Tiêu chí phân tích oạt động cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kon rẫy kon tum (Trang 33 - 37)

6. Bố cục của luận văn

1.2 LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.3. Tiêu chí phân tích oạt động cho vay doanh nghiệp

- Quy mô dư nợ cho vay doanh nghiệp

Dƣ nợ vay doanh nghiệp cho biết quy mô cho vay đối với các doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.Đó là khối lƣợng tiền mà ngân hàng bơmvào lưu thông thông qua việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp vào các mục đích khác nhau. Dƣ nợ vay doanh nghiệp đƣợc xét theo nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ ngắn hạn, trung hạn; theo tài sản đảm bảo nhƣ cho vay có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo; theo thành phần kinh tế nhƣ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Dư nợ vay doanh nghiệp đƣợc tính tại thời điểm nhất định nhƣ ngày, tháng, quý hoặc theo năm bất kỳ.

- Tốc độ tăng trưởng cho vay doanh nghiệp

( Dư nợ kỳ này – Dư nợ kỳ trước)

Tốc độ tăng trưởng cho vay =--- x 100%

Dư nợ kỳ trước

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp năm nay so với năm trước. Đây là chỉ tiêu được phân tích theo chiều ngang để thấy rõ hơn về mức độ tăng trưởng nhanh hay chậm, hay thu hẹp của chỉ tiêu này.

- Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn

Khách hàng của ngân hàng có thể là cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác...có quan hệ với ngân hàng.Số lƣợng khách hàng doanh nghiệp vay vốn là số lƣợng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Chỉ tiêu đƣợc so sánh qua các năm để biết đƣợc tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp vay vốn gia tăng hay giảm xuống hàng năm, ngân hàng có đạt được tăng trưởng so với chỉ tiêu đề ra haykhông.

b. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp - Cơ cấu cho vay theo thời hạn

Danh mục cho vay của ngân hàng có thể đƣợc xây dựng theo tiêu chí thời hạn, trong đó tỷ trọng các loại cho vay ngắn hạn; trung hạn và dài hạn đƣợc thiết kế hợp lý, thể hiện mối quan hệ giữa cơ cấu thời hạn của sử dụng vốn và cơ cấu thời hạn của nguồn vốn, nhằm hạn chế các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

- Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế

Danh mục cho vay theo tiêu thức này có ý nghĩa rất lớn đối với các ngân hàng thương mại, kể cả trong khâu hoạch định kế hoạch cũng như trong tổ chức thực hiện. Danh mục cho vay theo ngành kinh tế hình thành một định hướng cần thiết cho quá trình cho vay của ngân hàng. Những ngành nào cần tập trung, mở rộng, những ngành nào cần tiết giảm... sẽ đƣợc thể hiện thông

qua tỷ trọng xác định của từng ngành trong tổng thể dƣ nợ của danh mục.

Danh mục cho vay theo ngành kinh tế bộc lộ rõ quan điểm của ngân hàng: tập trung vào các lĩnh vực ƣu tiên chuyên môn hoá hay là đa dạng hoá cho vay.

- Cơ cấu cho vay theo khu vực địa lý [địa bàn kinh doanh]

Việc xây dựng tỷ trọng khoản mục cho vay theo khu vực địa lý thể hiện quan điểm của ngân hàng trong việc hình thành thị trường mục tiêu, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động cũng như năng lực kiểm soát của đội ngũ nhân viên cho vay. Trong quá trình giám sát danh mục cho vay theo khu vực địa lý, ngân hàng sẽ đánh giá hiệu quả đầu tƣ của từng khu vực trong tương quan so sánh với các khu vực khác, từ đó sẽ đưa ra những điều chỉnh thích hợp, đảm bảo mục tiêu đã hoạch định.

- Cơ cấu cho vay theo đối tượng kháchhàng

Mỗi một đối tƣợng khách hàng sẽ có những đặc điểm khác nhau (về cơ cấu tổ chức, về năng lực chịu trách nhiệm trước pháp luật...) vì vậy để định hướng cho việc đầu tư an toàn và hiệu quả, các ngân hàng luôn có sự phân chia hợp lý tỷ trọng các khoản mục cho vay theo đối tƣợng khách hàng, đảm bảo sự an toàn cần thiết ở góc độ toàn danh mục.

- Cơ cấu cho vay theo lĩnh vực đầu tư

Danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư thường được phân chia thành hai lĩnh vực lớn là lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. Trong đó mỗi lĩnh vực lại chia nhỏ thành nhiều loại. Chẳng hạn nhƣ trong sản xuất thì có ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại...trong phi sản xuất thì có cho vaykinhdoanh chứng khoán, kinh doanh địa ốc, cho vay tiêu dùng..

Ngoài các tiêu chí nêu trên, ngân hàng còn sử dụng một số tiêu chí khác trong xây dựng/ thiết kế danh mục cho vay, chẳng hạn nhƣ: danh mục cho vay xây dựng theo tính chất đảm bảo của khoản nợ (bao gồm cho vay có đảm bảo bằng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh...; cho vay không có bảo đảm), danh mục cho

vay xây dựng theo tính chất sở hữu (chẳng hạn nhƣ cho vay doanh nghiệp SHNN; công ty cổ phần; doanh nghiệp liên doanh..)...

c. Thu nhập từ cho vay doanh nghiệp

Hiện nay các NHTM chƣa thể phân bổ đƣợc chi phí cho từng hoạt động do cơ chế quản lý vốn và chế độ hạch toán chƣa thể tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của riêng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. Do đó, tác giả đánh giá một cách gián tiếp hiệu quả cho vay doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu thu nhập của hoạt động cho vay doanh nghiệp và tỷ lệ thu nhập của hoạt động cho vay doanh nghiệp/ Tổng thu nhập.

d. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Rủi ro trong cho vay doanh nghiệp bao gồm nhiều loại. Tuy nhiên, việc đánh giá toàn diện các loại rủi ro là rất khó khăn. Vì vậy, chủ yếu đánh giá qua mức độ kiểm soát rủi ro tín dụng. Mức độ kiểm sóat rủi ro tín dụng đƣợc đánh giá qua hai tiêu chí chínhsau:

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu: Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng càng k m và ngƣợc lại.

Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu trong CVDN:

Nợ xấu CVDN

Tỷ lệ nợ xấu trong CVDN= --- x 100%

Tổng dƣ nợ CVDN

Tỷ lệ trích lập dự phòng: là số tiền trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng. Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dƣ nợ đƣợc trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lƣợng các khoản tín dụng không tốt và khả năng thu hồi nợ thấp. Ngƣợc lại, nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lƣợng cải thiện của các khoản nợ. Về nguyên tắc thì theo quy định,TCTD phải vừa trích lập dự phòng chung theo một tỷ lệ nhất định đối

với toàn bộ dự nợ cho vay, không kể chất lƣợng khoản vay và đồng thời phải trính theo một tỷ lệ từ 5% đến 100% dƣ nợ khoản vay tùy theo chất lƣợng đƣợc đành giá.

e. Chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay doanh nghiệp

Để chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng thì việc nâng cao dịch vụ là yếu tố không thể thiếu. Nó không chỉ thu hút khách hàng quảng bá hình ảnh ngân hàng ra bên ngoài mà còn đo lường sự hài lòng của khách hàng vay vốn đối với sản phẩm cho vay của mình. Để từ đó có biện pháp cải tiến sản phẩm, tăng chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho vay, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vay vốn là khách hàng doanh nghiệp. Chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho vay doanh nghiệp được đánh giá qua 2 phương thức, đó là đánh giá trong là đánh giá của chính ngân hàng về chất lƣợng cung ứng dịch vụ và đánh giá ngoài là đánh giá của khách hàng thông qua khảo sát ý kiến.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kon rẫy kon tum (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)