyển quyền SDĐ. Từ đó thúc đẩy người dân tham gia và tìm hiểu về các vấn đề liên quan tới chuyển quyền SDĐ.

Tỉnh Lạng Sơn:

Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có nhiều tiềm năng để phát triển về mọi mặt ( 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia, 7 cặp chợ biên giới và có đường sắt liên vận quốc tế. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học - công nghệ với các tỉnh trong cả nước, với

2 5

Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, Châu Âu và các nước khác). Chính vì vậy mà việc quản lý đất đai và sử dụng đất đai hợp lý phù hợp được đặt lên làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hàng năm được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND-UBND Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã nỗ lực, cố gắng, phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở trên địa bàn tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời được áp dụng, có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển QSDĐ, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai quy định, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động hơn. Nhiều thủ tục rườm rà trong công tác chuyển QSDĐ đã được rút gọn, quy định cụ thể về thủ tục hành chính trong công tác chuyển QSDĐ tránh được nhiều vấn đề nhạy cảm trong công tác thực hiện chuyển QSDĐ, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân khi tham gia công tác chuyển QSDĐ. Từ đó thúc đẩy người dân tham gia và tìm hiểu về các vấn đề liên quan tới chuyển QSDĐ.

2.2.2. Sơ lược về tình hình chuyển quyền sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 18.970,48 ha đã được đo đạc bản đổ địa chính theo lưới toạ độ quốc gia với tỷ lệ 1/500;

1/1000; 1/2000; 1/5000 đây là điều kiện thuận lợi cho từng địa phương, đơn vị thực hiện công tác quản lý đất đai có hệ thống, chặt chẽ và ổn định. Thành phố Thái Nguyên gồm 27 đơn vị hành chính trực thuộc trong đó có 19 phường và 8 xã. Dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo thành phố. Hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố

2 6

tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và hiệu quả. Nhưng để khắc phục tình trạng trên hàng năm được sự chỉ

đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Sở

TN&MT tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và SDĐ một cách hợp lý và có hiệu quả ở các địa phương trong toàn tỉnh.

Từ khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và đưa vào áp dụng, có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển quyền SDĐ, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền đến người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động quyền SDĐ trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động hơn. Người dân đã tham gia vào việc chuyển quyền tương đối nhiều, nhưng chưa đa dạng, chủ yếu là hình thức chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.

2 7

Phần 3

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá kết quả công tác công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)