Nhiều nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu và triển khai nhiều chương trình dự án về bảo vệ phát triển rừng như: chính phủ Trung Quốc hiện đang triển khai chương trình phục hồi rừng lớn nhất thế giới, diện tích đất canh tác ở những khu vực có độ dốc lớn được chuyển thành đất rừng, có hàng nghìn hộ được trợ cấp để thực hiện chương trình này. Nhà nước phát huy quyền tự chủ và sự tham gia của địa phương trong khi thực hiện chương trình, các chính sách về lâm nghiệp có sự thay đổi, cộng đồng địa phương và chính quyền cơ sở được gia tăng về quyền lực trong việc ra quyết định về quản lý và sử dụng rừng. Mặc dù vậy, hiệu quả về kinh tế, xã hội của chương trình là chưa cụ thể, rõ ràng, sinh kế của người dân chưa được cải thiện, nhưng chính sách đã giúp cho diện tích rừng được tăng lên, các giá trị của rừng được cải thiện.
Nhiều nghiên cứu như: Mr J. I. Elorrieta [2002] về “Biện pháp trồng rừng trong chương trình phát triển nông thôn ở Navarra”, Nuchanata Mungkung (2012) về “Phân tích kinh tế lượng đối với chương trình bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ở vùng đầu nguồn Mae Salong ở Thái Lan”. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu cơ chế chính sách, kinh nghiệm và các giải pháp quản lý sử dụng rừng bền vững có sự tham gia của cộng đồng địa phương như nhóm dân tộc thiểu số, nhóm sử dụng rừng, lâm nghiệp cộng đồng,... Quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng, trao quyền ra quyết định cho người dân, bình đẳng giới trong quản lý sử dụng rừng, các nghiên cứu này đã chỉ ra những mặt tích cực, những tồn tại hạn chế cũng như là thách thức trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng.
Đối với các nghiên cứu trong nước như: Báo cáo “Đánh giá thực hiện 10 năm thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004” trong khuôn khổ hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP) đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng cụ thể như sau: Luật
bảo vệ và phát triển rừng vẫn mang tính định hướng, tạo ra một lĩnh vực pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đa tầng, cồng kềnh, có không ít mâu thuẫn và chồng chéo, tính minh bạch, tính khả thi chưa cao thể hiện chưa làm rõ cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu rừng tự nhiên và cơ chế thực hiện các quyền của chủ rừng, các quy định về khai thác rừng chưa tạo điều kiện phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của chủ rừng; cơ chế chính sách hưởng lợi còn nhiều bất cập, thiếu chính sách khuyến khích phát triển công bằng và thương mại lâm sản; cơ chế, chính sách đầu tư, tín dụng, tài chính còn bất cập chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất lâm nghiệp.
Trong cuốn “Phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa – Tổng quan kết quả nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam” đã chỉ ra tác một số tồn tại trong chính sách và việc thực thi chính cách quản lý bảo vệ rừng, cụ thể như sau: việc xử lý vi phạm pháp luật về rừng, đất đai khó khăn, thường kéo dài. Công tác bảo vệ rừng chưa tiến hành một cách toàn diện, cấp chính quyền địa phương chưa có các giải pháp hữu hiệu đối với công tác bảo vệ rừng, đầu tư cho lâm nghiệp thấp lại dàn trải; vốn ngân sách đầu tư cho chương trình giống lâm nghiệp ở các địa phương thiếu, một số địa phương không đầu tư bổ sung nên kết quả thực hiện dự án còn bị hạn chế; hệ thống nhân giống và dịch vụ giống còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Trong báo cáo “Đánh giá các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến công tác quản lý các khu rừng đặc dụng tại Việt Nam”trong khuôn khổ dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên đã chỉ ra rằng: Các nhóm dân tộc khác nhau, mang những đặc trưng văn hóa khác nhau, có những nhận thức và phản ứng với chính sách phân quyền cũng khác nhau. Việc thực hiện chính sách giao đât giao rừng đã mang lại một số tác động tích cực, nhiều chương trình, dự án đi kèm theo chính sách này đã giúp đỡ, hỗ trợ người dân địa phương, và nhận thức của người dân về sự cần thiết
phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng được nâng lên.
Tuy nhiên các chính sách này vẫn chưa đạt được những mục đích chính của chúng: quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng tốt hơn.
Trong báo cáo “Đánh giá các chính sách có liên quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình ở vùng miền núi Bắc Bộ” của Viện nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới (2011), chỉ ra những bất cập, thiếu minh bạch của các chính sách chủ yếu có liên quan đến quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình làm cản trở động lực của người dân tham gia BV&PTR tự nhiên.
Bài viết “Tác động của chính sách, pháp luật đến quản lý tài nguyên rừng công bằng và bền vững” đã phân tích, bình luận để có cái nhìn toàn diện về quản lý tài nguyên rừng công bằng và bền vững. Việc phân tích được tiến hành từ hai cả hai phương diện: xây dựng chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, với hai cấp độ: cấp quốc gia và cấp địa phương; theo hai chiều hướng: tác động tích cực và tác động tiêu cực đến quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả phân tích chỉ ra rằng vẫn còn một số những rào cản liên quan đến quản lý rừng công bằng và bền vững như việc chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng; việc chậm ban hành các quy định về phương pháp và cách thức định giá rừng, giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản, chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan,… song những phát hiện chính nêu trên cho thấy quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động rất mạnh của chính sách và pháp luật.
Nhìn chung các nghiên cứu đã thực hiện, kể cả trong nước và ngoài nước, đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến đề tài như: Hệ thống chính sách bảo vệ và phát triển rừng; Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng; Sự tham gia của cộng đồng đia phương trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng; Quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng; Chia sẻ lợi ích trong quản lý tài nguyên rừng. Một số nghiên cứu tập
trung vào nghiên cứu phân tích hệ thống chính sách bảo vệ và phát triển rừng về sự thay đổi trong phân loại và quy hoạch rừng, quy chế quản lý các loại rừng, quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng, hỗ trợ trong bảo vệ và phát triển rừng, chia sẻ lợi ích,... Đồng thời các nghiên cứu này cũng phân tích và chỉ ra những tồn tại hạn chế liên quan đến các lĩnh vực trên. Một số nghiên cứu còn lại tập trung nghiên cứu ảnh hưởng, tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng. Các nghiên cứu này đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương, của khu vực và trên phạm vi toàn quốc.
Xuất phát từ thực tiễn trên việc “ Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ” là rất cần thiết.
PHẦN 3