Tình hình công tác bảo vệ rừng trong nước

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (Trang 23 - 27)

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Tình hình công tác bảo vệ rừng trong nước

Ở nước ta đã có rất nhiều các chương trình dự an, chính sách của các cá nhân, tổ chức và nhà nước để nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng ví dụ như sau:

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Xuân Phương cùng với các tác giả khác năm 2003 và kết quả nghiên cứu điểm hiện nay tại tỉnh Sơn La đã cho thấy hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng làng bản và các tổ trong bản ở một số địa phương đã được giao đất giao rừng lâu dài, được cấp sổ đỏ và được quyền hưởng lợi. Kết quả đã chỉ ra rằng các đối tượng trên đều thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển rừng. Không có biểu hiện nào cho thấy cộng đồng, nhóm hộ yếu kém trong việc quản lý, thậm chí rừng còn được khôi phục và bảo vệ tốt hơn rừng của hộ gia đình như tại bản Nà Ngà của xã Chiên Hặc.[6]

Về vấn đề xây dựng quy ước bảo vệ rừng thì Đỗ Đình Sâm, Hoàng Liên Sơn và Lê Quang Sơn trong nghiên cứu của mình về “Forest governance in VietNam” đã chỉ ra rằng, từ năm 2000 các cộng đồng người dân địa phương đã được khuyến khích lập hương ước quản lý bảo vệ của cộng đồng được chi

cục hoặc cơ quan lâm nghiệp công nhận. Trong tỉnh Lai Châu có 1.791 ngôi làng của 145 xã có quy ước, và ở tỉnh Sơn La, Hòa Bình có 339 và 1.566 quy ước, tương ứng. Những quy ước được xây dựng dựa theo phong tục và truyền thống quản lý và bảo vệ rừng, đồng thời được sửa đổi và phát triển để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn hiện nay. Các mô hình quản lý đã chứng minh là có hiệu quả, được công nhận và được áp dụng rộng rãi. Các mô hình không chỉ củng cố vai trò của người dân trong quản lý và bảo vệ rừng, mà còn là củng cố vai trò của của phụ nữ .[8]

Bên cạnh đó Jean-Christophe Castellaa, Stanislas Boissaua, Nguyễn Hải Thanh và Paul Novosad đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của việc giao đất giao rừng ở một số tỉnh miền núi Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra quá trình hình thành việc giao rừng và ảnh hưởng của việc giao rừng đến hệ thống sinh kế định canh định cư, đến sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Từ đó rút ra bài học cho các can thiệp đến sự phát triển cũng như tác động của các chính sách.[9]

Theo nghiên cứu của Vũ Hoài Minh và Dr. Hans Warfving tại Nghệ An cho thấy tại đây mô hình quản lý rừng có sự tham gia của người dân đã xuất hiện rất sớm và đã thu được một số kết quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Năm 1992 hạt kiểm lâm đã thực hiện giao 300 ha rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn Thạch Dương, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Sau khi nhận rừng thôn đã tổ chức quản lý bảo vệ, người dân khi tham gia quản lý bảo vệ được trả công bằng thóc. Và đến năm 1998 đã tiến hành khai thác và bán ra thị trường, số tiền thu được ngoài việc chia cho các hộ gia đình trong thôn khoảng 40 đến 50 triệu đồng, còn lại để làm quỹ thôn. Cũng trong nghiên cứu này, làng Khe Ngầu thuộc xã 18 Thạch Dương, huyện Tương Dương đã được giao 276 ha rừng tự nhiên vào năm 1995 để quản lý bảo vệ. Người dân còn được một số tổ chức hỗ trợ về cây, con giống và tiền mặt để phát triển sản

xuất. Trong thỏa thuận cộng đồng phải quản lý bảo vệ 120 ha rừng lá rộng thường xanh và xúc tiến tái sinh trên 50 ha.[5]

Theo báo cáo của Phạm Thanh Lâm, Chi cục trưởng kiểm lâm Quảng Nam về kết quả và thực trạng giao rừng cho người dân tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam cho thấy, hiện nay tại Quảng Nam diện tích rừng do cộng đồng dân cư thôn quản lý là 160.540 ha, chiếm 24,06%. Cộng đồng dân cư thôn hầu như chưa nắm cụ thể được ranh giới, diện tích đất lâm nghiệp được giao, rừng và đất rừng giao cho cộng động chỉ mới dừng lại trên quyết định, chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng. Việc hưởng lợi sản phẩm từ rừng đối với từng hộ gia đình chưa thể hiện rõ ràng nên người dân vẫn chưa thấy được rừng đó thực sự là của mình, nên công tác quản lý bảo vệ chưa đạt được kết quả cao. Tình trạng khai thác, vân chuyển lâm sản trái phép, phát rừng làm rẫy trên diện tích đất rừng đã giao cho cộng đồng quản lý vẫn diễn ra.[4]

Theo báo cáo của Khổng Trung, sở NN và PTNT tỉnh Quảng Trị về công tác giao rừng tự nhiên đến hộ gia đình và cộng đồng tại Quảng Trị cho thấy, từ năm 2005 đến năm 2010 Quảng Trị đã tổ chức giao 4.615,2 ha rừng cho cộng đồng và hộ gia đình, trong đó gia cho 31 cộng đồng với diện tích là 4.194,3 ha. Và theo Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện giao rừng tự nhiên thí điểm tại Huyện Hướng Hoá và Đakrông của Chi cục kiểm lâm Quảng Trị năm 2008 thì huyện Hướng Hoá đã giao 187,9ha và huyện Đakrông đã giao 1.318,5ha cho cộng đồng quản lý bảo vệ rừng. Đối tượng rừng giao là rừng phòng hộ ít xung yếu, giao cho các đồng bào dân tộc ít người như Vân Kiều, Pako. Qua thực hiện giao thí điểm rừng tự nhiên cho cộng đồng và hộ gia đình ở 2 huyện bước đầu đã đạt được một số kết quả như là hạn chế được các vụ vi phạm tài nguyên rừng, rừng được phục hồi và phát triển tốt, đồng thời tạo được động lực phát triển kinh tế cho người dân. Tuy nhiên còn một số hạn chế là nghiệp vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng của người dân chưa cao, đặc

biệt là việc đầu tư làm giàu rừng của cộng đồng và hộ gia đình chưa được quan tâm.[11]

Về việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thì theo Khổng Trung, với sự hỗ trợ của dự án, 11 cộng đồng thuộc các xã A Vao, Tà Long, Pa Nang, Đakrông, A Ngo, Húc của Quảng Trị đã xây dựng được kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, được UBND xã phê duyệt, song việc thực hiện kế hoạch đó vẫn chưa được triển khai.[4]

Một thực tế là không chỉ riêng ở Quảng Trị mà hiện nay rất nhiều cộng đồng ở các tỉnh trên cả nước hoặc là không xây dựng kế hoạch quản lý rừng sau khi giao hoặc là có kế hoạch nhưng việc triển khai thực hiện chưa có hiệu quả. Đã có nhiều nghiên cứu về việc lập kế hoạch quản lý rừng sau khi giao, trong đó phải kể đến đề tài của Bảo Huy về “Xây dựng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số J Rai và Bahnar ở tỉnh Gia Lai”, để tài đã tiến hành xây dựng tài liệu hướng dẫn: “ Lập kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng”. Hướng dẫn này có hệ thống theo tiến trình, dưới dạng các cộng cụ để lập kế hoạch để kinh doanh rừng dựa vào cộng đồng sau khi giao đất giao rừng. Các phương pháp điều tra và lập kế hoạch quản lý rừng được giới thiệu là đơn giản, tạo điều kiện để người dân có khả năng tham gia, có tính thực tiễn và như là một tài liệu cụ thể hóa các quy phạm lâm sinh hiện hành cho phù hợp với điều kiện quản lý rừng của các người dân dân tộc thiểu số.[3]

Ngoài ra Chi cục kiểm lâm Đắc Lắc cũng xây dựng tài liệu hướng dẫn quản lý rừng có sự tham gia của người dân. Nội dung của tài liệu đề cập đến quá trình xây dựng quy chế bảo vệ và phát triển rừng, lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây dựng hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với rừng của người dân. Trong từng quá trình đó, tài liệu cũng chú ý mô tả vai trò của các bên liên quan.[3]

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)