Một số giải pháp đề xuất cho phát triển trang trại

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu công tác quản lý và tổ chức hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông Dương Công Tuấn – Xã Cát Nê – Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái (Trang 67 - 72)

Để phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới, cần tập trung vào các giải pháp sau: Có chính sách giao đất ổn định lâu dài cho các trang trại, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kết hợp với cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại để chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh

doanh. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận nhiều nguồn vốn tín dụng, nhất là với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Thủ tục vay vốn đơn giản, hợp lý, có sự ưu tiên, có thể tín chấp bằng công trình đầu tư trên đất. Có cơ chế chính sách bảo hộ cho sản phẩm nông sản trong nước, giải quyết nạn nhập lậu nông sản, ổn định giá. Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới với các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cao. Hàng năm có kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị kinh doanh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho các chủ trang trại, tạo điều kiện cho các chủ trang trại được đi tham quan học tập các mô hình trong và ngoài nước. Lao động làm việc trong các trang trại được tham gia các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định của tỉnh. Đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác chủ trang trại, hộ nông dân. Thực hiện mối liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, chủ trang trại. Đưa các trang trại chăn nuôi vào vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong hộ gia đình. Hướng dẫn các chủ trang trại nhất là trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có phương án xử lý và thực hiện nghiêm việc xử lý chất thải, nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Để phát triển sản xuất kinh doanh của trang trại thuận lợi, ít rủi ro chúng ta cần thực hiện một số những giải pháp sau:

3.4.2 Giải pháp cụ thể

* Giải pháp quản lý tổ chức

- Kịp thời giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện luật đất đai như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận KTTT, giải quyết tình trạng tranh chấp đất đai, quản lý, giám sát chặt chẽ thực hiện quyền sử dụng đất được giao của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất, nếu sử

dụng sai mục đích, không có hiệu quả thu hồi để giao cho các hộ có điều kiện và khả năng để phát triển KTTT.

- Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 03/2000/NQ- Cp, ngày 02/02/2000 của Chính phủ về KTTT, đặc biệt là thừa nhận địa vị pháp lý của trang trại để cácchủ trang trại tự động trong sản xuất, kinh doanh, liên kết, hợp tác có hiệu quả và thuận lợi trong việc mở rộng các quan hệ tài chính, tín dụng.

- Có kế hoạch cụ thể về phát triển kinh tế định hướng cho phát triển KTTT theo khả năng và lợi thế của mình.

* Giải pháp nâng cao kỹ thuật chuyên môn cho người lao động

- Để KTTT phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cao, cần phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại trong việc sử dụng lao động, có hướng đào tạo nâng cao tay nghề cho các lao động trong trang trại, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại.

- Các chủ trang trại cần được bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo về các kỹ năng như: Ra quyết định, quản lý, tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, đàm phán, sử dụng và quản lý các nguồn lực một cách hiệu quả và các quy trình sản xuất nông nghiệp bền vững như: An toàn vệ sinh thực phẩm, chăn nuôi an toàn sinh học,… Còn đối với lao động trong các trang trại cần được đào tạo về các kiến thức chuyên môn và tay nghề như: kiến thức chăn nuôi, thú y, phòng chống dịch bệnh.

* Gải pháp giám sát quản lý

- Đào tạo cán bộ quản lý trực tiếp lĩnh vực như chăn nuôi, thú y, cán bộ trợ giúp và chuyển giao khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho trang trại.

- Giám sát công việc hàng ngày của trang trại cần đôn đốc, nhắc nhở công nhân thường xuyên. Khi phát hiện heo ốm, bị bệnh thì cần báo cáo ngay với chủ trang trại và kỹ sư của công ty để xử lý kịp thời.

* Giải pháp về môi trường và phòng dịch bệnh

- Cần có quy hoạch xây dựng các trang trại hợp đảm bảo vệ sinh nhằm hạn chế tác động gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi.

- Cần làm tốt công tác xử lý chất thải chăn nuôi, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bằng cách xây dựng hệ thống trang trại hợp vệ sinh, xây

hầm biogas và sử dụng chế phẩm sinh học E.M (effective microorganisms) trong xử lý chất thải chăn nuôi.

* Giải pháp quản lý tài chính và hoạch toán kết quả

- Cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về vốn ưu đãi cho các hộ chăn nuôi.

- Khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn vốn tự có của các chủ trang trại để đầu tư vào sản xuất, kết hợp sản xuất, kinh doanh theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích, tránh thất thoát lãng phí.

- Công ty CP cần có chính sách gia tăng giá gia công đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư theo quy mô của các trang trại tạo điều kiện cho các hộ yên tâm sản xuất.

- Các ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay, tập trung hướng dẫn, giúp đỡ chủ trang trại lập dự án vay vốn theo hướng thiết thực.

3.4.3. Giải pháp đối với Công ty và trang trại

* Đối với Công ty CP Việt Nam

- Cần có chính sách khuyến khích đầu tư cho trang trại.

- Cần làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm chế biến của công ty.

- Cần có chính sách tác động để công ty có thể nâng mức giá gia công cho trang trại.

- Nhà nước và địa phương cần có sự liên kết với công ty trong việc hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho các hộ chăn nuôi.

* Đối với trang trại Dương Công Tuấn

- Nghiên cứu về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả xử lý cao và chi phí đầu tư phù hợp, kỹ thuật tách phân rắn để ủ compost và các công trình xử lý sau biogas trước khi xả thải vào môi trường.

- Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia công có thể tiếp cận với các đầu trong sản xuất chăn nuôi.

- Cần chủ động giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, khi có vấn đề cần xử lý ngay, xây dựng các khu xử lý chất thải phù hợp với quy mô chăn nuôi của trang trại.

- Cần nâng mức giá gia công lên để tạo thêm lợi nhuận cho các hộ chăn nuôi gia công. Tạo niềm tin cho các hộ yên tâm sản xuất lâu dài.

- Khuyến khích trang trại liên kết với các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất để tăng nguồn vốn đầu tư, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu công tác quản lý và tổ chức hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông Dương Công Tuấn – Xã Cát Nê – Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)