Tác động của mật độ đường cao tốc tại các khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu Các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của hạ tầng GTVT đến phát triển kinh tế tại việt nam (the econometric models assess the impacts on economic development in vietnam) (Trang 99 - 102)

CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

3.5. Tác động của mật độ đường cao tốc tới tăng trưởng kinh tế

3.5.3. Tác động của mật độ đường cao tốc tại các khu vực kinh tế

Xét trên thực trạng về địa hình và từ đó là giao thông Việt Nam, nhất là giao thông đường bộ và đường cao tốc nói riêng, địa hình và giao thông bị chia cắt tự nhiên tại Đèo Hải Vân, điểm nối liền Huế và Đà Nẵng. Do đó nghiên cứu tìm hiểu tác động của đường cao tốc tại 2 khu vực, khu vực từ Quảng Ninh đến Huế bao gồm 31 tỉnh (25 tỉnh Miền Bắc và 6 tỉnh Bắc Trung Bộ), khu vực từ Đà Nẵng đến Cà Mau bao gồm 32 tỉnh (13 tỉnh Nam Trung Bộ và 19 tỉnh Miền Nam), từ đó tiến hành so sánh và rút ra kết luận.

Tác động của mật độ đường cao tốc tại khu vực Quảng Ninh - Huế:

Kết quả sau các kiểm định lựa chọn mô hình RE, mô hình thực nghiệm của (V) là mô hình RE (7a), mô hình không gian SLX (7b) được trình bày tại Bảng 3.12:

Bảng 3.12: Mô hình RE (7a) và mô hình không gian SLX (7b) xét tác động của mật độ đường cao tốc tại khu vực Quảng Ninh - Huế

Biến giải thích Hệ số mô hình RE (7a) Hệ số mô hình SLX (7b)

LnKA 0,110***

(0,052)

0,058*

(0,033)

LnL 1,127***

(0,133)

1,148***

(0,120)

LnTLRate 0,356***

(0,118)

0,227***

(0,085)

NaHWDensity 0,0014

(0,0012)

0,0024*

(0,0013)

Y2015 0,070***

(0,014)

-0,00007 (0,02357)

Y2016 0,131***

(0,021)

0,089***

(0,020)

Y2017 0,181***

(0,030)

0,153***

(0,023)

_cons -0,830

(1,629)

-0,190 (1,467)

M_ NaHWDensity 0,0332***

(0,0084)

Total effect NaHWDensity 0,0356***

(0,0090) R2 (within; between; overall) (0,8347; 0,8546; 0,8542) 0,8421

Số quan sát / Số phần tử chéo 124/31 124/31

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu TCTK, NGTK và dữ liệu PCI Kết quả tại Bảng 3.12 cho thấy, các mô hình là khá tương đồng về dấu và ý nghĩa thống kê của các biến, trừ ý nghĩa thống kê của mật độ đường cao tốc. Nếu chỉ xét tác động trực tiếp của đường cao tốc thì tại khu vực Quảng Ninh - Huế không có ý nghĩa thống kê nhưng khi kết hợp với tác động lan tỏa không gian, giá trị P_Value giảm xuống (có ý nghĩa thống kê hơn) đồng thời với giá trị hệ số tăng lên, từ 0,0014

tại mô hình (7a) tăng lên thành 0,0024 trong mô hình không gian, do đó tác động trực tiếp là hiệu quả hơn bởi hiệu ứng lan tỏa không gian.

Tác động của mật độ đường cao tốc tại khu vực Đà Nẵng - Cà Mau:

Kết quả 2 mô hình sau các kiểm định đều là RE, mô hình thực nghiệm của (V) vượt qua kiểm định tự tương quan và không cần tùy chọn “robus”. Kết quả mô hình không xét tác động không gian RE (8a) và mô hình không gian SLX (8b) được trình bày tại Bảng 3.13:

Bảng 3.13: Mô hình RE (8a) và mô hình không gian SLX (8b) xét tác động của mật độ đường cao tốc tại khu vực Đà Nẵng - Cà Mau

Biến giải thích Hệ số mô hình RE (8a) Hệ số mô hình SLX (8b)

LnKA 0,165***

(0,058)

0,114**

(0,057)

LnL 0,919***

(0,151)

0,766***

(0,203)

LnTLRate 0,067

(0,055)

0,048 (0,050)

NaHWDensity -0,0007

(0,0030)

-0,0003 (0,0026)

Y2015 0,045***

(0,015)

0,038*

(0,016)

Y2016 0,096***

(0,017)

0,109***

(0,017)

Y2017 0,135***

(0,019)

0,146***

(0,021)

_cons 2,180

(1,863)

5,106*

(2,905)

M_ NaHWDensity 0,0240*

(0,0126)

Total effect NaHWDensity 0,0237*

(0,0132) R2 (within; between; overall) (0,7709; 0,7590; 0,7577) 0,7515

Số quan sát / Số phần tử chéo 128/32 128/32

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu TCTK, NGTK và dữ liệu PCI

Kết quả tại cả mô hình không xét tác động không gian và xét tác động không gian đều cho hệ số tác động của mật độ đường cao tốc là tiêu cực song chưa có ý nghĩa thống kê. Hệ số tác động gián tiếp là tích cực với giá trị P_Value = 0,057. Giá trị tuyệt đối của hệ số tác động trực tiếp là rất nhỏ, do đó không có sự sai lệch đáng kể giữa hệ số gián tiếp 0,0240 và hệ số tác động tổng hợp 0,0237. Hệ số tác động tổng hợp có ý nghĩa thống kê với giá trị P_Value = 0,072, do đó có thể nói cùng với việc xây dựng đồng bộ đường cao tốc trên khu vực này, những tác động trực tiếp gây ra là tiêu cực song rất nhỏ, tác động tổng hợp mà đường cao tốc mang lại là hiệu quả. Những tác động tiêu cực nhỏ liên quan đến xây dựng cao tốc phải kể đến là khâu giải phóng mặt bằng, dẫn đến chuyển đổi cơ cấu đất, tác động đến việc làm hoặc việc các dự án kéo dài quá trình xây dựng sẽ gây cản trở giao thông trên khu vực lân cận do các ràng chắn an toàn xây dựng, tuy vậy hiệu quả từ tác động lan tỏa kết nối không gian và do đó là tác động tổng hợp của đường cao tốc trên khu vực là mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của hạ tầng GTVT đến phát triển kinh tế tại việt nam (the econometric models assess the impacts on economic development in vietnam) (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)