CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Quản lý thu ngân sách về mặt tổng thể đó là khai thác hiệu quả nguồn thu, song để đạt đƣợc mục tiêu quản lý này cần thực hiện thông qua các khâu công tác quản lý ngân sách, đó là: lập dự toán thu ngân sách, phân bổ và giao dự toán thu ngân sách; chấp hành dự toán thu ngân sách; quyết toán thu ngân sách và thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu ngân sách nhà nước.
1.2.1. Công tác lập dự toán thu ngân sách nhà nước cấp quận
Việc quản lý quá trình lập dự toán thu ngân sách cấp quận do UBND quận, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận thực hiện. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:
a. Đối với UBND quận
- Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới lập dự toán thu ngân sách thuộc phạm vi quản lý;
27
- Tổng hợp và lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét trước khi báo cáo UBND thành phố;
- Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách đƣợc UBND thành phố Giao, UBND quận trình HĐND quận quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp mình, đồng thời báo cáo UBND thành phố, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tƣ dự toán ngân sách quận và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp quận đã đƣợc HĐND quận quyết định;
- Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận, giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, dự toán thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho cấp phường trên cơ sở phương án phân bổ ngân sách cấp quận đƣợc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận thông qua;
- Lập phương án điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cấp quận, trình Hội đồng nhân dân quận quyết định theo yêu cầu của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong trường hợp Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận không phù hợp với dự toán thu, chi ngân sách cấp trên giao;
- Yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp phường điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.
b. Đối với Phòng Tài chính- Kế hoạch quận
- Tổ chức thảo luận về dự toán ngân sách hằng năm với các cơ quan, đơn vị cùng cấp.
Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính- kế hoạch tổ chức làm việc, thống nhất với các cơ quan, đơn vị cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp phường về dự toán thu ngân sách; yêu cầu bố trí lại những khoản thu trong dự toán chƣa hợp lý, chƣa phù hợp với khả năng thu ngân sách trong từng lĩnh vực, từng địa phương.
28
Đối với các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - kế hoạch quận chỉ tổ chức thảo luận với Ủy ban nhân dân cấp phường trực tiếp khi Ủy ban nhân dân cấp phường đề nghị.
Trường hợp còn ý kiến khác nhau giữa Phòng Tài chính - kế hoạch quận với các cơ quan, đơn vị cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp phường, thì Phòng Tài chính - kế hoạch quận báo cáo Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định
- Thực hiện tổng hợp, lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán thu ngân sách của cấp mình;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các phương án các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu ngân sách [7, Điều 28].
1.2.2. Công tác phân bổ và giao dự toán thu NSNN
Căn cứ quyết định của UBND thành phố về giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách, UBND quận trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách quận và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp quận bảo đảm dự toán ngân sách cấp phường được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Sau khi dự toán ngân sách được Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân quận báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Tài chính về dự toán ngân sách đã đƣợc Hội đồng nhân dân quyết định.
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp quận, Ủy ban nhân dân cấp cấp quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; dự toán thu, chi ngân sách, mức bổ sung từ ngân sách cấp thành phố cho từng đơn vị trực thuộc quận. Trường hợp cấp quận không có tổ chức HĐND, dự toán thu ngân sách quận và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp quận do UBND quận quyết định [7, Điều 29]
1.2.3. Chấp hành dự toán thu NSNN
Chấp hành dự toán thu ngân sách là quá trình tổ chức thu và quản lý nguồn thu của ngân sách nhà nước.
29
Hệ thống tổ chức thu ngân sách nhà nước bao gồm các cơ quan thuế, hải quan và Uỷ ban nhân dân cấp phường và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu. Các cơ quan này phải có trách nhiệm kiểm soát các nguồn thu NSNN, xác định và thông báo số phải nộp cho NSNN cho các cá nhân, tổ chức.
Toàn bộ các khoản thu nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp đƣợc phép thu qua ủy nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính [7, Điều 32].
1.2.4. Quyết toán thu NSNN cấp quận
Cuối năm ngân sách, cơ quan thu thuế phải tổng hợp đối chiếu số liệu thu thuế với KBNN, giải quyết những tồn đọng trong công tác quản lý thu, xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ... Đồng thời, lập báo cáo quyết toán thu NSNN gửi về UBND quận và Phòng Tài chính - Kế hoạch của quận để tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách.
- Phòng Tài chính – Kế hoạch quận thực hiện, có sự đối chiếu, thống nhất số liệu với cơ quan Thuế, Kho bạc nhà nước và đơn vị trực tiếp chấp hành dự toán thu ngân sách. Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện thẩm định quyết toán các khoản thu, đảm bảo thu đúng thu đủ, cơ quan thuế quyết toán các khoản thu thuế, đối chiếu số liệu từ KBNN và cơ quan tài chính trên địa bàn lập báo cáo quyết toán các khoản thu ngân sách cùng với các khoản chi ngân sách. Tham mưu UBND quận báo cáo quyết toán gửi Sở Tài chính thẩm định.
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu NSNN
Việc kiểm tra đƣợc thực hiện trong tất cả các khâu của chu trình quản lý thu ngân sách, từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán thu ngân sách đến việc chấp hành dự toán và quyết toán thu ngân sách cấp quận. Việc thanh tra, kiểm tra đƣợc gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước cấp quận.
30
Hàng năm, cơ quan Thanh tra quận xây dựng kế hoạch thanh tra tình hình sử dụng ngân sách trên địa bàn trình Chủ tịch UBND quận phê duyệt và triển khai thực hiện. Thanh tra quận có nhiệm vụ thanh tra tình hình thu ngân sách và việc chấp hành các chế độ về quản lý thu ngân sách của các đơn vị dự toán.
Phòng Tài chính – Kế hoạch, KBNN quận, đơn vị dự toán thuộc cấp quận theo chức năng nhiệm vụ đƣợc phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân, đơn vị sử dụng ngân sách cấp quận. Trong quá trình kiểm tra, đối chiếu nếu phát hiện các khoản thu không đúng quy định của pháp luật hoặc chƣa thực hiện nộp Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật phải truy thu đề nghị nộp NSNN.
Chi cục thuế, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, Kho bạc nhà nước trên địa bàn quận có trách nhiệm hàng tháng, hàng quý báo cáo HĐND quận, UBND quận về tiến độ chấp hành dự toán thu của các đơn vị đƣợc giao dự toán thu NSNN để kịp thời đốc thúc, đƣa ra biện pháp giải quyết những khó khăn trong chấp hành dự toán thu NSNN.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ngân sách nhà nước là một trong các nguồn tài chính trong nền kinh tế thị trường. Do vậy quá trình quản lý ngân sách nhà nước chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức thu NSNN. Vị trí địa lý của địa phương thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội hoặc nằm gần trung tâm kinh tế lớn sẽ có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện để tăng nguồn thu ngân sách.
31
1.3.2 Cơ chế quản lý tài chính
Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tƣợng thu của các cấp chính quyền; Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu ngân sách trên một lãnh thổ địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt đƣợc hiệu quả.
1.3.3 Phân cấp quản lý thu ngân sách trong một hệ thống NSNN Xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách, gắn NSNN vào các hoạt động kinh tế - xã hội từng địa phương một cách cụ thể nhằm nâng cao tính năng động tự chủ.
Nguồn thu NSNN là từ thuế, từ hoạt động kinh tế của nhà nước, các khoản thu huy động đƣợc nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách và một số khoản thu khác. Do thu ngân sách mang tính chất bắt buộc cƣỡng chế, trên cơ sở quyền lực của mình nhà nước định ra các chính sách thu cho NSNN. Mức thu cao hay thấp cho từng thời kỳ phụ thuộc vào thực trạng hoạt động kinh tế từng ngành, lĩnh vực...Việc hoạch định chính sách thu là công việc khó khăn, đòi hỏi phải có tƣ duy khoa học kinh nghiệm thực tiễn và tầm chiến lƣợc kinh tế. Bên cạnh đó thu NSNN phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, để xác định dự toán thu phù hợp. Dự toán phụ thuộc vào từng ngành, từng mục tiêu cụ thể.
32
Vì vậy việc phân cấp quản lý NSNN phải đƣợc xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý một cách rõ ràng.
1.3.4. Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
Các địa phương phải có sự nhận thức về vai trò của quản lý thu NSNN, đồng thời nắm đƣợc các yêu cầu và nguyên tắc quản lý thu NSNN một các đầy đủ ở tất cả các khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán Ngân sách, công tác thanh tra, kiểm tra để có thể chỉ đạo cho các cơ quan tham mưu quản lý thu NSNN một cách toàn diện, đảm bảo cho việc quản lý NSNN đƣợc thực hiện theo đúng quy định.
1.3.5. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng quản lý thu Ngân sách đƣợc biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu ngân sách. Việc tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu ngân sách.
1.3.6. Nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập người dân Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân.
33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong trong việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, toàn bộ hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế - xã hội. Chương 1 của luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề cơ bản về công tác quản lý thu ngân sách nhà nước làm cơ sở khoa học để nghiên cứu các nội dung tiếp theo của luận văn.
34
CHƯƠNG 2