2.2.1. Quan niệm, vai trò bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc trong đấu tranh với thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
2.2.1.1. Quan niệm bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc đấu tranh với thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
Bộ đội địa phương là lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được tổ chức ở cấp tỉnh, huyện và tương đương. Trong tác chiến là lực lượng cơ động chủ
yếu trên địa bàn cấp mình, làm nòng cốt trong chiến tranh nhân dân địa phương;
phối hợp cùng dân quân tự vệ, công an nhân dân, cùng các lực lượng khác trong tác chiến và đảm bảo an ninh chính trị địa phương trong thời bình. Bộ đội địa phương do cơ quan quân sự địa phương trực tiếp chỉ huy, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo... Tổ chức bộ đội địa phương ở các cấp: Cấp tỉnh (tỉnh đội, các phân đội bảo đảm, phục vụ, các đơn vị trực thuộc); cấp huyện (huyện đội, bộ phận bảo đảm, phục vụ, các đơn vị trực thuộc) [156, tr.79-80].
Bộ đội địa phương gắn bó chặt chẽ với khu vực phòng thủ, hoạt động chiến đấu trong thế trận phòng thủ chung của quân khu và của cả nước, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm từng khu vực trong chiến tranh nhân dân địa phương kết hợp với chiến tranh nhân dân của cả nước. Ngày nay, việc tổ chức học tập, huấn luyện cho các đơn vị BĐĐP được tiến hành thường xuyên, nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, sẵn sàng phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng vũ trang khác trong chiến đấu, bảo vệ nhân dân và chính quyền địa phương. Lực lượng BĐĐP còn phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, Bộ đội Biện phòng, bộ đội chủ lực, dân quân tự vệ để giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn, huấn luyện, chỉ huy dân quân tự vệ và huấn luyện lực lượng dự bị động viên.
Bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc bao gồm: Cơ quan quân sự và đơn vị bộ đội thuộc tỉnh, huyện và tương đương - một bộ phận của lực lượng vũ trang Quân khu 2, của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời, là lực lượng chính trị quan trọng ở địa phương các tỉnh Tây Bắc, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, chỉ huy quân sự cấp trên.
Bộ bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc được biên chế theo quy định, với cơ cấu, lực lượng bao gồm: Cơ quan quân sự và các đơn vị BĐĐP. Cấp tỉnh có Bộ chỉ huy quân sự tỉnh với các phòng chức năng (tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật), trường quân sự, mỗi tỉnh biên giới có một trung đoàn thiếu, các đại đội bộ đội địa phương đủ quân. Riêng tỉnh Điện Biên có Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 379, tỉnh Sơn La có Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326.
Cấp huyện có ban chỉ huy quân sự huyện với các ban trực thuộc (tham mưu, chính trị, hậu cần - kỹ thuật), các tiểu đoàn khung thường trực.
Trên cơ sở quán triệt và thực hiện tốt ba chức năng cơ bản của Quân đội, BĐĐP các tỉnh Tây Bắc có các nhiệm vụ chính: Là lực lượng nòng cốt trong xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc cả về tiềm lực, lực lượng và thế trận trên các mặt chính trị, tư tưởng, quốc phòng - an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại. Triển khai thực hiện công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, công tác tuyên truyền, tuyển sinh quân sự, hoạt động phong trào thi đua quyết thắng trong lực lượng vũ trang địa phương. Xây dựng quyết tâm, kế hoạch phòng thủ, quyết tâm bảo vệ chế độ XHCN, kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang địa phương. Tổ chức, chỉ đạo và chỉ huy lực lượng BĐĐP phối hợp với dân quân tự vệ, công an, bộ đội biên phòng và các lực lượng khác giữ vững an ninh biên giới, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội địa bàn; tổ chức nhân dân đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch. Thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ các cấp và học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ gắn phát triển KT - XH với củng cố QP - AN. Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa ở địa phương. Thực hiện chính sách về quốc phòng và chính sách hậu phương quân đội. Tổng kết và nghiên cứu khoa học về công tác quốc phòng, quân sự địa phương.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Đấu tranh là dùng sức mạnh để chống lại hay diệt trừ hoặc bảo vệ hay giành lấy” [112, tr.409]. Với cách hiểu này, “đấu tranh”
được hiểu theo nghĩa hẹp là chống lại thế lực khác để bảo vệ hoặc giành lấy, có thể là tự phát hoặc có tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên, “đấu tranh” còn được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm hệ thống các hoạt động xây dựng tiềm lực mọi mặt, phòng ngừa, nắm tình hình, phát hiện, xử lý đối tượng. Theo đó nội hàm “đấu tranh” bao gồm phòng và chống. “Phòng” và “chống” là hai vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng chung mục đích, khi đã gắng sức “phòng” mà vẫn xảy ra thì kiên quyết “chống”, dập tắt, không để lan rộng, kéo dài. Nếu “phòng”
không tốt, có nhiều yếu kém, địch sẽ lợi dụng sơ hở, xâm nhập móc nối vào nội bộ, xây dựng được lực lượng phản động, sẽ trực tiếp gây khó khăn cho chống.
Ngược lại, khi thực hiện “chống” không hiệu quả thì làm cho việc phòng ngừa ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vậy, phòng, chống tốt sẽ làm cho ta chủ động tiến công địch, thực hiện từ trong đánh ra, ngoài đánh vào, đập tan hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng.
Lợi dụng tôn giáo là hoạt động phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến chính trị. Do vậy, “đấu tranh” với TLTĐ lợi dụng tôn giáo cần được hiểu theo nghĩa rộng. Từ những vấn đề cơ bản trên, có thể quan niệm:
Bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc đấu tranh với thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam là tổng thể các hoạt động của cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cán bộ, chiến sĩ trong tuyên truyền, vận động, tham mưu, phối hợp, trực tiếp phát hiện, xử lý, đẩy lùi nhằm vô hiệu hóa, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu đấu tranh: Mục tiêu xuyên suốt là chủ động phát hiện, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lừa gạt, lôi kéo, khống chế, kích động quần chúng tín đồ gây bạo loạn chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phá hoại sự nghiệp phát triển KT - XH, giữ vững ổn định CT - XH trên địa bàn; góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Mục tiêu cụ thể là phải giữ vững an ninh trật tự trong vùng tôn giáo, không để TLTĐ, phản động có cơ hội lợi dụng.
Chủ thể đấu tranh: Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo: Các cấp ủy địa phương, cấp ủy, tổ chức đảng trong BĐĐP các tỉnh Tây Bắc. Mặt khác, BĐĐP các tỉnh Tây Bắc đấu tranh với TLTĐ lợi dụng tôn giáo còn chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng ủy, chính ủy, Cục Chính trị Quân khu 2 và các ban Đảng của địa phương. Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp là đảng ủy quân sự địa phương; cấp ủy, tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên cơ quan quân sự địa phương. Chủ thể tham mưu, tổ chức, tiến hành là cơ quan chính trị và cán bộ chính trị trong BĐĐP các tỉnh Tây Bắc. Chủ thể trực tiếp đấu tranh là toàn bộ các tổ chức, các lực lượng thuộc BĐĐP cấp tỉnh, huyện và tương đương, nòng cốt là lực lượng bảo vệ an ninh chuyên trách, lực lượng trinh sát và các tổ, đội vận động quần chúng và tuyên truyền đặc biệt. Chủ thể phối hợp trong đấu tranh
là các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương; các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn (Bộ đội Biên Phòng, công an, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng).
Đối tượng đấu tranh: Những cá nhân, tổ chức, lực lượng phản động trong và ngoài nước đang có những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng trên địa bàn Tây Bắc.
Nội dung đấu tranh: Đấu tranh chống lợi dụng các phương tiện truyền thông để xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Đấu tranh chống sự lợi dụng giáo lý, giáo luật, tình cảm, đức tin của đồng bào các tôn giáo để truyền đạo trái pháp luật, tập hợp, kích động tín đồ chống lại chính sách của Đảng, Nhà nước. Đấu tranh chống lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách tôn giáo, chính sách phát triển KT - XH của Đảng, Nhà nước ta để kích động, xuyên tạc chống đối. Đấu tranh chống lợi dụng những khó khăn trong đời sống của đồng bào Tây Bắc để xuyên tạc, kích động, tạo mâu thuẫn giữa đồng bào tôn giáo và chính quyền địa phương các cấp. Đấu tranh chống hoạt động lợi dụng quan hệ quốc tế, các tổ chức quốc tế đội lốt các hoạt động từ thiện, khảo sát, nghiên cứu để điều tra, thăm dò… để móc nối, xây dựng lực lượng, hỗ trợ tài chính, chuyển phát tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng phần tử phản động và chỉ đạo các hoạt động của lực lượng phản cách mạng ở các địa phương.
Nguyên tắc đấu tranh: Công tác đấu tranh của BĐĐP các tỉnh Tây Bắc với TLTĐ lợi dụng tôn giáo phải phục vụ đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Quá trình thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, các đơn vị BĐĐP phải chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền và chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Bộ Tư lệnh Quân khu 2;
trong đấu tranh phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, kết hợp phòng và chống, lấy tuyên truyền vận động quần chúng, phòng ngừa, ngăn chặn là chính;
khi phát hiện, giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo phải phân biệt rõ mặt tư tưởng và chính trị của tôn giáo, nắm vững nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo, không đối đầu với quần chúng, không làm tình hình phức tạp thêm. Các kế hoạch đấu tranh, lực lượng phải đảm bảo bí mật cả về phương thức và nội dung hoạt động.
Phương châm đấu tranh: Chủ động ngăn ngừa, lấy giáo dục thuyết phục, vận động là chính, lấy giữ vững sự ổn định chính trị, lợi ích quốc gia dân tộc làm điểm tương đồng để đoàn kết dân tộc, tập hợp các lực lượng cho cuộc đấu tranh ấy; khi tham gia giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh, các điểm nóng liên quan đến vấn đề tôn giáo phải xử lý kiên quyết, khôn khéo, thận trọng, êm, gọn đúng pháp luật ngay từ cơ sở, không để lây lan, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập, không để địch mượn cớ can thiệp; kết hợp chặt chẽ giữa “luật đạo” và “luật đời”, luật đạo phải trên cơ sở luật đời.
2.2.1.2. Vai trò bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc trong đấu tranh với thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Vai trò là chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm, của tập thể nói chung”
[162, tr.1788]. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra: Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào tồn tại trên hiện thực đều có mối liên hệ, quan hệ và đóng vai trò nhất định đối với sự vận động, phát triển của một hay một nhóm sự vật, hiện tượng khác. Nhờ đó, sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, xác lập sự tồn tại của mình và phân biệt giữa chúng với các sự vật, hiện tượng khác.
Theo đó, tất các tổ chức, các lực lượng tham gia đấu tranh với các TLTĐ lợi dụng tôn giáo ở Tây Bắc đều có quan hệ ràng buộc, tác động hỗ trợ lẫn nhau, trong đó mỗi thành tố đều có vị trí, chức năng, nhiệm vụ riêng. Vai trò được biểu hiện thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, qua đó thể hiện tầm quan trọng, các mối quan hệ và tác dụng của chủ thể tham gia.
Từ chức năng, nhiệm vụ của BĐĐP các tỉnh Tây Bắc và mục đích, yêu cầu của công tác đấu tranh với các TLTĐ lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng, có thể quan niệm:
Vai trò bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc trong đấu tranh với thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam là tổng thể các biểu hiện chỉ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bộ đội địa phương, được thể hiện qua các hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào tôn giáo; tham mưu các kế hoạch, phương án đấu tranh; xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ và khu vực phòng thủ vững chắc; tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào tôn giáo; phối hợp với các tổ chức, lực lượng phát hiện, xử lý, đẩy lùi làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của thế lực thù địch trên địa bàn Tây Bắc.
Đấu tranh với các TLTĐ lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng ở Tây Bắc nước ta là một trong những chức năng, nhiệm vụ của quân đội, trực tiếp là của BĐĐP các tỉnh Tây Bắc nên nó có mối quan hệ mật thiết với các chức năng, nhiệm vụ khác. Nó có hoàn thành được hay không tùy thuộc vào việc gắn kết tốt chức năng, nhiệm vụ này với các chức năng, nhiệm vụ khác của BĐĐP các tỉnh Tây Bắc. Vai trò đó thể hiện chủ yếu ở chức năng, nhiệm vụ đội quân công tác, mà nội dung chủ yếu của nó là công tác dân vận của quân đội. Cụ thể ở BĐĐP các tỉnh Tây Bắc là công tác dân vận, tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc, tôn giáo thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, kịp thời đấu tranh chống các tư tưởng và hành động lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của Việt Nam ở địa bàn các tỉnh Tây Bắc.
Biểu hiện vai trò bộ đội địa phương các tỉnh Tây bắc trong đấu tranh với thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay
Một là, BĐĐP các tỉnh Tây Bắc là lực lượng quan trọng trong tuyên truyền, vận động đồng bào, chức sắc tôn giáo nâng cao tinh thần cảnh giác, nhận biết và hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của TLTĐ lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng.
Quán triệt quan điểm Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa IX) của Đảng:
“Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo” [57, tr.52]. Bộ đội địa phương thể hiện vai trò thông qua tiến hành hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào tôn giáo, góp phần làm cho đồng bào tôn giáo hiểu đúng quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo và công tác tôn giáo, củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, cơ quan chính quyền địa phương trên lĩnh vực tôn giáo. Giúp đồng bào tôn giáo thực hiện tốt phương châm: “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, “nước vinh, đạo sáng”, “sống phúc âm,
phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc”, gắn bó với dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, sẽ trực tiếp giải thích, giác ngộ cho tín đồ, chức sắc tôn giáo hiểu được trách nhiệm của mình đối với dân tộc và đất nước, góp phần tăng cường sự đồng thuận giữa đồng bào tôn giáo và không theo tôn giáo cũng như giữa các tín đồ tôn giáo khác nhau.
Bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc tham gia tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng nhân dân cách nhận biết thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các TLTĐ; phân biệt hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật với hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng; về những âm mưu gây chia rẽ mối đoàn kết giữa đồng bào theo các tôn giáo, giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo trên địa bàn của các thế lực thù địch. Tuyên truyền về những hậu quả to lớn về nhiều mặt của những hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng trên địa bàn. Vận động quần chúng đấu tranh vạch trần những hoạt động lợi dụng tôn giáo của các TLTĐ, vạch trần những hành vi trái pháp luật của các chức sắc, tín đồ trong các tôn giáo và các lực lượng khác trên địa bàn, để kích động, cản trở và chống đối chính quyền thực hiện quan điểm, chính sách đối với đồng bào tôn giáo.
Tuyên truyền, giải thích cho đồng bào tôn giáo thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của TLTĐ lợi dụng tôn giáo gây mất an ninh chính trị ở địa phương, làm tổn hại đến tôn chỉ, mục đích của giáo hội. Giúp đồng bào tôn giáo hiểu rõ bản chất hoạt động lợi dụng núp bóng bộ máy giáo hội, mượn danh Chúa để răn, dạy tín đồ; sử dụng thần quyền, giáo lý, thông qua việc truyền, giảng giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo của một số chức sắc, chức việc cực đoan, chống đối trong các tôn giáo để lôi kéo, kích động giáo dân không thực hiện chính sách, pháp của Nhà nước, chủ trương, kế hoach của địa phương.
Bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc tham gia tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào tôn giáo nhận biết được hoạt động lợi dụng danh nghĩa các tổ chức tôn giáo để hướng lái giáo hội, giáo dân vào hoạt động bất hợp pháp phục vụ ý đồ chính trị của các TLTĐ, mà trực tiếp là các chức sắc, chức việc cực đoan,