Một số giải pháp, kĩ thuật ra đề kiểm tra TNKQ mới

Một phần của tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn địa lí lớp 9 (Trang 47 - 50)

Chương III: Chương III: BIỆN PHÁP - GIẢI PHÁP

2. Một số giải pháp, kĩ thuật ra đề kiểm tra TNKQ mới

Căn cứ vào đặc trưng của phân môn tiến hành xây dựng các biện pháp cho công tác kiểm tra đánh giá với nội dung cụ thể sau:

2.1 Đối với hình thức kiểm tra TNKQ a) Bài tập hoặc câu hỏi đúng - sai

Trước một câu dẫn xác định( thông thường phải là câu hỏi) học sinh lựa chọn một trong hai cách trả lời đúng(Đ) sai (S)

Ví dụ: Xác định tính đúng, sai của phân tử ADN Phân tử ADN

cấu tạo từ

4 nguyên tố

Đú ng

S ai

Đáp án A - Đúng a) A, T, G, X

b) A, T, U, X

Khi soạn loại câu hỏi này cần lưu ý

+ Chọn câu dẫn mà HS trung bình không thể nhận ra ngay tính đúng hay sai.

+ Không nên trích nguyên văn câu hỏi trong SGK.

+ Cần đảm bảo tính Đ hay S là chắc chắn.

+ Câu TNKQ chỉ nên diễn đạt một ý duy nhất, tránh bao gồm nhiều chi tiết.

+ Tránh dùng những cụm từ như: “tất cả”, “ không bao giờ” , ... Những cụm từ này có thể dễ dàng cho HS nhận ra câu đúng sai.

+ Không nên bố trí số các câu TNKQ trong bài kiểm tra tỉ lệ Đ bằng S.

b) Câu hỏi nhiều lựa chọn

Một câu có từ 3 đến 5 câu trả lời sẵn trong đó chỉ có một câu đúng (hoặc đúng nhất).

Ví dụ: Chọn đáp án đúng nhất Lưới thức ăn bao gồm

A. Nhiều mắt xích

B. Một số mắt xích quan trọng

C. Nhiều mắt xích có chung một vài mắt xích với nhau Khi soạn loại câu hỏi này cần lưu ý

+ Phần gốc có thể là một câu hỏi, một câu bỏ lửng và phần lựa chọn bổ sung để phần gốc trở nên đủ nghĩa. Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng và chỉ nên đưa một nội dung. Rất hiếm khi dùng dạng phủ định. Nếu viết dưới dạng một phần của câu, thì chỉ dùng câu hỏi khi nhấn mạnh.

+ Phần lựa chọn nên từ 3 đến 5, tùy theo trình độ và khả năng tư duy của HS. Cố gắng sao cho câu nhiễu( còn gọi là câu gài “bẫy”) có tính hấp dẫn như nhau khiến HS đọc và hiểu chưa

kĩ có thể cho là đúng. Cần nhớ rằng câu này đưa ra để gài bẫy HS, mà để phân loại đối tượng HS. Rõ ràng câu này có nhiều lựa chọn hơn loại câu Đ –S

+ Tránh để câu hỏi có hai câu trả lời Đ, hoặc câu Đ nằm như nhau ở tất cả các câu, hoặc theo một quy luật nào đó.

c) Câu ghép đôi

Loại câu này gồm hai dãy thông tin; một dãy là những câu hỏi (hay câu dẫn), một dãy là những câu trả lời (hay câu lựa chọn). HS phải tìm ra từng cặp câu trả lời ứng với câu hỏi (khái niệm ứng với định nghĩa, cơ quan ứng với chức năng)

Ví dụ:

Cột A N

ối

Cột B 1) Lông

hút

A) Có nhiều màu sắc sặc sỡ để thu hút côn trùng

2) Tràng

hoa B) Giúp cây quang hợp

3) Chất diệp lục

C) Hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất

D) Vận chuyển nước lên thân và các bộ phận khác

Khi soạn loại câu hỏi này cần lưu ý

+ Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có liên quan đến nhau. HS có thể dễ nhầm lẫn.

+ Cột câu hỏi và cột câu trả lời không nên bằng nhau, nên có câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn.

+ Thứ tự câu hỏi và câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự câu trả lời gây thêm sự khó khăn khi lựa chọn.

d) Câu điềm khuyết

Ví dụ: Hoàn thành khái niệm quần thể sinh vật

Quần thể sinh vật là tập hợp...(1)... cùng sống trong...(2)... tại một thời điểm nhất định, giữa các cá thể trong loài có khả năng...

(3)...

1. Các cá thể cùng loài

2. Một khu vực nhất định

3. Sinh sản tạo thế hệ mới

Trên đây là 4 loại câu hỏi thông dụng để kiểm tra, đánh giá kiến thức.

2.2. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận

1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;

3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;

4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;

5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;

6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;

7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;

8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;

9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.

10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó. câu hỏi có nhiều lựa chọn là câu phổ biến nhất.

Một phần của tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn địa lí lớp 9 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w