CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
II. Phân theo học vấn
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK TỈNH QUẢNG BÌNH TẠI AGRIBANK TỈNH QUẢNG BÌNH
2.3.1. N ững ết quả đạt đƣợ
Trong bối cảnh môi trường hoạt động tín dụng của các NHTM còn gặp nhiều khó khăn, Agribank CN tỉnh Quảng Bình đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Sau một thời gian mở rộng và phát triển thị trường cho vay đến nay, Chi nhánh đã có một lượng khách hàng tương đối. Trong cho vay doanh nghiệp, Chi nhánh cũng chú trọng đầu tƣ vào các ngành, các lĩnh vực có xu hướng phát triển mạnh của tỉnh Quảng Bình, các sản phẩm dịch vụ có ưu thế cạnh tranh cao nhƣ: ngành du lịch, khai thác chế biến vật liệu xây dựng, xi măng, vận tải, cơ khí, mộc dân dụng...
Hiệu quả cho vay của doanh nghiệp có chuyển biến tích cực, thể hiện qua các nội dung sau:
- Số lượng khách hàng doanh nghiệp đến với Chi nhánh có xu hướng tăng lên. Đã có thêm những khách hàng mới, tiềm năng với những dự án có tính khả thi đã dƣợc giải ngân.
- Doanh số cho vay đang tăng dần qua 3 năm với tốc độ tăng qua các năm, doanh số thu nợ đạt kết quả khả quan. Dƣ nợ cho vay có giảm nhƣng đã tăng lên trong năm 2017. Có những biến chuyển trong dƣ nợ cho vay là do Chi nhánh đã xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt, bám sát với lãi suất của những ngân hàng khác trên toàn tỉnh, nhƣng không vƣợt quá mức lãi suất quy định của Ngân hàng Agribank. Mức lãi suất này còn dựa trên cơ chế lãi suất, thỏa thuận lãi suất, tùy từng khách hàng và lịch sử tín dụng của họ mà Chi nhánh đƣa ra các mức lãi suất phù hợp.
Trong quá trình tiến hành cho vay, Agribank Quảng Binhd thực hiện đầy đủ những quy định về thủ tục vay vốn theo các văn bản mà NHNN và Ngân hàng Agribank đề ra. Cán bộ tín dụng thực hiện các vấn đề xem xét thị
trường, sản phẩm tiêu thụ, theo dõi khách hàng, hướng dẫn khách hàng trong việc lập hồ sơ vay vốn.
2.3.2. Cá ạn ế và nguyên n ân a. Hạn chế
Có thể thấy số lƣợng doanh nghiệp tiếp cận đƣợc với nguồn vốn vay của Chi nhánh có tăng nhưng tăng khá chậm, chưa tương xứng với khả năng của Chi nhánh.
- Mặc dù Chi nhánh đã quan tâm hơn tới đối tƣợng cho vay là doanh nghiệp, nhƣng tỷ trọng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp còn thấp trong tổng dƣ nợ cho vay với nền kinh tế. Chất lƣợng nợ bị suy giảm do Chi nhánh đầu tƣ vốn vào các lĩnh vực chịu bất lợi từ khủng hoảng kinh tế nhƣ vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh sắt thép...
- Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, dƣ nợ cho vay doanh nghiệp thấp so với tổng nguồn vốn huy động đƣợc, tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vẫn còn khá khiêm tốn do đối tƣợng vay chủ yếu của Chi nhánh là khách hàng cá nhân, dƣ nợ cho vay cá nhân chiếm gần 80% tổng dƣ nợ cho vay cả nền kinh tế.
- Nguy cơ phát sinh nợ quá hạn trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vẫn đang gia tăng. Nợ quá hạn làm giảm khả tốc độ luân chuyển vốn của Chi nhánh dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhẹ, nhƣng nợ xấu vẫn giữ nguyên, dễ dẫn đến những hệ lụy xấu nếu không kịp thời theo dõi nguyên nhân và giải quyết triệt để.
- Công tác giám sát và kiểm tra sau vay chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thường mang tính chiếu lệ, do công tác này chưa có sự chuyên môn hoá vẫn do cán bộ tín dụng đảm nhận và chịu trách nhiệm. Thu thập thông tin về khách hàng còn thiếu thường xuyên và không đầy đủ.
b. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
- Một số yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định như lạm phát tăng nhanh, cùng với đó là các biện pháp kiềm chế lạm phát, giảm tiêu dùng nhằm ổn định nền kinh tế là những nguyên nhân cơ bản trực tiếp góp phần làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp của Agribank CN tỉnh Quảng Bình nói riêng.
- Các doanh nghiệp còn khá lúng túng trong lựa chọn hướng đầu tư, dự án thiếu khả thi, chủ yếu kinh doanh theo mùa vụ, không có chiến lƣợc phát triển lâu dài và không đủ điều kiện về mức vốn tự có tham gia. Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất cao nhƣng họ lại không đủ điều kiện vay vốn: nhƣ không có các dự án khả thi, không đủ vốn tự có tham gia dự án, không có đủ tài sản thế chấp hợp pháp…
- Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động.
- Các doanh nghiệp nhỏ thường không có đầy đủ tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh vì sổ sách kế toán của họ rất đơn giản, không cập nhật, thiếu chính xác gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc đánh giá, thẩm định doanh nghiệp.
* Nguyên nhân chủ quan
- Từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân phải trải qua nhiều thủ tục, điều kiện, giấy tờ phức tạp, tốn nhiều thời gian làm lỡ cơ hội kinh doanh, kế hoạch thực thi dự án của doanh nghiệp.
- Chiến lƣợc khách hàng, hoạt động marketing, quảng bá dịch vụ của Chi nhánh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, còn thụ động chờ khách hàng đến vay vốn.
- Chi nhánh chƣa có đầy đủ các thông tin chính xác về doanh nghiệp.
Những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho Chi nhánh qua các báo cáo tài
chính có nhiều lúc là không chính xác, phản ánh sai lệch tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, nếu công tác thu thập thông tin không tốt sẽ dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng nhƣ khả năng của khách hàng.
- Cán bộ thẩm định tuy có trình độ chuyên môn, song còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết về khách hàng, trong khi đó môi trường kinh doanh đầy biến động phức tạp đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng phân tích và tổng hợp thông tin rất rộng điều nay dẫn đến xác định thời hạn, lãi suất tín dụng chƣa chính xác, chƣa phù hợp điều này làm giảm chất lƣợng cho vay của Chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã nêu lên khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Agribank Việt Nam và của Agribank CN tỉnh Quảng Bình.
Luận văn cũng đã trình bày, phân tích kết quả thực hiện các hoạt động cho vay doanh nghiệp, nêu thực trạng hoạt động cho vay của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả, dƣ nợ, lợi nhuận cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank CN tỉnh Quảng Bình. Nhìn chung, hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp đã mang lại những kết quả tích cực, ngân hàng đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và đồng thời Chi nhánh cũng đã có đƣợc nguồn lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên, thực tế tại Agribank CN tỉnh Quảng Bình cũng cho thấy hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhƣ tỷ trọng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, nguy cơ phát sinh nợ quá hạn cao…
Việc chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập là cơ sở để tác giả nghiên cứu, tìm ra các giải pháp, đề xuất nhằm giúp Agribank CN tỉnh Quảng Bình nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3