CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT
2.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tại tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Yếu tố tự nhiên
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 515.249,1 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 285.273,58 ha chiếm 55,37% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích quy hoạch rừng sản xuất 159.089,76, diện tích quy hoạch rừng phòng hộ là 126.183,82 ha trải dài giáp ranh các tỉnh Quảng Nam, KonTum, Gia Lai và Bình Định [8].
Quảng Ngãi tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông với chiều dài bờ biển 144km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Quảng Ngãi có tuyến quốc lộ 1A, có đường tỉnh lộ 24A nối Quảng Ngãi với tỉnh Kon Tum đi hạ Lào đây là tuyến đường rất quan trọng đối với tỉnh Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hóa giữa các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh thuộc duyên hải Miền Trung.
Nếu như các loài sinh vật trên trái đất tạo ra 53 tỷ tấn sinh khí thì rừng chiếm 37 tỷ tấn, rừng giữ vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp môi
trường sống ở Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng có nguồn tài nguyên phong phú, tính đa dạng sinh học cao với sự xuất hiện của nhiều loài động, thực vật quý, hiếm đặc hữu như Huê mộc, Lim Xanh, Lát, Gụ Mật, Rùa núi vàng, Rùa Trung bộ, ... Vùng rừng nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn dồi dào nguồn thực vật lại có nhiều cánh rừng hùng vĩ, nhiều cây cổ thụ và cây tự nhiên vừa có tác dụng phòng hộ đầu nguồn vừa có giá trị sinh thái cao; với 4 con sông lớn là Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Sông Cầu cung cấp nguồn nước, giữ nước cho vùng đồng bằng rất lớn trong sản xuất hoa màu, trong phát triển kinh tế xã hội địa phương [27, tr.152] . Trong những năm trở lại đây, giao thông ngày càng được chú trọng phát triển và thuận lợi, việc vận chuyển, khai thác trái phép lâm sản được thực hiện dễ dàng hơn, đây cũng là một trong những khó khăn của tỉnh nhà trong công tác bảo vệ, quản lý rừng và quản lý lâm sản.
Chính vì điều đó, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái của người dân và các cấp chính quyền địa phương là điều hết sức cần thiết.
2.1.2. Yếu tố kinh tế, xã hội
Theo Báo cáo số 267/BC-UBND ngày 21/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc báo cáo đánh giá tình hình thực hiên dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương năm 2017 và phương hướng, nhiêm vụ kế hoạch năm 2018 thì tổng thu ngân sách địa bàn năm 2017 ước khoảng 14.174 tỷ đồng, bằng 79,1% so với thực hiện năm 2016, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2017 ước gần 11.829 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm 2016.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản là 2.481 tỷ đồng, tăng gần 1,5%
so với cùng kỳ năm 2016.
Quảng Ngãi có 14 huyện, thành phố, trong đó có 01 thành phố, 01 huyện trung du, 05 huyện đồng bằng, 06 huyện miền núi và 01 huyện đảo Lý Sơn
với tổng số 174/184 xã, phường và thị trấn có rừng và đất lâm nghiệp, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2016 là 1.254.184 người, với 04 dân tộc chủ yếu là:
Kinh, Hre, Cor, Ca Dong sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tây, Sơn Hà, Tây Trà, Trà Bồng; các dân tộc anh em đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc giải phóng dân tộc và ngày nay tiếp tục đồng lòng, chung sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước. Rừng Quảng Ngãi phong phú về lâm sản với nhiều chủng loại gỗ có giá trị kinh tế cao như Trắc, Lim, Muồng đen, Dổi, Sến,…
Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về bảo vệ và quản lý rừng ngày càng được hoàn thiện, đã có nhiều chương trình, dự án như: phủ đất trống đồi núi trọc, hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quy định 147, các Chương trình 327, 135, 30a, Chương trình Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng đường giao thông liên xã, huyện, tỉnh và liên tỉnh; Dự án Nâng cao năng lực PCCCR tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2020, dự án hỗ trợ đầu tư vùng nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020, dự án điều tra, xây dựng và phát triển nguồn giống cây bản địa như Lim xanh, Dầu rái, Chò Chỉ, và nhiều dự án thủy điện, thủy lợi được đầu tư ở các khu vực trọng điểm rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, ở một số khu vực lại là vùng sâu, vùng xa, nơi có các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc xây dựng các công trình cũng đồng nghĩa với việc mất đất sản xuất, đất ở dẫn đến tình trạng người dân vào rừng khai thác lâm sản, phá rừng để kiếm đất sản xuất, trồng trọt, khai thác các nguồn lợi có sẵn từ rừng để phục vụ nhu cầu sống. Thêm vào đó, nguồn lợi từ các sản phẩm từ rừng là rất lớn, nhất là việc mua, bán lâm sản nên tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển liên tục diễn ra. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng của tỉnh Quảng Ngãi và gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong vấn đề nâng cao trình độ dân trí, phát huy yếu tố nội lực con người, nguồn
nhân lực trong công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.
Tất cả các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh có tác động rất lớn đến VPHC và XPVPHC trong quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tại tỉnh Quảng Ngãi
Trên cơ sở thực thi, áp dụng các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Trung ương tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp triển khai thực hiện, tham gia ký kết các quy chế phối hợp cũng như tăng cường công tác tuần tra, truy quét, chốt chặn tại các điểm nóng thường xảy ra tình trạng khai thác, mua, bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật; tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến kinh doanh gỗ và các loại lâm sản khác từ tỉnh đến xã nhất là ở những điểm nóng phá rừng, khai thác gỗ và các loại lâm sản khác; nơi có tuyến đường giao thông liên huyện, liên tỉnh nhằm kiểm soát, quản lý rừng để xử lý nghiêm các hành vi VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng.
Lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên toàn tỉnh đã lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, truy quét chống phá rừng, tăng cường công tác tuần tra, ngăn chặn vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong năm 2017, đã chỉ đạo tổ chức 818 đợt truy quét, 1.104 đợt kiểm tra, 5.214 đợt tuần tra, phát hiện 372 vụ vi phạm (giảm 60 vụ so với cùng kỳ năm 2016, đã xử lý hành chính 246 vụ, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra 09 vụ. Thu giữ 173,38 m3 gỗ tròn; 251,504 m3 gỗ xẻ các loại. Thu nộp ngân sách 2.990.116.000 đồng, trong đó về phá rừng theo số liệu báo cáo đã xảy ra 38 vụ phá rừng với diện tích 26,85 ha (giảm 25 vụ phá rừng so với cùng kỳ năm 2016, giảm diện tích 23,09 ha so với cùng kỳ năm 2016), về cháy rừng thì số vụ trong năm là 02 (giảm 09 vụ so với cùng kỳ năm 2016), diện tích thiệt hại là 2,0697 ha; mua bán, cất giữ lâm sản trái pháp luật là 5 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 43 vụ; vi
phạm thủ tục vận chuyển lâm sản 30 vụ; vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản 01 vụ; vi phạm quy định về khai thác lâm sản 01 vụ.
Để thấy rõ hơn tác động của VPHC và xử lý VPHC trong quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi những năm qua, tôi xin phân tích kết quả XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng trong 05 năm từ năm 2013 đến năm 2017 với các hành vi vi phạm trong chặt phá rừng, cháy rừng, vi phạm quy định về khai thác lâm sản, vi phạm quy định về sử dụng đất lâm nghiệp, cụ thể như sau:
2.2.1. Hành vi phá rừng, khai thác rừng trái phép
Đây là hành vi của cá nhân, tổ chức chặt phá cây rừng, cố ý đốt phá cây rừng, đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước thủy triều, xả chất độc, lấy lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép thực hiện nhưng không đúng quy định cho phép và các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép. Trong 05 năm qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện 270 vụ phá rừng với mức độ, tính chất diễn biến phức tạp, trong đó đã xử lý đươc 205 vụ, cụ thể như sau:
Hình 2.1. Số vụ phá rừng
Nguồn: [4, 5, 6, 7, 8]
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy từ năm 2013 đến năm 2017, tình trạng chặt phá rừng diễn biến thất thường, tuy nhiên những năm trở lại đây, các cấp tăng cường chỉ đạo, phát hiện, ngăn chặn kịp thời nên số vụ vi phạm chặt phá rừng đã có chiều hướng giảm. Theo thứ tự từ năm 2013 đến năm 2017 thì số vụ xảy ra là 20, 53, 96, 63, 38.
2.2.2. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng
Là các hành vi vi phạm như: đốt lửa, sử dụng lửa không đúng quy định của nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, phân khu phòng hộ rất xung yếu; đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô vào mùa khô; đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, hạ cây rừng và đốt để lấy than ở trong rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh; đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép trong rừng, ven rừng, không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và quản lý, sử dụng chất
Phá rừng 0
20 40 60 80 100
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Phá rừng
Phá rừng
cháy trong rừng và ven rừng. Trong 05 năm qua, số vụ cháy rừng là 58 vụ, đỉnh điểm là vào năm 2014 với 29 vụ xảy ra, còn lại năm 2013 xảy ra 08 vụ, năm 2015 là 08 vụ, năm 2016 là 11 vụ và năm 2017 là 02 vụ cụ thể theo biểu đồ sau:
Hình 2.2. Số vụ cháy rừng
Nguồn: [4, 5, 6, 7, 8]
Được sự quan tâm lãnh đạo của của các cấp cơ quan thẩm quyền có liên quan, trong những năm qua, tình hình cháy rừng tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã giảm đáng kể, đặc biệt trong năm 2017, số lượng vụ cháy rừng đã giảm xuống chỉ còn 02 vụ, điều này cho thấy được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm trên toàn tỉnh, đã tăng cường thưc hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn; trong năm 2017 đã củng cố, kiện toàn 12 Ban chỉ đạo các vấn đề cấp bách về bảo vệ và phát triển rừng, 141 Ban chỉ huy PCCCR cấp xã, chủ trương; trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy để chủ động chỉ đạo ứng phó kịp thời khi có xảy ra cháy
0 5 10 15 20 25 30
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Cháy rừng
Cháy rừng
rừng; thành lập 624 tổ, đội chữa cháy rừng cơ sở; tổ chức ký kết 123 hợp đồng bảo vệ rừng, PCCCR 6 tháng mùa khô bố trí trên địa bàn 123 xã trọng điểm cháy rừng. Thành lập các tổ, đội nhỏ tại các xã có rừng có thể điều động nhanh, nhanh chóng phát hiện và dập tắt những đám cháy nhỏ mới phát sinh và tham gia chữa cháy rừng cùng lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp. Chủ động phối hợp với Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Ngãi, Đài phát thanh truyền hình tỉnh để dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng hàng ngày trong các tháng mùa khô, nóng trên địa bàn tỉnh trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh giúp Ban chỉ đạo và Ban chỉ huy PCCCR các cấp chủ động phòng chống cháy rừng trên địa bàn. Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy với nhiều hình thức khác nhau, tiếp cận trực tiếp với người dân, đặc biêt là đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường tuần tra, canh gác lửa rừng ở các vùng trọng điểm cháy.
2.2.3. Các hành vi vi phạm khác
Ngoài các hành vi vi phạm chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép và vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng, còn có một số hành vi vi phạm khác như vi phạm quy định về khai thác lâm sản, vi phạm quy định về sử dụng đất lâm sản và nhiều hành vi vi phạm gây tổn hại đến rừng nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng vi phạm, vô chủ xảy ra trong 05 năm qua. Hành vi vi phạm quy định về khai thác lâm sản 13 vụ (năm 2013: 04 vụ, năm 2014:
04 vụ, năm 2016: 04 vụ, năm 2017: 01 vụ, đặc biệt năm 2015 không xảy ra vụ nào), vi phạm quy định về sử dụng đất lâm nghiệp 02 vụ (chỉ xảy ra trong năm 2014) và các hành vi vi phạm khác vô chủ, chưa xác định được tối tượng vi phạm 1.262 vụ, chiếm tỷ lệ rất lớn trong số vụ vi phạm phát hiện 59,30%
trong 2.128 vụ tổng số vụ phát hiện được. Cụ thể theo biểu đồ sau:
Hình 2.3 Số vụ VP QĐ về khai thác lâm sản và sử dụng đất LN
Nguồn: [4, 5, 6, 7, 8]
Hình 2.4 Số vụ vi phạm khác (vô chủ, chưa xác định được đối tượng VP) Nguồn: [4, 5, 6, 7, 8]
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
VP QĐ về K/T lâm sản (vụ) VP QĐ về sd đất LN (vụ)
230 235 240 245 250 255 260 265 270
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Các vi phạm khác vô chủ (vụ)
Các vi phạm khác vô chủ (vụ)
Đối với các hành vi vi phạm vô chủ, không xác định được đối tượng, với trách nhiệm và nghĩa vụ được đặt ra, các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tích cực tiến hành điều tra, xác minh, và xử lý các vụ việc đó theo đúng trình tự, quy định của pháp luật, và với tổng số 1.262 vụ xảy ra, các cơ quan chức năng đã xử lý 1.096 vụ với các hình thức ban hành Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện VPHC mà không thể xử phạt được người vi phạm
2.2.4. Một số nhận xét chung
Trong những năm vừa qua, đươc sự quan tâm và chỉ đạo của cơ quan thẩm quyền, các văn bản chỉ đạo được triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, công tác bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR và quản lý lâm sản đã có những chuyển biến tích cực, tình trạng khai thác, chặt phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật đã từng bước được kiểm soát. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng có chiều hướng giảm, pháp luật được áp dụng nghiêm, kịp thời góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xâm hại đến tài nguyên rừng. Theo số liệu báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2017, đã xảy ra 38 vụ phá rừng với diện tích 26,85 ha (giảm 25 vụ phá rừng so với cùng kỳ năm 2016, giảm diện tích 23,09 ha so với cùng ký năm 2016); số vụ cháy rừng trong năm 2017 đã giảm một cách đáng kể, từ 11 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại là 13,9947 ha trong năm 2016, thì đến năm 2017, số vụ cháy rừng đã giảm chỉ còn 02 vụ với diện tích thiệt hại là 2,0697 ha [8], đây là một điều đáng mừng trong công tác quản lý rừng, PCCCR với khí hậu, thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay và lợi ích từ các sản phẩm của rừng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, tình hình cháy rừng vẫn còn diễn ra, tuy diện tích không lớn nhưng có thể gây chết người (năm 2016 tình trạng cháy thực bì dẫn đến 06 người chết [7]), hành vi lén lút khai thác, phá rừng, đốt than, vận chuyển trái phép vẫn còn xảy ra; tình
trạng xâm canh, lấn chiếm đất rừng phòng hộ tại các vùng giáp ranh với các tỉnh, xã tại địa phương còn diễn ra khá phức tạp.