KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT KIM LOẠI KIỀM

Một phần của tài liệu 4 lý THUYẾT hóa 12 cả năm SOẠN THEO câu hỏi (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG VI. KIM LOẠI KIỀM - KIỀM THỔ - NHÔM

BÀI 14. KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT KIM LOẠI KIỀM

Câuu 111166.. Nêu vị trí và tên các nguyên tố kim loại kiềm

 Vị trí: thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn

 Gồm các nguyên tố : Liti ( Li), Natri ( Na), kali ( K), Rubiđi ( Rb) , Xesi ( Cs), và Franxi ( Fr)

Câuu 111177.. Nêu tính chất vật lý của kim loại kiềm ? nguyên nhân của tính chất vật lý?

 Tính chất vật lý: có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp. Màu ngọn lửa đặc trưng của đơn chất và hợp chất:

Kim loại Li Na K Rb Cs

Màu ngọn lửa

Đỏ tía Vàng Tím Đỏ máu Xanh lơ

 Nguyên nhân: do kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, bán kính nguyên tử lớn, trong tinh thể các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu.

Câuu 111188.. Nêu tính chất hóa học đặc trƣng của kim loại kiềm? Từ liti đến Xesi tính khử thay đổi nhƣ thế nào? nguyên nhân? Số oxi hóa của kim loại kiềm trong hợp chất?

 Tính chất hóa học đặc trưng : tính khử rất mạnh

 Từ liti đến xesi tính khử tăng dần

 Nguyên nhân: do kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ

 Số oxi hóa của kim loại kiềm trong hợp chất là +1

Câuu 111199.. Kim loại kiềm tác dụng đƣợc với những chất nào? Nêu cách bảo quản kim loại kiềm?

 Kim loại kiềm tác dụng được với: phi kim, axit, nước

 Để bảo quản kim loại kiềm , người ta ngâm chìm các kim loại kiềm trong dầu hỏa (để tránh tiếp xúc với không khí và nước vì các kim loại kiềm dễ tác dụng với nước nước, với oxi trong không khí )

Câuu 121200.. Viết phương trình phản ứng của natri với O2 ở nhiệt độ thường, nhiệt độ cao

4Na + O2  2Na2O (Natri oxit) (nhiệt độ thường) 2Na + O2 to Na2O2 (Natri peoxit) (nhiệt độ cao)

 Natri tác dụng oxi sinh ra 2 loại oxit khác nhau

Câuu 121211.. Nêu ứng dụng của kim loại kiềm trạng thái tồn tại của kim loại kiềm trong tự nhiên?

 Cesi dùng chế tạo tế bào quang điện

 Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy…

 Kim loại K và Na dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.

 Kim loại kiềm được dùng điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.

 Kim loại kiềm được dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

 Trong tự nhiên , các kim loại kiềm không có ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất

Câuu 121222.. Nêu phương pháp điều chế kim loại kiềm ? Viết phương trình minh họa

Điều chế Điện phân nóng chảy muối Clorua ( quan trọng nhất) hoặc Hydroxit kim loại kiềm.

2NaCl ủpnc 2Na + Cl2 ;

2NaOH ủpnc 2Na + ẵ O2 + H2O

Câuu 121233.. Nêu tính chất hóa học của natri hidroxit (xút ăn da : NaOH) và phương pháp điều chế

 Là Bazo mạnh điện li hoàn toàn: NaOH  Na+ + OH–

 Tác dụng Axit, Oxit axit:

NaOH + HCl  NaCl + H2O

NaOH + CO2  NaHCO3 (Tỉ lệ 1:1)

hay 2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O (Tỉ lệ 2:1)

 Tác dụng dd muối: 2NaOH + CuSO4  Cu(OH)2 + Na2SO4 (Đk: Muối trước pư tan, bazo tạo thành là kết tủa)

 Phương pháp điều chế NaOH

+ Từ muối ăn : 2NaCl+2H2O màngđpdd ngăn H2+2NaOH +Cl2

+ Từ soda Na2CO3: Na2CO3 + Ca(OH)2  CaCO3 + 2NaOH

Câuu 121244.. So sánh tính chất hóa học, ứng dụng của Na2CO3 và NaHCO3

NaHCO3 (Natri hydrocarbonat) Na2CO3 (Natri carbonat; soda) Tính chất hóa học:

- Kém bền nhiệt, dễ bị nhiệt phân:

2NaHCO3100 oC Na2CO3+CO2+ H2O - Tính lưỡng tính (Tác dụng Am, Bm) :

* NaHCO3+HCl NaCl + CO2 + H2O *NaHCO3 + NaOH  Na2CO3 + H2O - Thuỷ phân: cho môi trường kiềm yếu => làm quỳ tím hóa xanh.

Ứng dụng: NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày,…), công nghệ thực phẩm (làm bột nở, trong nước giải khát…)

Điều chế:

Tính chất hóa học:

– Rất bền nhiệt, nóng chảy chứ không bị nhiệt phân.

Tính Bazơ (Tác dụng với Am, Ay)

Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2 + H2O

Thuỷ phân:cho môi trường kiềm khá mạnh (dd Na2CO3 làm quỳ tím hóa xanh, p.p. hóa hồng)

Ứng dụng: Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy sợi,…

Điều chế:

CO2 + H2O + Na2CO3  2NaHCO3 2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O

Một phần của tài liệu 4 lý THUYẾT hóa 12 cả năm SOẠN THEO câu hỏi (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)