Đặc điểm tự nhiên của quận Thanh Khê

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ

2.1. ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH KHÊ

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của quận Thanh Khê

Hình 2.1. Bản đồ hành chính Quận Thanh Khê Thành phố Đà Nẵng (Nguồn:http://www.bando.com.vn/vi/ban-do-giao-thong/ban-do-giao-

thong-quan-thanh-khe--tp-da-nang.html

35

- Vị trí địa lý: Quận Thanh Khê nằm trung tâm về phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng. Diện tích tự nhiên 9,46 km2 (chiếm 0,74% diện tích toàn thành phố Đà Nẵng).

Ranh giới tự nhiên nhƣ sau: Phía Đông giáp quận Hải Châu; Phía Tây giáp quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu; Phía Nam giáp quận Cẩm Lệ; Phía Bắc giáp vịnh Đà Nẵng.

Quận Thanh Khê có 10 phường, bao gồm: An Khê, Hoà Khê, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Tam Thuận, Tân Chính, Chính Gián, Thạc Gián, Vĩnh Trung.

- Địa hình: Quận Thanh Khê nhìn chung có địa hình bằng phẳng, tương đối thấp về phía Bắc, tập trung nhiều dân cƣ. Vùng trung tâm quận có một số ao hồ đóng vai trò điều tiết lượng nước mặt cho toàn quận. Tài nguyên đất của Thanh Khê không nhiều nên quá trình sử dụng đất đai đã đem lại hiệu quả nhất định, đa số đất của quận đƣợc sử dụng vào các mục đích phát triển đô thị.

- Về khí hậu, thủy văn: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 260C, cao nhất tháng 6 (290C), thấp nhất tháng 2 (220C). Độ ẩm không khí trung bình hằng năm 83,4%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.355mm, cao nhất vào tháng 10 là 266mm, thấp nhất tháng 2 là 7mm. Khí hậu nơi đây là vùng chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu phía Bắc và khí hậu phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô (tháng 01 đến tháng 7) và mùa mƣa (từ tháng 8-12), thi thoảng có những đợt rét đông nhƣng không kéo dài.

Thanh Khê thường xuyên bị ảnh hưởng của bão, trung bình hàng năm có 2-3 cơn bão đi qua, hai năm thường có một cơn bão lớn. Do đó, việc kinh doanh buôn bán người dân ảnh hưởng vào thời tiết khá lớn.

Hệ thống sông ngòi của Thanh Khê chỉ có sông Phú lộc với lưu lượng nước nhỏ, do nằm sâu trong khu vực nội thị lại nhỏ nên ít có giá trị kinh tế

36

trong việc vận chuyển bằng đường thuỷ. Chất lượng nước sông hiện đang bị ô nhiễm do tất cả nước sinh hoạt và sản xuất đều đổ trực tiếp ra sông.

- Về tài nguyên đất: Tổng diện tích đất quận Thanh Khê là 9,46 km2. Tài nguyên đất của Thanh Khê không nhiều nên quá trình sử dụng đất đai đã đem lại hiệu quả nhất định, đa số đất của quận đƣợc sử dụng vào các mục đích phát triển đô thị.

- Về tài nguyên biển: Quận Thanh Khê có chiều dài bờ biển 4,3 km, là một trong những bãi tắm đẹp của thành phố Đà Nẵng với đặc điểm là bờ biển ngang nên thuận lợi cho việc khai thác các dịch vụ thủy sản, du lịch và khai thác thủy sản. Đâycũng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Ngoài ra, là môi trường để phát triển kinh tế thuỷ hải sản và nuôi trồng thủy sản. Do điều kiện kỹ thuật còn hạn chế, phương tiện kỹ thuật đánh bắt hải sản chưa nhiều và đánh bắt gần bờ vì thế về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ hải sản, việc phân định khai thác quản lý sử dụng tài nguyên biển là một trong những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản để không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ.

- Về tài nguyên du lịch: Nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường bộ, đường sắt và đường không, quận Thanh Khê giữ vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.Trong những năm gần đây, nhờ sự năng động của chính quyền và nhân dân, quận Thanh Khê đã và đang đô thị hoá với tốc độ cao đã cải tạo hệ thống giao thông, xây dựng tuyến đường Nguyễn Tất Thành chạy song song với bờ biển tạo nên cảnh quan hài hoà, tạo nên vẻ đẹp riêng của quận Thanh Khê và đã có sức thu hút khách du lịch đến địa bàn quận.

- Về dân số: Năm 2016, dân số trung bình khoảng 191.541 người, chiếm 18,31% dân số thành phố, mật độ dân số là 20.247 người/km2.

37

So với 6 quận nội thành của Đà Nẵng, quận Thanh Khê có diện tích tuy thấp nhất nhƣng có mật độ dân số cao nhất.

Với đặc điểm tự nhiên nêu trên, có thể nói quận Thanh Khê đã có đƣợc tiền đề về điều kiện tự nhiên khá quan trọng, thuận lợi cho thu ngân sách nhà nước. Bởi với điều kiện tự nhiện này, không chỉ thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tích cực cho việc tạo nguồn thu, mà còn thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động thu ngân sách.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số quận Thanh Khê năm 2016 chia theo từng phường

Stt Đơn vị hành chính Diện tích Dân số trung bình

Km2 % Người %

Tổng số 9,46 100 191.541 100

1 Phường An Khê 2,58 27,27 23.176 12,10

2 Phường Hoà Khê 0,88 9,30 19.038 9,94

3 Phường Thanh Khê Đông 0,83 8,77 15.101 7,88 4 Phường Thanh Khê Tây 1,35 14,27 20.130 10,51

5 Phường Xuân Hà 0,85 8,99 19.186 10,02

6 Phường Tam Thuận 0,58 6,13 18.890 9,86

7 Phường Vĩnh Trung 0,51 5,39 18.351 9,58

8 Phường Tân Chính 0,37 3,91 15.101 7,88

9 Phường Thạc Gián 0,78 8,25 20.635 10,77

10 Phường Chính Gián 0,73 7,72 21.933 11,45 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Thanh Khê năm 2016)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)