Kinh nghiệm của địa phương khác

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu công tác quản lý và tổ chức hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông Dương Công Tuấn – Xã Cát Nê – Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái (Trang 26 - 30)

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm của địa phương khác

2.2.2.1. Mô hình trang trại nuôi lợn của ông Võ Văn Ba ở ấp 2, xã Trung Ba, 2 thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Gia đình ông Võ Văn Ba có điều kinh tế kho khăn, năm 1980 khi rời quân ngũ về địa phương vợ chồng ông chỉ có 4 công đất trồng lúa và hoa màu, thu nhập bấp bênh. Hằng ngày, ông phải chịu khó đi làm thuê, làm mướn để kiếm

thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Để cải thiện cuộc sống gia đình, ông dành dụm tiền mua lợn nuôi. Từ 1-2 con lợn nuôi thả trong vườn, dần dần gia đình ông nhân rộng ra được vài chục con. Đến năm 2000, khi có nguồn vốn khá, gia đình ông Võ Văn Ba bắt đầu xây chuồng nuôi lợn kiểu trang trại. Dù qua bao thăng trầm do giá cả lên xuống, dịch bệnh hoành hành nhưng đàn lợn của ông năm sau nhiều hơn năm trước. Đến nay, trang trại lợn này có diện tích gần 2.000 mét vuông, nuôi hơn 500 con lợn; trong đó có khoảng 80 con lợn nái. Số lợn nái sinh con, đều được ông để lại để nuôi bán lợn thịt. Nhờ vậy mà ông không tốn nguồn vốn mua lợn con, thường giá rất cao.

Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, ông Võ Văn Ba chịu khó đi dự các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, nghiên cứu từ báo, đài, đi tham quan các mô hình chăn nuôi lợn tiên tiến do Hội nông dân xã tổ chức. Ngoài ra ông còn động viên một người con gái đi học trung cấp thú y để phục vụ chăn nuôi.

Qua thời gian chăn nuôi, trại lợn của gia đình ông Ba có nhiều đợt bị rủi ro do dịch bệnh. Có đợt ông phải thua lỗ hàng trăm triệu đồng. Tuy vậy, ông không hề chán nản, mỗi lần thất bại là người nông dân này rút ra bài học kinh nghiệm để chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn. Gần đây, tháng nào trại lợn này cũng xuất chuồng được từ 50-60 con lợn thịt. Mỗi năm, trại nuôi lợn của ông Võ Văn Ba đã cung cấp cho thị trường trên 100 tấn lợn thịt, đem lại nguồn thu nhập khoảng 500 triệu đồng, cho lãi 50%. Trang trại nuôi lợn của ông Ba có quy mô lớn, nhưng nhờ áp dụng khí sinh học và thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại nên giảm thiểu được ô nhiễm môi trường và ít bị dịch bệnh. Các hầm biogas của trại lợn, ông có hệ thống xử lý để phục vụ cho sinh hoạt, đun nấu cho gia đình và hơn 10 hộ dân lân cận. Đặc biệt để giữ vững thương hiệu đàn lợn thương phẩm, ông Võ Văn Ba không chấp nhận sử dụng chất cấm. Thức ăn mua vào đều được ông chọn các doanh nghiệp sản xuất có uy tín. Ông nuôi lợn thành công nhưng không giấu nghề, luôn tận tình giúp đỡ kỹ thuật chăn nuôi lợn khi nông dân địa phương cần hỗ trợ. Thời gian qua, ông còn cho hơn 100 sinh viên từ trường Đại

học Cần Thơ, Đại học Trà Vinh, Đại học Cửu Long… đến thực tập, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn. Các em được người nông dân này hướng dẫn tận tình như là người thầy thứ 2. Mô hình chăn nuôi lợn của ông Ba là trang trại lớn, được Sở NN&PTNT đánh giá kết quả về xử lý môi trường, hàng năm được cấp giấy chứng nhận. Việc xử lý hầm biogas từ phế thải chăn nuôi của trang trại vừa tiết kiệm cho chi phí sinh hoạt vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, So với một số vật nuôi khác, con lợn nuôi rất khó do đầu ra bấp bênh, hay bị rủi ro do bệnh dịch, ít có nông dân nào “chung thủy” với vật nuôi này. Tuy vậy, do có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ông Võ Văn Ba đã thành công và trở thành tỉ phú từ chăn nuôi lợn.

2.2.2.2. Mô hình trang trại nuôi lợn của ông Nguyễn Ngọc Anh ở thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ theo hình thức cũ có khả năng gặp nhiều hạn chế, khó khăn như vốn, chất lượng con giống, kiểm soát dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, mô hình chăn nuôi gia công trong thời gian qua đã chứng minh được hiệu quả thực sự và mang lại lợi ích tốt cho người nông dân điển hình là ông Nguyễn Ngọc Anh trú tại thị trấn Bắc Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn.

Tiếp xúc nhiều với các lái buôn lợn, Anh thấy trên địa bàn tỉnh nhu cầu lợn thịt sạch hàng ngày khá cao, trong khi đã quen nhiều với mối làm ăn nên nẩy sinh ý định chăn nuôi lợn. Nghĩ là làm, giữa năm 2015, Ngọc Anh vay mượn tiền đầu tư xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi rộng gần 1.000 m2 cách xa khu dân cư, ban đầu cũng có nhiều người nghi ngờ khả năng thành công nhưng anh không lung lay quyết tâm thành công của mình, anh xây khu chăn nuôi thành 2 tầng, tầng dưới nuôi nhốt hơn 100 con gà và tầng trên phân khu cho lợn nái lợn con và lợn thịt.

Trước khi xây khu nuôi lợn anh đã dùng thời gian xuống các tỉnh miền xuôi tham quan học hỏi kinh nghiệm từ mô hình trang trại thành công, anh tự tìm kiếm tài liệu, đọc kỹ về các chứng bệnh của lợn, cách phòng tránh, chăm

sóc cho lợn theo đúng khoa học, bên cạnh đó anh liên hệ sẵn đầu ra khi lợn đủ cân xuất chuồng nên rất tự tin về tương lai của trang trại mình làm.

Mùa hè anh lắp thêm quạt bạt chống nóng và tấm làm mát có quạt hút gió 1 đầu để tránh nóng cho đàn lợn, mỗi ngày 2 lần anh xuống chăm sóc cho đàn lợn ăn và tranh thủ tắm cho chúng, sau khi tìm hiểu về các giống lợn Ngọc Anh xuống công ty chọn các giống lợn có đặc điểm phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương và tổ chức tiêm phòng bệnh cho lợn cẩn thận. do trang trại mới bắt tay vào làm nên chỉ có 2 vợ chồng anh đánh vật cùng đàn lợn, chuồng trại lúc nào cũng được giữ vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ không có mùi hôi và không tạo môi trường phát sinh dịch bệnh. Đàn lợn của anh hồng hào khỏe mạnh rất được khách hàng ưu chuộng, người dân quanh vùng cũng tìm đến mua lợn con sau khi thấy trang trại chăn nuôi làm ăn khấm phá, lợn lớn nhanh.

Về thức ăn chăn nuôi: ngoài chăn nuôi bằng cám, Ngọc Anh còn thu mua ngô của bà con mỗi dịp mùa vụ để nghiền cho lợn ăn cùng.

Hiện ông chủ mới 28 tuổi này đang xây dựng thêm 1 khu chăn nuôi nhốt riêng lợ chửa và lợn đẻ, thấy nhu cầu nuôi lợn của người dân khá cao, anh mở thêm cửa hàng bán vật tư chăn nuôi, đồng thời những người muốn học hỏi kinh nghiệm anh sẵn sàng chia sẻ và dẫn đi tham quan khu chăn nuôi của mình.

Chưa đầy 1 năm trừ mọi chi phí, trang trại lợn đã đem lại cho anh gần 300 triệu đồng tiền lãi [13].

2.2.2.3. Mô hình trang trại nuôi lợn ông Đào Sỹ Duẩn ở thôn Trang, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã đầu tư phát triển mô hình nuôi lợn siêu nạc và đã cho hiệu quả kinh tế cao.

Trước đây, cũng như nhiều hộ gia đình khác tại địa phương, gia đình ông Đào Sỹ Duẩn chỉ cấy lúa hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năm 2016, sau khi được Hội Nông dân xã cho vay 50 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân, cùng với số tiền vay

mượn anh em và tiền tích góp của gia đình, ông Duẩn đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi lợn nái sinh sản để lấy giống nuôi lợn thịt tại vườn nhà.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ban đầu ông nuôi lợn thương phẩm. Sau khi tìm tòi nhu cầu của thị trường, ông đã chuyển từ việc nuôi lợn thương phẩm quy mô nhỏ sang nuôi lợn siêu nạc quy mô lớn, mỗi lứa 100 con lợn thịt. Sau 4 tháng xuất chuồng được trên 3 tấn lợn hơi.

Đến nay, gia đình ông đã gây dựng được mô hình theo quy mô gia trại gồm: 10 chuồng nuôi lợn thịt và 8 chuồng nuôi lợn sinh sản. Bình quân mỗi năm gia đình ông bán 12 tấn lợn hơi, với giá như hiện nay sau khi trừ chi phí ông thu lãi 150 triệu đồng.

Chia sẻ bí quyết để chăn nuôi thành công, ông Duẩn cho biết: " Để nuôi lợn đạt hiệu quả, gia đình đã thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, lựa chọn con giống rõ nguồn gốc, chú trọng công tác phòng dịch như dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng..."

Làm giàu từ phát triển mô hình chăn nuôi lợn hiện nay không phải là mới, tuy nhiên việc nắm bắt giá cả thị trường, công tác phòng trừ dịch bệnh phát triển đàn vật nuôi là vấn đề quan trọng đòi hỏi người chăn nuôi phải coi trọng và tìm cho mình hướng đi phù hợp.

Nắm bắt được vấn đề đó, mặc dù thời điểm giá lợn hơi giảm sâu nhưng gia đình ông Duẩn vẫn chăn nuôi thành công và duy trì ổn định. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông còn tích cực tham gia các hoạt động do Hội Nông dân xã phát động như tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật chăm sóc bảo vệ đàn vật nuôi.

Năm 2017, ông vinh dự được UBND huyện Hoa Lư tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh giỏi.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu công tác quản lý và tổ chức hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông Dương Công Tuấn – Xã Cát Nê – Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)