B. HOẠT ĐỘNG HỌC - HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
III. Tổ chức hoạt động
3.2. Đàm thoại nội dung câu chuyện
- Bạn nhỏ sáng ngủ dậy bạn làm gì?
- Đánh răng rửa mặt xong bạn làm gì?
- Bạn đội mũ, đi dép rồi bố mẹ bạn đưa bạn đi đâu?
- Chiều về bạn làm gì?
- Bạn tưới cây để làm gì?
- Cô củng cố: bạn nhỏ đã biết làm một số việc để tự phục vụ mình và còn biết tưới cây giúp bố mẹ nữa.
- Giáo dục trẻ biết tự chăm sóc bản thân và biết yêu quý,giúp đỡ mọi người.
* Cô kể chuyện theo tranh lần 3: Cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện gợi mở theo nội dung bức tranh
3.3. Tích hợp: Chơi trò chuyện với Gấu nâu - Hôm nay bác Gấu nâu đã nghe và quan sát các con học bây giờ bác Gấu nâu muốn được trò chuyện với lớp mình các con có đồng ý không?
- Cô đóng bác Gấu nâu giọng ồm ồm và hỏi trẻ:
- Con tên là gì?
- Ở nhà các con biết làm gì?
- Làm những công việc đó con có mệt không?
- Thế con có vui không?
- Cô gợi ý giúp trẻ trả lời.
4. Củng cố giáo dục
- Hôm nay cô kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Cô giáo dục trẻ có ý thức tự làm những việc tự phục vụ bản thân, giúp đỡ mọi người.
5. Kết thúc
- Cô nhận xét trẻ, tuyên dương trẻ
- Động viên khích lệ những trẻ tham gia hoạt động còn nhút nhát
Bạn nhỏ Đánh răng Đội mũ đi dép
Đi học Tưới cây Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe
Trẻ kể chuyện sáng tạo
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Bé làm được việc gì?
Trẻ lắng nghe
* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Thứ 4 ngày 13 tháng 09 năm 2017
TÊN HOẠT ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Các bộ phận trên cơ thể bé
Hoạt động bổ trợ: Trò chơi: Ồ sao bé không lắc, ai đoán giỏi, trò chơi với các giác quan
I.Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết tên gọi ,đặc điểm một số bộ phận trên cơ thể của trẻ 2.Kỹ năng
- Giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo
- Rèn phát triển các giác quan và tính ham hiểu biết cho trẻ 3.Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu quí , giữ gìn ,bảo vệ sức khoẻ - Trẻ biết bảo vệ , chăm sóc cho bản thân mình II.Chuẩn bị
1. Đồ dùng của giáo viên và trẻ:
- Các mô hình về một số bộ phận trên cơ thể....
- Tranh một số bộ phận trên cơ thể của bé - Tranh lô -tô về một số bộ phận trên cơ thể
2.Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III- Tổ chức hoạt động
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Tạo hứng thú cho trẻ
- Cho trẻ đứng quanh cô chơi trò chơi:" Ồ sao bé không lắc"
- Cô hỏi cá nhân trẻ + Con vừa làm gì ?
+ Trò chơi có nhắc đến những bộ phận gì của cơ thể?
+ Cái tai nằm ở phần nào của cơ thể các con nhỉ?
+ Cái eo nằm ở phần nào của cơ thể?
+ Tại sao hằng ngày các con phải tập thể dục?
- Cô liên hệ hôm nay các cô tặng các con một món quà ,các con có muốn cùng cô khám phá món quà đó không
2. Cung cấp biểu tượng
a. Hoạt động 1: Quan sát- đàm thoại.
- Cô đưa từng tranh hỏi cá nhân trẻ + Con thấy bức tranh vẽ gì ?
Trẻ chơi cùng cô
Chơi trò chơi Tai, đầu, tay...
Trẻ trả lời theo ý hiểu
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát Cái mũi
- Cho trẻ nói cái mũi
+ Chúng mình có biết cái mũi này giúp chúng mình làm gì không?
+ Nếu không có cái mũi thì chúng ta sẽ như thế nào?
+ Để bảo vệ cái mũi luôn khoẻ mạnh chúng mình phải làm gì?
- Cô giới thiệu tranh cái miệng để trẻ quan sát và đặt câu hỏi đàm thoại cùng trẻ:
+ Hàng ngày đi đến lớp chúng mình hát cùng cô này, nói chuyện cùng cô và các bạn trong lớp được là nhờ có cái gì?
- Cho trẻ phát âm: cái miệng
+ Ngoài ra cái miệng còn giúp gì cho các con hàng ngày?
- Cô liên hệ giáo dục trẻ phải luôn đánh răng để bảo vệ răng miệng thơm tho sạch sẽ.
- Cô đưa tranh đôi mắt hỏi trẻ : + Đây là gì?
- Trẻ phát âm đôi mắt
+ Đôi mắt giúp gì cho chúng ta ?
+ Hàng ngày chúng mình phải làm gì để bảo vện đôn mắt?
+ Mắt, mũi, miệng nằm ở phần nào của cơ thể?
- Cô đưa những bộ phận bằng mô hình ra hỏi trẻ :
+ Đây là cái gì ?
+ Mũi có đặc điểm gì ? + Mũi của các con đâu ?
+ Cho trẻ chỉ vào từng bộ phận và nói tên bộ phận đó
- Cô liên hệ giáo dục trẻ tại sao phải bảo vệ sức khoẻ và các bộ phận trên cơ thể.
- Cô liên hệ giáo dục trẻ những bộ phận đó rất quan trọng đối vơi mỗi con ngườivì thiếu chúng con người sẽ gặp kháo khăn trong sinh hoạt - Cô giới thiệu thêm cho trẻ 1 số bộ phận khác trên cơ thẻ như: tay chân cằm cổ, lưng…
Trẻ nói Để thở
Không thở được
Cái miệng
Trẻ phát âm cái miệng
Đôi mắt
Phần đầu Trẻ quan sát
Cái mũi Trên mặt
Trẻ chỉ
Trẻ lắng nghe
3. Luyện tập củng cố Luyện tập
* Trò chơi: Thi ai đoán giỏi
- Cách chơi: phát rổ lô tô các bộ phận cho trẻ, trẻ nhặt lô tô theo yêu cầu của cô. Khi cô nói bộ phận nào trẻ nhặt lô tô bộ phận đó giơ lên và gọi tên
* Trò chơi: Trò chơi với các giác quan -Cách chơi: Cô nói tên bộ phận nào trẻ chỉ tay vào bộ phận đó và nói tác dụng của từng bộ phận - Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi chơi cùng trẻ - Nhận xét trẻ chơi
Củng cố
- Hỏi trẻ tên hoạt động
- Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể bảo vệ các bộ phận trên cơ thể
4. Động viên khuyến khích:
- Cô nhận xét trẻ, tuyên dương trẻ
- Động viên khích lệ những trẻ tham gia hoạt động còn nhút nhát
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi trò chơi cùng cô
Các bộ phận trên cơ thể bé Trẻ lắng nghe
* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Thứ 5 ngày 14 tháng 09 năm 2017 TÊN HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
Dán chân dung bạn trai bạn gái Hoạt động bổ trợ: Nhận biết đặc điểm bạn trai bạn gái
I. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức:
- Bước đầu trẻ làm quen với hoạt động dán 2.Kỹ năng
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, kết hợp giữa mắt và tay tạo ra sản phẩm.
3.Thái độ
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra, đoàn kết trong khi chơi II.Chuẩn bị
1.Đồ dùng của giáo viên và trẻ:
- Tranh mẫu của cô .( tranh bạn trai, bạn gái) - Hình chân dung bạn trai bạn gái đã cắt sẵn - Hồ dán, khăn lau tay
2. Địa điểm tổ chức : Trong lớp
III. Tổ chức hoạt động
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức
- Cô mời 1 bạn trai 1 bạn gái lên phía trước cho cả lớp quan sát và nhận xét về đặc điểm của hai bạn
- Các con thấy hai bạn có đặc điểm gì?
- Bạn nam có mái tóc như thế nào? Còn bạn gái như thế nào?
2. Giới thiệu bài
- Hôm nay cô và chúng mình cùng nhau dán chân dung bạn trai bạn gái nhé!
3. Hướng dẫn
3.1. Hoạt động 1 :Quan sát và đàm thoại - Cô đưa tranh dán chân dung bạn trai bạn gái ra cho trẻ quan sát và nhận xét:
+ Cô có bức tranh gì?
+ Bức tranh dán chân dung ai + Bạn trái có mái tóc như thế nào?
+ Bạn gái có mái tóc như nào?
+ Bạn gái mặc gì? Còn bạn trai mặc gì?
Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô
Bạn trai toc ngắn, bạn gái tóc dài
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát Tranh bạn trai bạn gái
Tóc ngắn Tóc dài Mặc váy, quần
+ Quần áo các bạn có màu gì?
=> Tóm lại: Bạn trai có mái tóc ngắn, bạn gái có mái tóc dài. Bạn trai thường mặc quần còn bạn gái thì hay mặc váy.... Các con có muốn dán chân dung bạn trai, bạn gái không?