Tạo lập môi trường học tập

Một phần của tài liệu Giải pháp maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh kon tum (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.3.1. Tạo lập môi trường học tập

Trong xã hội tri thức hiện nay, muốn tổ chức phát triển và đứng vững trong môi trường cạnh tranh đầy biến động thì chúng ta cần phải xây dựng các công ty, DN trở thành tổ chức học tập. Điều này đòi hỏi mọi nhân viên thuộc công ty phải nâng cao tinh thần học tập. Tất cả các hoạt động học tập đƣợc diễn ra một cách liên tục và kế thừa với mục đích nâng cao năng lực của bản thân.

Theo Pedler, Burgoyne và Boydell thì cho rằng: “Một tổ chức học tập là một tổ chức mà nó làm khích lệ việc học tập của tất cả các thành viên và tự nó luôn chuyển hóa liên tục”.

Theo Peter Senge thì “Tổ chức học tập là một tổ chức mà ở đó con người có thể liên tục mở rộng khả năng sáng tạo thành tích mà họ thực sự mong muốn, nơi mà những phương pháp tư duy mới có thể được phát triển, được nuôi dưỡng và nơi mà mọi người học tập một cách liên tục và học tập lẫn nhau”. [11]

Lý thuyết gia về học tập là Peter Senge đã xác định các nguyên tắc để

xây dựng một tổ chức học tập.

- Để cho học tập tổ chức diễn ra, nhà quản trị cấp cao cần cho phép mọi người trong tổ chức phát triển cái gọi là trí tuệ cá nhân. Các nhà quản trị phải trao quyền cho nhân viên và cho phép họ trải nghiệm, sáng tạo và khám phá những gì họ muốn.

- Sau khi đã phát triển trí tuệ cá nhân, các tổ chức cần khích lệ nhân viên phát triển và sử dụng mô hình trí tuệ phức tạp – cách thức tinh vi trong suy nghĩ nhằm thách thức họ tìm ra cách thức mới và tốt hơn trong thực hiện một nhiệm vụ - làm sâu thêm hiểu biết của họ về những điều liên quan đến một hoạt động cụ thể. Ở đây Senge lập luận rằng các nhà quản trị phải khích lệ nhân viên phát triển sự ƣa thích trải nghiệm và chấp nhận rủi ro.

- Các nhà quản trị phải làm mọi việc họ có thể làm để khuyến khích sự sáng tạo nhóm. Thường xuyên tổ chức đối thoại, giao tiếp, phát triển học tập hữu ích và môi trường sáng tạo. Senge nghĩ việc học tập trong nhóm (học tập diễn ra trong một nhóm hay đội) sẽ quan trọng hơn là việc học tập của cá nhân trong việc xây dựng tổ chức học tập. Ông chỉ ra rằng hầu hết những quyết định quan trọng đƣợc đƣa ra trong những đơn vị nhỏ nhƣ nhóm, bộ phận chức năng hay đơn vị kinh doanh.

- Các nhà quản trị phải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một tầm nhìn chung. Các kế hoạch học tập và chiến lƣợc kinh doanh của DN phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cần có chiến lƣợc phát triển khả thi.

- Các nhà quản trị khích lệ cho việc tƣ duy có hệ thống. Cần phải có đầy đủ các giai đoạn của tiến trình học tập: định nghĩa, nắm bắt, chia sẻ và tác động kiến thức.

Việc học tập chỉ có thể mang tính tổ chức khi người chủ DN khuyến khích nhân viên học tập nâng cao trình độ, cung cấp cơ hội học tập cho người lao động. Người học cam kết học tập với mục tiêu kế hoạch học tập rõ ràng và

có sự chuẩn bị cho việc đánh giá kết quả học tập.

Theo Reynolds, văn hóa học tập như là một “công cụ tăng trưởng” thúc đẩy học tập, nó giúp khuyến khích nhân viên cam kết một dãy các hành vi linh hoạt tích cực, trong đó có việc học tập.

Văn hóa học tập thúc đẩy việc học tập vì nó đƣợc ghi nhận bởi những nhà quản trị cấp cao, các nhà quản trị trực tuyến và nhân viên nhƣ là một tiến trình tổ chức thiết yếu mà tất cả họ có đƣợc sự cam kết và luôn luôn thực hiện.

Hành vi của các lãnh đạo sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập của tổ chức đó. Khi những nhà lãnh đạo chủ động hỏi và lắng nghe các nhân viên – bằng cách đó gây cảm hứng cho cuộc nói chuyện hay tranh luận – thì những người trong công ty sẽ cảm thấy có động lực hơn để học hỏi. Nếu các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung làm rõ các vấn đề, trao đổi những kiến thức có đƣợc, và kiểm tra lại một cách cẩn thận thì những việc này sẽ đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh. Khi cấp trên biểu thị sự sẵn sàng để tiếp nhận những quan điểm, ý kiến của người khác thì những nhân viên cũng cảm thấy như mình được khuyến khích đưa ra những ý tưởng và lựa chọn mới.

Môi trường văn hóa học tập ở đây sẽ là tự giác chứ không phải bắt buộc hay hướng dẫn.

Xây dựng nền văn hóa học tập nhằm tạo dựng các năng lực dài hạn cho tương lai chứ không phải là đáp ứng cho nhu cầu hiện tại và trong ngắn hạn.

Để xây dựng đƣợc văn hóa học tập, doanh nghiệp khuyến khích học tập nâng cao trình độ của nhân viên, bản thân chủ DN phải là tấm gương sáng về tinh thần ham học hỏi, cầu thị, phong cách quản lý khuyến khích học tập và phát triển của chủ DN sẽ tác động mạnh nhất đến văn hóa học tập này trong DN. Bên cạnh đó cần phải xây dựng một môi trường chia sẻ trong tổ chức, điều này sẽ là động lực để các cá nhân trong tổ chức không ngừng học hỏi và hình thành nên nền văn hóa học tập trong tổ chức.

Một phần của tài liệu Giải pháp maketing dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH tỉnh kon tum (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)