Thực trạng về vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của hạ tầng GTVT đến phát triển kinh tế tại việt nam (the econometric models assess the impacts on economic development in vietnam) (Trang 49 - 61)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM

2.3. Thực trạng về vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải

Theo Nghị định số 97/2016/NĐ - CP của Chính phủ quy định các chỉ tiêu thống kê Quốc gia, ban hành ngày 01/7/2016: “Vốn đầu tư toàn xã hội là toàn bộ tiền vốn bỏ ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định”. Vốn đầu tư được chia theo các loại hình khác nhau tùy vào nguồn vốn hoặc mục đích sử dụng.

Chia theo nguồn vốn đầu tư:

"Vốn ngân sách nhà nước là Khoản chi của ngân sách nhà nước để chuẩn bị đầu tư và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

Vốn trái phiếu Chính phủ là nguồn vốn đầu tư từ loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành để huy động vốn đầu tư cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của Nhà nước. Ở địa phương, có vốn trái phiếu chính quyền địa phương là nguồn vốn đầu tư từ loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành nhằm huy động vốn đầu tư cho công trình dự án đầu tư của địa phương.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là vốn đầu tư cho những dự án đầu tư mà chủ đầu tư có thể vay vốn hưởng lãi suất ưu đãi để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước, các vùng khó khăn nhà nước khuyến khích đầu tư bảo đảm có hiệu quả kinh tế - xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay.

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ là nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia.

Vốn vay gồm vay ngân hàng thương mại và vốn vay từ các nguồn khác. Đây là Khoản tiền mà chủ đầu tư đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước đã nêu ở trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ chức, cá nhân khác để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư được hình thành từ lợi nhuận, trích ra để đầu tư; từ tiền thanh lý tài sản, từ khấu hao tài sản cố định, từ các quỹ, huy động cổ phần, góp vốn liên doanh của các bên đối tác liên doanh...

Vốn khác là nguồn vốn đóng góp tự nguyện, cho, biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, là nguồn vốn huy động ngoài các nguồn vốn trên".

Chia theo các khoản mục đầu tư:

Đầu tư xây dựng cơ bản; mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản; sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định; bổ sung vốn lưu động bằng nguồn vốn tự có; đầu tư khác”.

Chia theo loại hình kinh tế:

" - Vốn đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước;

- Vốn đầu tư cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước;

- Vốn đầu tư cho khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài"

Chia theo ngành kinh tế:

Ngày 06/7/2018, Chính phủ vừa ra Quyết định số 27/2018/QĐ -TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp, trong đó bao gồm: 21 ngành cấp 1; 88 ngành cấp 2; 242 ngành cấp 3; 486 ngành cấp 4 và 734 ngành cấp 5.

Đầu tư cho ngành Vận tải, kho bãi là một ngành cấp 1 trong cách chia khoản, mục đầu tư nói trên.

Vn đầu tư cho giao thông xét theo ngành kinh tế:

Vốn đầu tư cho Vận tải, kho bãi bao gồm 5 ngành cấp 2, trong đó khoản mục cho 4 ngành cấp 2 là vốn đầu tư cho giao thông vận tải, còn lại là đầu tư cho bưu chính và chuyển phát. Giai đoạn 2010 - 2017, trung bình vốn đầu tư cho vận tải, kho bãi3 (không xét đến đầu tư cho bưu chính và chuyển phát) chiếm trên 10% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tính theo giá so sánh năm 2010). Theo đó vốn đầu tư tăng cao bắt đầu từ năm 2014 nhưng xét về cơ cấu thì có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây. Vốn đầu tư cho giao thông bao gồm 4 khoản mục cấp 2: vốn đầu tư vận tải đường bộ, đường sắt và đường ống; vốn đầu tư vận tải đường thủy; vốn đầu tư vận tải đường hàng không; vốn đầu tư kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải.

Cơ cấu vốn đầu tư cho các loại hình giao thông vận tải so với tổng vốn đầu tư cho giao thông được thể hiện tại Hình 2.5:

Hình 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư của các loại hình giao thông vận tải

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của TCTK

3 Vốn đầu tư ngành vận tải, bến bãi trong toàn bộ luận án không xét đến vốn cho bưu chính và chuyển phát.

77,13%

6,82%

14,89%

Đư ng b , đư ng s t và đư ng ng

Đư ng th y

Đư ng hàng không

Kho bãi và các ho t đ ng h tr v n t i

Tỉ lệ cao nhất thuộc về vốn đầu tư cho đường bộ, đường sắt và đường ống, chiếm khoảng 77%. Đây là mục đầu tư chính của hạ tầng giao thông vận tải. Đầu tư đường thủy chiếm xấp xỉ 7%, về cơ cấu có tỉ lệ đầu tư thấp, chỉ cao hơn đầu tư cho đường hàng không với cơ cấu đầu tư không đáng kể, chỉ khoảng 1% đầu tư toàn xã hội dành cho giao thông vận tải kho bãi (không tính cho bưu chính chuyển phát). Tỉ lệ đầu tư cao thứ hai dành cho kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải, mức đầu tư trung bình chiếm khoảng 15%. Điều này cho thấy, so với đầu tư cho giao thông, đây là loại hình đầu tư đáng kể.

Vốn đầu tư cho vận tải đường sắt, đường bộ và đường ống:

Đây là ngành được đầu tư cao nhất, vượt xa cơ cấu đầu tư trung bình của các loại hình giao thông khác. Xét về cơ cấu đầu tư thì có xu thế giảm, song xét về giá trị đầu tư thì vẫn giữ vững trong những năm gần đây và vượt xa mức 75 nghìn tỷ đồng năm 2010. Hình 2.6 cho cơ cấu vốn đầu tư cho vận tải đường sắt, đường bộ và đường ống trong tổng vốn đầu tư cho giao thông vận tải tại các năm giai đoạn 2010 - 2017:

Hình 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư cho vận tải đường sắt, đường bộ và đường ống (%).

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu TCTK

Trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển ngành đường sắt giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 10/5/2016 tại Quyết định số 1423/QĐ-BGTVT, mục tiêu chiến lược là: "Phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt theo hướng tập trung ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc Nam hiện có, nâng tải trọng cầu đường đạt 4,2 tấn/mét trên các khu đoạn còn lại của tuyến đường sắt Thống Nhất". Tổng mức đầu dự kiến giai đoạn 2016 - 2020 là hơn 16000 tỷ đồng, trong đó có các nguồn vốn được huy động từ Ngân sách trong nước, vốn trái phiếu chính phủ và nguồn vốn xã hội hóa. Các dự án đã và đang triển khai như Dự án Bãi hàng ga Yên Viên Nam, dự án Bãi hàng ga Đồng Đăng, dự án Bãi hàng An Bình - Sóng thần, dự án cải tạo ga Xuân Giao, dự án sữa chữa cải tạo ga Đông Anh, dự án kho ga Yên Viên và các đường xếp dỡ, bãi hàng trên hệ thống đường sắt Quốc gia. Các ga lớn như ga Hà Nội, Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn cũng đang cải tạo theo hướng hiện đại hơn.

Vốn đầu tư cho việc xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống đường bộ ngày càng tăng, trong giai đoạn 2013 - 2017, Tổng cục Đường bộ đã xử lý 1031 cầu yếu, xử lý 614 điểm đen, điểm mất an toàn giao thông, lắp mới và thay thế 13252 biển báo đường bộ, xây mới và sửa chữa hộ lan, tường chắn trên 1138000 m, sửa chữa hơn 76806000 m2 mặt đường, gia cố mở rộng trên 1000km mặt đường 3,5 - 5m thành đường hơn 5,5m. Nhiều tuyến đường quốc lộ - đặc biệt là các tuyến cao tốc nối liền Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận - đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, hình thành các tuyến đường hành lang Nam - Bắc, góp phần giảm áp lực giao thông, rút ngắn thời gian, chi phí vận chuyển.

Vốn đầu tư cho vận tải đường thủy:

Cơ cấu vốn đầu tư trung bình cho loại hình vận tải này so với các loại hình giao thông khác trong giai đoạn 2010 - 2017 là 7%, giá trị trung bình là hơn 9 nghìn tỷ đồng (gần 8 nghìn tỷ đồng tính theo giá so sánh 2010). Giá trị vốn đầu tư giai đoạn 2015 - 2017 tăng cao, đạt mức cao nhất năm 2016, song nếu xét theo cơ cấu vốn đầu tư, có sự sụt giảm rõ rệt vào năm 2014 và tăng nhẹ trong giai đoạn 2015 - 2017, tuy nhiên so với giai đoạn trước năm 2014, cơ cấu đầu tư vào đường thủy vẫn thấp hơn trước. Hình 2.7 cho cơ cấu vốn đầu tư cho vận tải đường thủy trong tổng vốn đầu tư cho giao thông vận tải tại các năm giai đoạn 2010 - 2017:

Hình 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư cho vận tải đường thủy (%)

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu TCTK Trong thông báo số 280/TB - VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 07/8/2018, Phó Thủ tướng đã kết luận: Phát triển tổng thể hạ tầng giao thông đường thủy là cần thiết và cấp bách, yêu cầu kết nối đồng bộ với hạ tầng giao thông khác tạo hệ thống liên hoàn, thông suốt đảm bảo thuận lợi cho giao thông đường thủy nội địa, tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương, của vùng và cả nước; phát triển hạ tầng giao thông đường thủy kết hợp với dịch vụ du lịch, thực hiện nâng cấp luồng tuyến, hệ thống cảng, bến thủy nội địa; tháo gỡ các nút thắt gây cản trở giao thông đường thủy trên khu vực miền Bắc và miền Nam.

Đến năm 2017, nhiều tuyến vận tải đường thủy đã được đầu tư nâng cấp:

Miền Bắc: cải tạo được 7/17 tuyến với chiều dài 949,5 km trong tổng số cần nâng cấp là 480,5 km, đạt được 41,91%.

Miền Trung: cải tạo nâng cấp được 1/10 tuyến với chiều dài chỉ 63,5 km trong tổng số 3426,4 km cần nâng cấp, đạt được 13,22%.

Khu vực phía Nam: cải tạo nâng cấp được 9/18 tuyến với chiều dài 2303,9 km trong tổng số 3426,4 km cần nâng cấp, đạt được 67,24%.

Nguồn vốn bảo trì giai đoạn 2010 - 2015 chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, trong đó chi tới 60% cho quản lý bảo dưỡng; công tác điều tiết chống va trôi chiếm 10%, sửa chữa không thường xuyên chiếm 25%, các hạng mục khác như trụ neo, khắc phục bão lũ, … chiếm 5%.

Các dự án cho lĩnh vực đường thủy nội địa bằng nguồn viện trợ ODA được ngân hàng thế giới (WB) đánh giá cao vì tính hiệu quả xã hội do sự hưởng lợi của các vùng dân cư nghèo, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

Hệ thống cảng phát triển nhanh nhưng còn manh mún. Cảng, bến tạm có quy mô nhỏ, bốc xếp thủ công nên gây khó khăn cho việc quản lý. Số lượng các cảng phát triển thành đầu mối không nhiều nên đáp ứng rất thấp nhu cầu lưu thông hàng hóa đường thủy nội địa. Các kết quả đã đạt được:

Miền Bắc: Xây dựng mới các cảng đạt 64%, đạt 65,5% hàng hóa thông qua cảng so với quy hoạch phát triển.

Miền Trung: Hiện nay mới xây được 1 cảng chính là cảng Quảng Phúc, đạt 1/7 cảng chính so với quy hoạch

Miền Nam: Cảng xây mới đạt 56%, so với quy hoạch, hàng hóa thông qua đạt 47,5%.

Các dự án chính được triển khai:

Cải tạo kênh Chợ Gạo - nối liền sông Vàm Cỏ và sông Tiền, do đây là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch nối thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây nên thường xuyên xảy ra ùn tắc, gây các tai nạn giao thông đường thủy. Dự án tiến hành nạo vét, nâng độ sâu, kè chống sói mòn và các công trình phụ trợ (biển báo, trụ neo tàu, đợi tàu,…), quy mô dự án là 28,5 km.

Hình 2.8: Kênh Chợ gạo

Nguồn: Đăng tại website của Bộ Giao thông

Cụm công trình qua cửa Lạch Giang khánh thành ngày 22/11/2015. Đây là cửa ngõ nối liền giữa sông và biển, sau khi cải tạo sẽ giúp tàu bè có tải trọng lớn có thể đi sâu vào đất liền, giúp giảm chi phí vận chuyển và giảm áp lực cho giao thông đường bộ. Tuyến đường thủy Việt Trì - Hải Phòng cũng được nâng cấp, lần đầu cho các sà lan chở container với chi phí bằng một nửa chi phí vận chuyển đường bộ, góp phần giảm chi phí vận chuyển, đây cũng là tuyến đường thủy container đầu tiên ở Bắc Bộ, khai trương ngày 23/6/2017, đến nay luôn đắt hàng, cầu vượt quá cung. Song song đó, tuyến đường thủy Việt Trì - Quảng Ninh qua sông Đuống cũng được đầu tư lớn tạo thành hành lang đường thủy trọng yếu của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Vốn đầu tư cho vận tải hàng không:

Cơ cấu vốn đầu tư ngành vận tải hàng không so với các loại hình vận tải khác rất nhỏ, trung bình chỉ chiếm 1,1%. Đạt mức cao nhất năm 2012 với cơ cấu 2%.

Vốn đầu tư tập trung chủ yếu là nâng cấp, mở rộng 23 cụm cảng hiện hữu để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không. Phát triển và mở rộng đồng bộ các trung tâm logistic, đặc biệt tại các cụm cảng hàng không quốc tế. Hình 2.9 cho cơ cấu vốn đầu tư cho vận tải đường hàng không trong tổng vốn đầu tư cho giao thông tại các năm giai đoạn 2010 - 2017:

Hình 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư ngành vận tải hàng không (%)

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu TCTK

Hiện Việt Nam có 23 cảng hàng không gồm 13 cảng hàng không quốc nội và 10 cảng hàng không quốc tế, trong đó có các cảng hàng không cửa ngõ quốc tế lớn là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và Cam Ranh.

Khu vực miền Bắc: có 7 cảng hàng không trong đó có 4 cảng hàng không quốc tế (Cát Bi, Nội Bài, Vân Đồn, Vinh) và 3 cảng hàng không quốc nội (Điện Biên, Đồng Hới và Thọ Xuân).

Khu vực miền Trung: có 7 cảng hàng không trong đó có 3 cảng hàng không quốc tế (Cam Ranh, Đà Nẵng, Phú Bài) và 4 cảng hàng không quốc nội (Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa).

Khu vực miền Nam: có 9 cảng hàng không trong đó có 3 cảng hàng không quốc tế (Cần Thơ, Phú Quốc, Tân Sơn Nhất) và 6 cảng hàng không quốc nội (Buôn Ma Thuột, Cà Mau, Côn Đảo, Liên Khương, Phan Thiết và Rạch Giá).

Các dự án đầu tư chính đã được ngành vận tải hàng không đầu tư trong giai đoạn gần đây:

Ngày 04/01/2015, nhà ga T2 - Nội Bài với tiêu chuẩn quốc tế, năng lực tiếp nhận 10 triệu lượt khách / năm được khánh thành. Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài là cảng hàng không lớn của Việt Nam, kết nối đồng bộ với tuyến cao tốc Nhật Tân - Nội Bài tạo điều kiện giao thương thuận lợi giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đây cũng là cửa ngõ giao thương quan trọng của Việt Nam với các nước trên thế giới.

Cảng hàng không quốc tế Cát Bi được xây dựng mở rộng bên cạnh sân bay cũ, khánh thành vào ngày 12/5/2016 với năng lực tiếp nhận lên tới 4 triệu lượt khách / năm. Do vị trí địa lý thuận lợi, kết nối các khu du lịch như Đồ Sơn, Cát Bà, kết nối với các cảng biển, sân bay góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế không chỉ ở Hải Phòng mà còn ở các khu vực lân cận.

Cảng hàng không Tân Sơn Nhất cũng hoàn thành nâng cấp giai đoạn 1 ở các nhà ga quốc nội và đường cất hạ cánh. Hiện nay, chính phủ đang lên phương án quy hoạch chi tiết để mở rộng và nâng cấp cảng hàng không Tân Sơn Nhất giai đoạn 2 với việc xây dựng nhà ga T3, các dự án chống ngập và mở các tuyến giao thông huyết mạch nối liền Tân Sơn Nhất với các khu vực lân cận.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều với tần suất khai thác chuyến bay ngày càng tăng lên, hiện nay, tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang tiếp tục đầu tư xây mới và đã cải tạo nhà ga tại nhiều sân bay trên cả nước như Vinh, Phú Bài, Chu Lai, Phú Quốc, Phù Cát. Ngày 16/11/2018, Bộ giao thông đã họp và khẳng định tham gia công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng sân bay Long Thành với ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Bộ đang gấp rút triển khai xây dựng sân bay quốc tế Long Thành - giai đoạn 1 với kì vọng năng lực tiếp nhân lên tới 25 triệu lượt khách / năm.

Vn đầu tư cho giao thông xét theo các khu vc kinh tế:

Theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ, Việt Nam được chia làm 6 vùng kinh tế - xã hội:

a) Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái.

b) Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.

c) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố:

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

d) Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

đ) Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

e) Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Theo đó Miền Bắc bao gồm 2 vùng, Vùng trung du và miền núi phía Bắc và Vùng đồng bằng Sông Hồng, tổng cộng 25 tỉnh (từ năm 2008, Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội). Miền Trung bao gồm Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Vùng Tây Nguyên, tổng cộng 19 tỉnh. Miền Nam bao gồm 19 tỉnh của Vùng Đông Nam Bộ và Vùng đồng bằng Sông Cửu Long (Tây Nam Bộ).

Một phần của tài liệu Các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của hạ tầng GTVT đến phát triển kinh tế tại việt nam (the econometric models assess the impacts on economic development in vietnam) (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)