CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING TRONG KINH
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI AGRIBANK ĐĂK NÔNG
3.3.3. Tổ chức thực hiện và kiểm tra marketing dịch vụ thẻ
Cách thức tổ chức thực hiện hoạt động marketing dịch vụ thẻ hiện nay tại AgriBank Đăk Nông chủ yếu thực hiện phân tán ở nhiều bộ phận khác nhau.
Nó sẽ có ƣu điểm là giảm thiểu chi phí, đơn giản trong khâu xây dựng tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao thì chi nhánh cần phải phối hợp tổ chức hoạt động giữa phòng marketing và các phòng ban khác và phải có một vị trí độc lập trong mô hình tổ chức của chi nhánh. Và công việc quan trọng tiếp theo là tuyển dụng và đào tạo cán bộ nhân viên về nghiệp vụ marketing ngân hàng, việc chuyên môn hóa này sẽ giúp các cán bộ chi nhánh phát huy tốt năng lực của mình, tận dụng tốt các nguồn lực vào hoạt động marketing và hoạch định, tổ chức thực hiện các chiến lƣợc có hiệu quả nhất.
Cần phải có sự kiểm tra thường xuyên và trong suốt quá trình đối với việc thực hiện các chính sách marketing dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank Đăk Nông, đó là việc kiểm tra về tiến độ thực hiện, về nội dung thực hiện so với kế hoạch, kiểm tra tình hình lãi lỗ, khả năng sinh lời của các sản phẩm dịch vụ trên địa bàn Đăk Nông, kiểm tra từng nhóm khách hàng, kênh phân phối đánh giá, nâng cao hiệu suất, tác dụng của các chi phí marketing, và kiểm tra mức độ khai thác cơ hội về thị trường, sản phẩm và các kênh phân phối có liên quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý luận của chương 1 và thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ của AgriBank Đăk Nông trong chương 2, chương 3 đã đưa ra các giải pháp marketing nhằm phát triển dịch vụ thẻ. Các giải pháp đƣợc đƣa ra mang tính thực tiễn, gắn liền với hoạt động hiện tại của AgriBank Đăk Nông như định hướng lại thị trường mục tiêu cho từng sản phẩm thẻ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra một số kiến nghị đối với AgriBank góp phần giải quyết những tồn tại tạo điều kiện phát triển trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của toàn hệ thống Agribank nói chung cũng nhƣ Agribank Đăk Nông nói riêng.
KẾT LUẬN
Với vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Agribank có nhiều tiềm lực để nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ phát triển dịch vụ thẻ.
Nhận thức đƣợc vai trò của kinh doanh dịch vụ thẻ trong hoạt động ngân hàng, trong những năm qua Agribank đã chú trọng đầu tƣ công nghệ, cải tiến sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ và đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn hệ thống. Agribank đang dần khẳng định vị thế của những ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống.
Trong khuôn khổ Đề tài này, tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tổng hợp, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về chất lƣợng dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại. Từ đó thấy được vai trò quan trọng của dịch vụ này đối với nền kinh tế, đối với xã hội, đối với các ngân hàng thương mại và đối với người sử dụng thẻ.
Thứ hai, trên cơ sở thực tiễn hoạt động dịch vụ thẻ tại Agribank chi nhánh Đăk Nông, đề tài đã trình bày những nội dung căn bản về thực trạng marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ, chất lƣợng dịch vụ thẻ của Agribank, đồng thời phân tích cụ thể những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn hạn chế và những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thẻ.
Thứ ba, dựa vào những nguyên nhân tồn tại và định hướng phát triển hoạt động dịch vụ thẻ của Agribank Đăk Nông trong thời gian tới, đƣa ra những giải pháp để hoàn thiện chính sách marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ trước sự ảnh hưởng của sự thay đổi không ngừng các công nghệ mới, Một trong giải pháp có thực hiện tại chi nhánh là định vị lại thị trường mục tiêu cho các sản phẩm thẻ hiện có. Ngoài ra, tác giả cũng đƣa ra các kiến nghị đối với Trụ sở chính (Agribank) nhƣ phát triển sản phẩm mới để làm đa dạng sản phẩm thẻ phù hợp với nhu cầu từng đối tƣợng khách hàng, hạ giá tại một số phân khúc giao dịch phổ biến để thu hút khách hàng, thay đổi quy trình giao
dịch theo hướng triển khai trực tuyến qua website để thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo an toàn bảo mật hạn chế rũi ro tối đa cho khách hàng, triển khai thêm các cách thức truyền thông hiện đại nhƣ SMS, facebook, zalo,… cũng nhƣ xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực chuyên nghiệp đủ “thông thái” tiếp nhận và xử lý các dịch vụ ngân hàng hiện đại trực tuyến cho khách hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Thạch Bích (2014), “Nâng cao tính bảo mật và an toàn trong thanh toán thẻ”, Thị trường tài chính tiền tệ, (8), tr. 23-25.
[2] Quản trị Marketing- Đinh hưởng giá trị, tác giả: Lê Thế Giới - Nguyễn Xuân Lãn - Võ Quang Trí- Đinh Thị Lệ Trâm - Phạm Ngọc Ái,xuất bản năm 2012, NXB Tài Chính.
[3] Hoàng Hà - Minh Quân (2014), “Nhân lực và công nghệ - quyêt định phát triển bền vững ngân hàng tương lai”, Tạp chí Tin học ngân hàng, 146 (16), tr. 6-9.
[4] Phạm Thị Huyền, Nguyễn Thị Thu Huyền, Phạm Văn Tuấn (2015), Marketing tới khách hàng tổ chức, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[5] Phạm Thị Huyền, Trương Đình Chiến (2012), Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[6] Nguyễn Thị Minh Kiều (2011), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại - xuất bản lần thứ 2, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh.
[7] Tiếp thị 4.0, tác giả: Philip Kotler, nhóm dịch: Nguyễn Khoa Hồng Thành – Hoàng Thùy Minh Anh – Nguyễn Quỳnh Nhƣ, xuất bản năm 2017, in lần thứ 3, nhà xuất bản Trẻ.
[8] Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk (2004), Quyết định số 63/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 01/03/2004 về tổ chức cán bộ, Đắk Lắk.
[9] Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đắk Nông (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, Đắk Nông.
[10] Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đắk Nông (2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Đắk Nông.
[11] Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đắk Nông (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018, Đắk Nông.
[12] Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đăk Nông (2014), Báo cáo kế hoạch phát triển ATM - Pos năm 2015.
[13] Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đăk Nông (2016), Báo cáo kế hoạch phát triển ATM - Pos năm 2016.
[14] Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đăk Nông (2017), Báo cáo kế hoạch phát triển ATM - Pos năm 2017.
[15] Lưu Văn Nghiêm (2000), Quản trị Marketing dịch vụ, NXB Đại họcKinh tế quốc dân, Hà Nội.
[16] Dương Hồng Phương (2014), “Thanh toán thẻ phát triển nhanh hướng dần đến bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (13), tr. 17-21.
[17] Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình kinh tế tiền tệ Ngân Hàng, NXBThống Kê, Hà Nội.
[18] Lưu Đan Thọ, Tôn Thất Hoàng Hải, Cao Minh Nhựt (2016), Marketing dịch vụ hiện đại, NXB Tài Chính, Hà Nội.
[19] Trịnh Quốc Trung (2011), Marketing Ngân Hàng, NXB Thống Kê, TP.
HCM.
[20] Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông (2016), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông.
[21] Quản trị Marketing, tác giả: Philip Kotler”, Dịch giả: nhiều dịch giả, xuất bản năm 2013, NXB Lao Động - Xã Hội.
PHỤ LỤC