PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Thực trạng công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
4.3.4. Công tác bảo vệ phát triển rừng của xã
Bảng 4.13:Các hoạt động bảo vệ phát triển rừng mà các hộ gia đình tham gia
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018) Các hoạt động
Thôn Phú Mậu Thôn Bản Liêm Thôn Khổi Mèo Số hộ Diện
tích(ha) Số hộ Diện
tích(ha) Số hộ Diện tích(ha)
- Bảo vệ rừng 20 300,32 20 240,8 20 320,5
- Trồng mới rừng
20 45,5 20 24,4 20 52,7
- Nhận khoanh nuôi tái sinh
0
Tổng 20 345,82 20 265,2 20 373,2
Trong thôn 100% các hộ gia đình tham gia vào các hoạt động bảo vệ phát triển rừng, người dân tham gia bằng cách trồng mới rừng,thực hiện tốt chính sách phủ xanh đất chống, đồi chọc. Điều này cho thấy ban quản lý rừng cũng như tán bộ kiểm lâm xã có những đóng góp, tuyên truyền, vận động người dân tham gia công tác bảo vệ phát triển rừng tại địa bàn sinh sống.
Bảng 4.14: Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng năm 2018
Chỉ tiêu Đơn vị tính (ha)
Đơn giá
(đồng/ha) Thành tiền
Phân theo nguồn vốn
NSNN DVMTR
I.Bảo vệ rừng
1.1.Rừng Đặc
dụng
-Rừng tự nhiên 245,25 127.000 31.146.750 0 31.146.750 1.2.Rừng sản
xuất
- Rừng tự nhiên 916,07 200.000 183.214.000 183.214.000 0 1.962,3 127.000 249.212.100 0 249.212.100
-Rừng trồng 66.16 127.000 8.402.320 0 8.402.320
II.Trồng rừng
2.1.Trồng rừng
SX 30 4.500.000 135.000.000 135.000.000 0
Tổng 3.219,7 5.081.000 606.975.170 318.214.000 288.761.170
(Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Liêm Phú năm 2017) Công tác bảo vệ phát triển rừng luôn luôn được chú trọng, trong công tác bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng là 3.189,7ha với số tiền chi trả cho công tác bảo vệ rừng là 330.707.850 đồng từ nguồn vốn nhà nước và dịch vụ môi trường rừng. Đối với công tác phát triển rừng, trồng rừng mới là 30ha. Số tiền chi trả cho trồng mới rừng là 135.000.000 đồng từ nguồn vốn nhà nước.
Bảng 4.15: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý của xã Liêm Phú
ĐVT: ha
Loại đất loại rừng Tổng cộng
Phân theo loại chủ quản lý BQL
RĐR
DN nhà nước
Hộ gia
đình UBND Tổng 5.324,28 670,50 3.312,00 713,08 628,70 I. Rừng phân theo nguồn
gốc 4.251,98 245,25 2.878,37 658,15 470,21
1. Rừng tự nhiên 4.163,91 245,25 2.876,89 620,68 421,09
- Rừng nguyên sinh 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
- Rừng thứ sinh 4.163,91 245,25 2.876,89 620,68 421,09
2. Rừng trồng 88,07 0.00 1,48 37,47 49,12
- Trồng mới trên đất chưa có
rừng 87,68 0.00 1,48 37,08 49,12
- Trồng lại sau khai thác 0,39 0.00 0.00 0,39 0.00
- Tái sinh tự nhiên sau khai
thác 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
* Trong đó (cao su, đặc sản) 32,10 0.00 1,48 19,98 10,64
+ Cây cao su 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
+ Cây đặc sản 32,10 0.00 1,48 19.98 10,64
IV. Rừng gỗ TN phân theo
TL 4.139,45 245,25 2.853,34 620,68 420,18
1. Rừng giàu 1.488,22 55,87 1.291,08 0.00 141,27
2. Rừng trung bình 1.159,08 80,64 1.072,42 0.00 6,02
3. Rừng phục hồi 169,83 26,13 99,76 0.00 43,94
4. Rừng nghèo 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
5. Rừng chưa có trữ lượng 1.322,32 82,61 390,08 620,68 228,95 V. Đất chưa có rừng 1.072,30 425,25 433,63 54,93 158,49 1. Mới trồng chưa thành rừng 53,39 3,11 6,47 19,25 24,56 2. Có cây gỗ tái sinh 170,24 70,20 61,48 13,79 24,77 3. Không có cây gỗ tái sinh 772,84 351,94 354,31 5,39 61,20
4. Núi đá 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
5. Có cây nông nghiệp 75,83 0.00 11,37 16,50 47,96
6. Đất khác trong lâm nghiệp 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
(Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Liêm Phú năm 2017) Diện tích rừng của xã chủ yếu thuộc doanh nghiệp nhà nước quản lý chiếm 62,2 % tổng diện tích rừng tự nhiên,còn lại là ban quản lý rừng chiếm 12,6%, hộ gia đình chiếm 13,4% và Ủy ban nhân dân chiếm 11,8 %.
4.3.5. Chi trả dịch vụ môi trường rừng của xã liêm phú
Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng chủ yếu được chi trả cho người dân trên địa bàn và cán bộ kiểm lâm làm nhiệm vụ cụ thể như bảng sau:
Bảng 4.16: Tổng chi trả DVMTR
TT Nội dung chi Tổng chi
(Đồng) 1 Chi xây dựng phương án PCCCR, quy vùng sản xuất nương
rẫy, diễn tập CCR.
600.000 2 Chi công tác tuần tra, kiểm tra, PCCCR, bồi dưỡng người được
huy động để ngăn chặn chống chặt phá rừng. 3.200.000 3 Khoán chi xăng, dầu cho phương tiện kiểm tra tuần rừng 600.000 4 Phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật và tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng. 1.300.000
5 Công tác kiêm nhiệm, bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ 4.680.000
6 Chi hoạt động Ban chỉ đạo 802.860
7 Hội nghị, hội thảo sơ kết, tổng kết và công tác thi đua khen
thưởng 2.500.000
Tổng 13.682.860
( Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Liêm Phú năm 2017) 4.3.6. Vai trò của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Liêm Phú
Hình 4.1: Sơ đồ thể hiện sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Liêm Phú
Khu rừng xã Liêm Phú Cán bộ
kiểm lâm
Cộng đồng dân cư
Tổ quản lý rừng các thôn Chính
quyền xã
Hộ gia đình
Các đoàn thể
Chính quyền thôn
- Vai trò của cộng đồng dân cư thôn, bản: Cộng đồng dân cư thôn và dân địa phương có cuộc sống gắn bó với rừng, họ vừa là đối tượng chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng, đất rừng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, họ vừa là đối tượng tham gia các hoạt động BVR như tuần tra, thông tin cho các cơ quan ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến rừng. Như vậy, người dân trong cộng đồng dân cư thôn đóng vai trò quan trọng có thể trở thành trung tâm đồng quảnlý tài nguyên rừng.
- Vai trò của hộ gia đình:
+ Là thành viên của cộng đồng, có những đóng góp trực tiếp trong các hoạt động của cộng đồng.
+ Có thể nhận quản lý, nhận khoán bảo vệ một phần đất đai, tài nguyên trên địa bàn thôn/bản.
+ Có khả năng tham gia giám sát các hoạt động của cộng đồng và các hoạt động đồng quản lý rừng.
- Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội (đoàn thể): Các tổ chức chính trị xã hội trong thôn như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân,... là các tổ chức hoạt động theo điều lệ Hội, ngoài thực hiện các công việc chung. Hội còn tham gia rất nhiều vào công tác như tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học đồng thời vận động nhân dân tham gia các hoạt động quản lý tài nguyên trên địa bàn, bên cạnh đó các tổ chức này còn có năng lực giám sát đánh giá các hoạt động của cộng đồng và các tổ chức tham gia quản lý bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn.
- Vai trò của cán bộ kiểm lâm :
+ Phụ trách quản lý bảo vệ khu rừng của xã, lập kế hoạch tổ chức lãnh đạo các tổ bảo vệ rừng tại các thôn phối hợp với người dân trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng.
+ Giám sát các hoạt động quản lý và sử dụng TNR trên địa bàn của xã.
+ Tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ và phát triển TNR.
+ Hỗ trợ về chuyên môn và nghiệp vụ trong công tác quản lý bảo vệ TNR cho công tác đồng quản lý.
- Vai trò của tổ quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy các thôn:
Được giao nhiệm vụ tuần tra bảo vệ an ninh trật tự xã hội trên địa bàn đồng thời thực hiện công việc bảo vệ tài nguyên rừng, PCCCR, phát hiện bắt giữ và xử lý các hành vi vi phạm TNR theo quy ước của thôn đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng xử lý các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng do mình bắt giữ chuyển giao.
- Vai trò của chính quyền xã: Là trung gian của các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng, chỉ đạo các hoạt động quản lý ở cấp thôn đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển của các thôn. Giám sát, đánh giá các hoạt động quản lý tài nguyên của các cộng đồng thôn bản trên địa bàn xã, giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng.
- Vai trò của chính quyền thôn: Có vai trò quan trọng, giải quyết trong việc nhận rừng để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành các hoạt động của thôn về thực hiện công tác quản lý BVR, là trung tâm khâu nối các quan hệ giữa chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan với hộ gia đình, người dân thuộc cộng đồng trong việc thực hiện đồng quản lý.
4.4. Thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ phát triển rừng của xã Liêm Phú
4.4.1. Thuận lợi
- Có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú giàu tiềm năng phát triển các ngành nghề du lịch sinh thái, có diện tích đất rừng, rừng tự nhiên rộng lớn thuận lợi phát triển kinh tế cho địa bàn xã.
- Có nguồn lao động dồi dào từ chính người dân trong thôn bản, người dân cần cù, chăm chỉ chịu khó trong các hoạt động phát triển kinh tế hộ.
- Luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy- HĐND- UBND huyện, sự giúp đỡ của các phòng, ban của UBND huyện Văn Bàn.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, và sự phố hợp chặt chẽ của thường trực HĐND xã, các ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng đứng chân trên địa bàn xã trong công tác bảo vệ phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
- Cán bộ xã có trình độ đại học khả năng tiếp thu và thực hiện các công tác quản lý và bảo vệ phát triển rừng được giao phó tốt.
- Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của người dân trong địa bàn xã, người dân trên địa bàn xã sẵn sàng thực hiện cách chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.
- Chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được đảm bảo, người dân yên tâm trong sản xuất cũng như trong các công tác bảo vệ phát triển rừng.
4.4.2. Khó khăn
- Ý thức của người dân trên địa bàn xã chưa cao, gia súc, gia cầm đặc biệt là trâu, bò còn chăn thả tự do, khó kiểm soắt, làm ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ phát triển lâm nghiệp như trồng rừng và bảo vệ rừng đã có.
- Người dân chưa thực sự tham gia vào các công tác bảo vệ phát triển rừng, một số người dân vẫn cố tình thai thác rừng trái pháp luật, hoặc là biết người vi phạm nhưng không báo với cán bộ kiểm lâm để tiến hành điều tra và xử lý.
- Lực lượng bán bộ kiểm lâm xã mỏng, địa vị pháp lý chưa rõ ràng, trang thiết bị, phương tiện thiếu thốn, lạc hậu. Chế độ, chính sách cho kiểm lâm chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo huấn luyện nhiệm vụ, giáo dục đạo đức phẩm chất cho đội ngũ bảo vệ rừng nhất là kiểm lâm chưa được coi trọng đúng mức, chưa có cơ sở, vật chất cho việc huấn luyện.
- Phạm vi quản lý của kiểm lâm quá rộng, địa hình đồi núi, sông suối chia cắt phức tạp, khó khăn trong việc kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi phạm và sử lý.
- Vai trò trách nhiệm của cán bộ thôn, của các tổ chức, cá nhân hộ gia đình trong nhiệm vụ bảo vệ rừng chưa thực sự vào cuộc kịp thời, người dân vẫn còn có thái độ e ngại, né tránh ngại va chạm với các đối tượng lâm tặc, chưa tích cực tham gia phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc đấu tranh, tố rác các đối tượng có hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
- Hoạt động tuyên truyền, vận động và phổ biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng đúng mức và không có sự lồng ghép với các dự án, chương trình lễ hội hay hoạt động của các ban, ngành liên quan.
- Thủ tục hành chính kiểm soát khai thác gỗ (phê duyệt, cấp phép) quan liêu, gây phiền hà cho người dân, do trình độ học vấn thấp, gây ra việc người dân vì ngại mà bỏ qua không chấp hành pháp luật, nhất là khi số lượng gỗ khai thác mỗi lần không lớn.
- Cuộc sống của người dân địa phương vẫn còn khó khăn, nhận thức hạn chế, nghành nghề khác chưa phát triển dẫn đến sự phụ thuộc vào rừng lớn.
4.4.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác bảo vệ phát triển rừng của địa bàn
- Điểm mạnh:
+ Có đội ngũ cán bộ xã có trình độ cao.
+ An ninh, Chính trị ổn định.
+ Diện tích rừng rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
+ Người dân trong địa bàn cần cù, chịu khó trong công tác bảo vệ phát triển rừng.
+ Xã có diện tích đất nông, lâm nghiệp rộng lớn có tiềm năng phát triển dịch vụ nông, lâm nghiệp.
+ Cảnh quan thiên nhiên sạch, đẹp.
trên các con sông, suối có nhiều thác bay đẹp thuận lợi cho việc phát triển tiềm năng du lịch sinh thái.
- Điểm yếu:
+ Địa hình đồi núi, sông suối hiểm trở, bị chưa cắt.
+ Trình độ nhận thức của người dân chưa cao
+ Khai thác rừng, săn bắn động vật trái phép vẫn xảy ra, cán bộ kiểm lâm chưa kiểm soát được hết.
+ Sự phối hợp giữa cán bộ kiểm lâm và người dân trong công tác bảo vệ phát triển rừng chưa cao.
+ Người dân vẫn quen thói sinh hoạt lạc hậu, gia súc chăn thả tự do khó khăn cho cán bộ kiểm lâm trong công tác bảo vệ phát triển rừng.
- Cơ hội:
+ Có cơ hội xuất bán các sản phẩm lâm sản.
+ Xuất bán các cây dược liệu, cây cảnh.
- Thách thức:
+ Sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, cạnh tranh về giá cả thị trường
4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn xã Liêm Phú
- Xuất phát từ phân tích các thuận lợi - khó khăn gặp phải và phân tích SWOT, tôi đề xuất các giải pháp như sau:
+ Tuyên truyền, tập huấn, giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân.
+ Vận động, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng và khen thưởng cho người dân đã tham gia bảo vệ phát triển rừng.
+ Nghiêm cấm người dân chăn thả gia súc tự do, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt tài chính theo mức độ và số lần vi phạm.
+ Phải thực hiện biện pháp chế tài, xử phạt đối với người vi phạm hoặc đối với người biết người vi phạm mà không thông báo với cán bộ kiểm lâm.
+ Nâng cao vai trò, trách nghiệm của cán bộ thôn, của các tổ chức, cá nhân hộ gia đình trong công tác bảo vệ phát triển rưng.
+ Cần có thêm biên chế tuyển dụng cán bộ kiểm lâm, cán bộ quản lý bảo vệ rừng. Cần phân quyền quản lý và chi trả mức lương hợp lý rõ ràng, mở lớp đào tạo huấn luyện cho đội ngũ quản lý bảo vệ rừng nhất là cán bộ kiểm lâm, cung cấp trang thiết bị, phương tiện tuần tra kiểm soát cho cán bộ và nhân viên, xây dựng một đội ngũ nhân viên tận tình với công việc có cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng.
+ Chú trọng đến việc trao quyền quản lý cho người dân, giao đất giao rừng cho công đồng dân cư hỗ trợ quản lý và bảo vệ, Công tác quản lý, bảo vệ rừng chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương. Vì thế, chính quyền địa phương phải xem đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết các vấn đề đất đai, sinh kế, an sinh xã hội, đồng thời có biện pháp răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm.
+ Tăng cường công tác phối hợp với các ngành chức năng, các thôn triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ đạo lực lượng công an xã, dân quân, kiểm lâm địa bàn tổ chức tuần tra trên các tuyến đường liên xã, liên thôn để kịp thời ngăn chặn các hành vi mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 133/2015/NĐ-CP “ Quy định việc phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng”.
+ Có chính sách bảo vệ, giữ bí mật, khen thưởng thích đáng đối với những cá nhân mạnh dạn tố cáo các đối tượng có hành vi vi phạm lâm luật như khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
+ Duy trì hoạt động tuần tra, kiểm soát của các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng các thôn. Tổ chức tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và công tác tiếp dân theo quy định.
+ Cụ thể hóa các quy định pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa của người dân địa phương để họ hiểu rõ chính sách phát triển lâm nghiệp, tôn trọng tập tục của người dân địa phương; Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp, bao gồm cả lợi ích từ sản phẩm gỗ; Quy định cụ thể về đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ điều tra, thiết kế và cấp phép khai thác cho người dân địa phương; Vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong hoạt động quản lý bảo vệ. Bên cạnh đó, hỗ trợ, tư vấn về hoạt động quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động sau giao rừng (làm giàu, phục hồi, tuần tra, khai thác…); Điều tra hiện trạng rừng cộng đồng, xác định tăng trưởng và trữ lượng có thể khai thác được hàng năm.
+ Xây dựng các kênh truyền thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng để người dân hiểu và tuân thủ đúng quy định của Luật Lâm nghiệp; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng phân theo địa phương và các chủ rừng, kế hoạch giám sát, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo từng năm; Cấp quyền sử dụng đất hợp pháp cho người dân đối với những hộ có rừng, nương rẫy đã khai hoang từ lâu để hợp thức hóa thủ tục về đất đai, tránh tình trạng tranh chấp giữa các hộ.
+ Phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng phải được thực hiện theo kế hoạch, chương trình cụ thể, trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương trong từng giai đoạn, không áp dụng máy móc, khuôn mẫu, mà phải thường xuyên sáng tạo, thường xuyên bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương.