Luyện đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3

Một phần của tài liệu “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3” (Trang 22 - 26)

Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm người giáo viên phải giúp các em phát âm chuẩn, đọc đúng loại câu, đúng

ngữ điệu câu. Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm, giáo viên cần xác định rõ: cần luyện cho học sinh đọc cái gì và đọc như thế nào. Tùy từng địa phương giáo viên cần xác định rõ các lỗi phát âm mà học sinh mắc phải để luyện cho các em.

Do đặc điểm phương ngữ, ở một số nơi học sinh còn đọc sai phụ âm đầu như: l - n; r – d - gi hoặc học sinh đọc nhầm giữa thanh sắc và thanh ngã, vần ănanh. Do vậy trong mỗi giờ Tập đọc giáo viên cho học sinh đọc, học sinh khác nhận xét và sửa sai cho các em. Việc đọc từ dễ lẫn giáo viên đưa vào trong câu vì có những học sinh đọc từ thì đúng nhưng khi đọc câu, đọc đoạn thì hay sai. Việc hướng dẫn luyện đọc phải theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp là phải đi theo trình tự : đọc câu – đọc đoạn- đọc cả bài. Ví dụ bài: “Âm thanh thành phố” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 146). Trong đoạn 3 câu thứ 2: “Mỗi dịp về Hà Nội, Hải thích ngồi lặng hàng giờ để nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét – tô – ven bằng đàn pi – a – nô” có các phụ âm đầu l – n học sinh dễ lẫn, giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm đúng Hà Nội, “lặng hàng giờ”, “pi –a – nô”. Sau đó gọi học sinh đọc câu 2, học sinh khác (Giáo viên) nhận xét.

Giáo viên tuyên dương khen ngợi. Nếu đọc chưa tốt, phát âm chưa chuẩn giáo viên hướng dẫn sửa sai.

* Cách sửa đọc ngọng cho học sinh:

Trước hết giáo viên phải nắm chắc được nghĩa của các từ có phụ âm hay đọc ngọng như l- n để định hình được lời nói và chữ viết. Giáo viên cần xem lại phương thức phát âm phụ âm đầu l- n và tự mỗi giáo viên phải luyện bằng thời gian dài và phải kiên trì. Khi học sinh đọc lẫn các tiếng có phụ âm đầu là l, giáo viên dừng lại sửa cho các em bằng cách: hướng dẫn các em đọc đầu lưỡi hơi cong, luồng hơi đi ra bị cản Ví dụ những tiếng có phụ âm đầu n đọc đầu lưỡi thẳng, môi trề, bụng hơi hóp lại.

Những tiếng có âm quặt lưỡi như s - x; r - d- gi; tr- ch thì hướng dẫn các em nói tự nhiên cho hay, ( không cố gắng đọc nhấn). Nhưng trong Tiếng Việt có

phụ âm đầu là r ( là phụ âm quặt lưỡi) thì chúng ta đọc không rung, ví dụ như từ: ra vào, rang lạc, rực rỡ, rung rinh. Giáo viên đọc rung những tiếng là tiếng nứơc ngoài, ví dụ: Ra đi ô.

Ngoài việc sửa chữa trong mỗi tiết Tập đọc và các môn học khác, thì cuối mỗi buổi học giáo viên nên giao những bài tập đọc nhỏ để học sinh tự luyện đọc ở nhà và về nhà đọc trước bài của ngày hôm sau. Hàng ngày kiểm tra về cách đọc của học sinh và nhận xét.

3.2.2. Ngắt nghỉ hơi khi đọc

3.2.2.1. Ngắt, nghỉ hơi khi đọc truyện

Các bài tập đọc ở lớp 3 có nhiều dạng, mỗi dạng có cách đọc khác nhau, tùy theo từng bài ta hướng dẫn học sinh đọc, phát âm cho phù hợp. Riêng đối với các bài Tập đọc là truyện kể, khi đọc phải liền từ, không tách từ chỉ loại với danh từ đi sau nó, không tách động từ, hệ từ với danh từ đi trước nó. Ví dụ trong bài “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 26) của Phạm Hổ có câu: “Mùa hoa này,/ bằng lăng nở hoa mà không vui/ vì bé Thơ,/ bạn của cây phải nằm viện//.” Nếu ta không nghỉ ở trước chỗ “ vì bé thơ” thì nghĩa của câu sẽ bị hiểu sai lệch: Cây bằng lăng nở hoa mà không vui vì cô bé Thơ này chứ không phải vì bé Thơ phải nằm viện.

Bên cạnh đó, việc dựa vào nghĩa là quan hệ ngữ pháp giúp chúng ta cách ngắt nhịp. Việc ngắt hơi phải phù hợp với các câu, ngắt hơi ở dấu phẩy và giữa các cụm từ, nghỉ hơi ở dấu chấm, nghỉ dài hơi cuối đoạn văn. Sau khi ngắt giọng ở mỗi câu dài, bao giờ giáo viên cũng phải nhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọng trong việc ngắt hơi, nghỉ đúng ở câu văn, đoạn văn. Muốn xác định cách ngắt giọng đúng thì phải dựa vào nghĩa, vào các tiếng, từ, dấu câu.

Trong bài “Những chiếc chuông reo” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 67) có câu:

“Một chiều giáp Tết,/ gạch vào lò,/ sắp nhóm lửa,/ thằng Cu rủ tôi nặn những chiếc chuông con to hơn quả táo,/ có cái núm để xâu dây,/ lại thêm cả một viên

bi nhỏ ở trong để tạo ra tiếng kêu//.” Giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng dấu phẩy, dấu chấm.

3.2.2.2. Ngắt nghỉ khi đọc thơ

Ở lớp 3 hầu hết các bài thơ đều viết dưới thể thơ 4 chữ tiêu biểu như các bài: Quạt cho bà ngủ (Võ Quảng), Mùa thu của em (Quang Huy), Bận (Trinh Đường), Vẽ quê hương (Định Hải), Anh Đom Đóm (Võ Quảng), Bàn tay cô giáo (Nguyễn Trọng Hoàn), Em vẽ Bác Hồ (Thy Ngọc),… Mỗi câu thơ đều đọc với nhịp 2/2 hoặc 4/0. Như trong bài thơ “Bận” của Trinh Đường (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 59)

“Trời thu/ bận xanh

Sông Hồng/ bận chảy//…”

Tuy nhiên đến những câu sau:

“Cờ bận vẫy gió//

Chữ bận thành thơ//

Hạt bận vào thu//…”

Ta phải đọc với nhịp 4/0 để giữ trọn nghĩa của câu và cho vần thơ liền mạch hơn.

Thể thơ 5 chữ cũng khá nhiều ở lớp 3. Tiêu biểu có các bài: Mẹ vắng nhà ngày bão (Nguyễn Bùi Vợi), Chú ở bên Bác Hồ (Dương Huy), Ngày hội rừng xanh (Vương Trọng), Mặt trời xanh của tôi (Nguyễn Viết Bính) … Khi đọc những bài thơ thể 5 chữ ta thường ngắt ở nhịp 2/3 hoặc 3/2. Bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” của Đặng Hiển (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 32) bốn khổ thơ đầu ta đọc với nhịp 3/2 diễn tả cảnh nhà khi mẹ đi vắng. Còn khổ thơ cuối đọc với giọng vui mừng ngắt nhịp 2/3 thể hiện niềm vui hân hoan khi mẹ về nhà, niềm vui sau cơn bão.

Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết phải hướng dẫn các em đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em đọc đúng cách ngắt giọng. Muốn đạt được điều đó cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa

các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc tuyệt đối không được tách từ ra làm hai, không tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm theo. Không tách giới từ với danh từ đi sau nó, không tách quan hệ từ với danh từ đi sau nó.

Ví dụ: Không được đọc ngắt giọng:

Quê hương là/ con diều biếc Tuổi thơ con/ thả trên đồng Quê hương là/ con đò nhỏ Êm đềm/ khua nước ven sông.//

(Quê hương, Tiếng Việt 3, tập 1) Mà phải đọc như sau :

Quê hương/ là con diều biếc Tuổi thơ/ con thả trên đồng Quê hương/ là con đò nhỏ Êm đềm khua nước/ ven sông.//

Bên cạnh dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp còn cần phải dạy ngắt giọng biểu cảm, nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, nhằm tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa.

Ví dụ: Đó là chỗ ngừng lâu hơn trong các câu thơ cuối bài:

“Con chưa ngoan, chưa ngoan!”

Một phần của tài liệu “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3” (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w