L ỜI CẢM ƠN
3.6 Thử nghiệm và bàn luận
3.6.1 Thử nghiệm.
a) Phương án điều khiển tự động:
Đầu tiên ta cấp nguồn điện 220v cho bộ điều khiển. Sau đó đổ nước vào hố hút khô: Nước lên tới mức thứ nhất trong hố hút khô thì đèn led chỉ báo ở hố hút khô trên bàn điều khiển sáng. Nước lên đến mức thứ hai trong hố hút khô thì cả bơm và van hoạt động. Đèn led chỉ báo van và bơm trên bàn điều khiển sáng. Bơm hút nước trong hố hút khô ra ngoài. Khi lượng nước trong giếng hút khô tới mức
thứ nhất của hố hút khô thì bơm van ngừng hoạt động. Các đèn led trên bàn điều
khiển đều tắt .
b) Phương án điều khiển bán tự động.
Tương tự như điều khiển tự động ta cấp nguồn điện cho hố hút khô, chuyển
công tắc về vị trí bằng tay. Sau đó đổ nước vào hố hút khô. Nước lên tới mức một
của cảm biến thì đèn led chỉ báo hố hút khô có nước trên bàn điều khiển sáng. Lúc này chúng ta biết trong hố hút khô có nước vì vậy để hút nước trong hố này ta điều
khiển công tắc bơm trên bàn điều khiển. Bơm và van hoạt động hút nước trong hố
hút khô ra ngoài. Khi hết nước trong hố hút khô ta cần phải tắt bơm.
c) Nhận xét:
Đối với hệ thống tự động thì bộ điều khiển đóng ngắt bơm và van chính xác
tại vị trí ta đặt cảm biến. Và cung cấp thông tin lên bàn điều khiển hợp lý.
Đối với hệ thống điều khiển bằng tay, thì chúng ta chỉ biết được trong hố hút khô có nước mà không biết được trong hố có bao nhiêu nước, vì vậy khi điều khiển bơm cần quan sát mực nước trong hố hút khô.
3.6.2 Bàn luận.
Mô hình kết hợp bảng điều khiển với hệ thống lắp đặt ở vị trí dễ quan sát và dễ hình dung. Hệ thống điều khiển tự động, điều khiển bằng tay hoạt động nhanh
gọn và điều khiển dễ dàng. Mặc dù hệ thống không thể hoạt động được tất cả các phương án nhưng khi sinh viên nhìn vào bảng điều khiển có thể hình dung ra được các phương án hoạt động của hệ thống. Hệ thống được thiết kế và lắp đặt dựa trên hệ thống của tàu thật. Nên khi sinh viên hình dung được các phương án hoạt động và điều khiển mô hình thì khi ra trường sinh viên cũng dễ tiếp cận với công việc
thực tế. Vì vậy mô hình đã đáp ứng được mục tiêu của đề tài “chế tạo mô hình hệ thống tự động hút khô nước lacanh phục vụ đào tạo.”
Đối với hệ thốngng điều khiển thì hoạt động chính xác và an toàn, đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống hút khô, nên theo em: hệ thống có thể lắp đặt trên các tàu có trọng tải vừa và nhỏ ít có tính tự động hóa. Còn đối với những con tàu có tính tự động hóa cao thì không thể lắp đặt hệ thống này. Cơ bản thì hệ thống hoạt động có độ tin cậy không cao, chưa kết nối được hệ thống điều khiển từ xa.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
4.1 Kết luận:
Sau gần bốn tháng làm việc với đề tài: “chế tạo mô hình hệ thống tự động hút khô nước lacanh phục vụ đào tạo.” cho đến nay đã hoàn thành, trong quá trình thực hiện em xin kết luận những vẫn đề sau.
Em đã chế tạo thành công mô hình hệ thống tự động hút khô. Mô hình thể
hiện đầy đủ tính năng của hệ thống, sinh viên nhìn vào mô hình dễ hiểu, dễ vận
hành. Và có khả năng hình dung ra các phương án hoạt động. Đảm bảo khả năng tư
duy trong quá trình học tập.
Mô hình có hệ thống đường ống lắp đặt dễ quan sát, bảng điều khiển dễ hiểu,
rõ ràng. Thể hiện giống với hệ thống lắp đặt trên tàu thật.
Tuy nhiên do kinh phí có hạn, và tính phức tạp của hệ thống nên không thể
chế tạo được hệ thống hoạt động hoàn chỉnh các phương án. Các phương án hoạt động chỉ thể hiện được một phần của hệ thống. Và do sự hạn chế về kiến thức
chuyên môn, cung như kinh nghiệm thực tế cộng với thời gian thực hiện đề tài có hạn, nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các thầy và các bạn sinh viên quan tâm đề tài để đề tài được hoàn thiên hơn.
4.2 Đề xuất ý kiến:
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã gặp một số vấn đề khó khăn như: đi
khỏa sát thực tế ở các công ty không cho phép em vào trong công ty để tìm hiểu
cũng như gặp một số khó khăn về kiến thức lắp đặt hệ thống. Do đó em có ý kiến
mong rằng trường và bộ môn có thể liên hệ với các công ty cho phép sinh viên vào trong công ty tham gia học hỏi và tìm hiểu.
Các thầy có thể hướng dẫn cho sinh viên thực hành trực tiếp trên mô hình và tham gia chế tạo các mô Hình thực tế để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tạo hứng
thú cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng thời tạo cho sinh
những hình dung tổng quan về một hệ thống thật để phục vụ cho công việc sau khi ra trường.
Đối với các đề tài dạng chế tạo mô hình đòi hỏi phải có một thời gian chuẩn
bị và tìm hiểu thực tế nhiều. Do đó em mong rằng với những đề tài dạng này
trường, khoa hãy cho thêm thời gian thực hiện dài hơn bằng cách: làm thủ tục nhanh
gọn, giao đề tài sớm để sinh viên thực hiện được tốt hơn, phản ánh thực tế tốt hơn. Trên đây chỉ là một số ý kiến chủ quan của em, em hi vọng có thể góp một
phần nhỏ để nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên cũng như công cuộc xây
dựng và phát triển của nhà trường.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ths. Đoàn Phước Thọ, các thầy giáo trong bộ môn động lực và các bạn sinh viên đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Long.
Trang bị động lực tàu thủy- Lưu hành nội bộ - Đại Học Nha Trang.
2. Quy phạm các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu.
(TCVN 6276 :2003)
3. Damir Radan, PhD-student
Marine power plant control system.
4. Đi khảo sát thực tế ở cảng Hòn Rớ, cảng Nha Trang, công ty
Huyndai-Vinasin.
5. Dương Minh Trí (2001), Cảm Biến Và Ứng Dụng, Nhà Xuất Bản Khoa Học