CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT
2.3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tại tỉnh Quảng Ngãi trong 05 năm qua
2.3.1. Hình thức xử phạt chính
Hình thức xử phạt chính bao gồm hình thức cảnh cáo và phạt tiền, nhưng giá trị xử phạt của hình thức này không đủ để đấu tranh với các hành vi vi phạm, lại không mang tính thực thi cao, nên với 2.128 vụ vi phạm trong đó có 58 vụ cháy rừng với các nguyên nhân chủ quan và khách quan đã bị xử phạt trong 05 năm qua, tỉnh Quảng Ngãi chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với các đối tượng có hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng rừng với tổng số tiền xử phạt: 6.617.542.000 đồng
2.3.2. Hình thức xử phạt bổ sung
Cùng với việc áp dụng hình thức xử phạt chính thì hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực quản lý rừng cũng rất cần thiết đó là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC và trục xuất. Tịch thu tang vật, phương tiện “ là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.” (theo Điều 26 Luật XLVPHC số 15/2012/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20/6/2012) đây là hình thức xử phạt bổ sung được sử dụng nhiều nhất trong những năm qua, cụ thể trong 05 năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã tịch thu:
- Tang vật: Lâm sản gỗ các loại: 1834,583 m3 trong đó: Gỗ tròn: 528,182 m3 (thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm: 1,055 m3), gỗ xẻ 1.306,401 m3 (thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm: 51,677 m3). Lâm sản khác: 7065 kg than hầm; 56,51ster củi; 17 động vật rừng các loại (chủ yếu là rắn các loại, Rùa các loại, Mèo
rừng, Vọoc Chà vá, …), các cá thể thuộc loài nguy cấp quý hiếm còn sống được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi chuyển cho các trung tâm cứu hộ.
Bảng 2.1 Thống kê lâm sản tịch thu từ năm 2013-2017
TT Năm
Lâm sản tịch thu Lâm sản khác
Động vật rừng Gỗ
tròn (m3)
Trong đó: gỗ quý hiếm
Gỗ xẻ (m3)
Trong đó: gỗ quý hiếm
Than hầm
(kg)
Củi
Ster Con Kg
1 2013 54,863 0,060 213,843 7,599 3.465 0 0 0 2 2014 68,960 0,676 278,534 10,134 2.235 0 17 116 3 2015 82,215 0,000 271,989 8,481 720 0 0 0 4 2016 148,756 0,319 290,531 21,403 390 0 0 0 5 2017 173,388 0,000 251,504 4,060 255 56,51 0 0
Nguồn: [4, 5, 6, 7, 8]
- Phương tiện bị tịch thu: Xe ô tô: 27 chiếc, xe máy: 300 chiếc, Cộ, cưa cầm tay các loại: 95 cái.
Bảng 2.2 Thống kê phương tiện tịch thu từ năm 2013-2017
TT Năm
Phương tiện bị tịch thu
Ô tô Xe máy
Phương tiện, công cụ khác (cƣa, cộ, …)
1 2013 7 102 24
2 2014 7 69 12
3 2015 8 51 15
4 2016 5 32 25
5 2017 3 46 19
Nguồn: [4, 5, 6, 7, 8]
Thu nộp ngân sách Nhà nước: 19.131.331.230 đồng trong đó tiền bán lâm sản, tang vật tịch thu: 12.513.789.230 đồng
2.3.3. So sánh và bình luận về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng ở tỉnh Quảng Ngãi trong 05 năm qua
Tổng số vụ VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng trong 05 năm là 343 vụ trong đó: năm 2013 là 32 vụ; năm 2014 là 88 vụ; năm 2015 là 104 vụ; năm 2016 là 78 vụ và năm 2017 là 41 vụ phân đều cho các hành vi vi phạm được gói gọn trong 05 Điều 8, 9, 10, 11, 12 của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ và theo biểu đồ vi phạm có năm số vụ vi phạm và hành vi vi phạm cao đột biến như năm 2015 với 104 vụ/343 vụ chiếm 30,32% và năm rất thấp chỉ 32 vụ/343 vụ chiếm 9,33% và theo số liệu vi phạm về từng hành vi vi phạm thì có thể thấy VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng tập trung chủ yếu là các hành vi phá rừng với 270 vụ/343 vụ chiếm 78,72% các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, ngoài ra nạn cháy rừng với những nguyên nhân khách quan và chủ quan với 58 vụ/343 vụ chiếm 16,91% và các hành vi vi phạm khác như vi phạm quy định về khai thác lâm sản với 13 vụ/343 vụ chiếm 3,79%, vi phạm quy định về sử dụng đất lâm nghiệp với số vụ là 2/343 vụ chiếm 0,58%.
Có thể thấy hành vi vi phá rừng chiếm tỷ lệ rất lớn trong số các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng trong những năm vừa qua và gỗ là một trong những lâm sản bị khai thác nhiều nhất. Do lợi nhuận từ lâm sản đem lại là rất lớn nên các đối tượng mua, bán, khai thác, vận chuyển lâm sản đã bất chấp pháp luật khai thác, chặt phá rừng, mua, bán, vẫn chuyển lâm sản trái pháp luật hoặc lợi dụng, lôi kéo người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật; các hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt và quy mô hơn để tránh sự phát hiện, kiểm tra của cơ quan chức năng nên gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng khi thực hiện nhiệm vụ.
Hình 2.5 VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng từ 2013-2017
Nguồn: [4, 5, 6, 7, 8]
Các đối tượng bị xử phạt tập trung chủ yếu tại các địa phương có nhiều rừng tự nhiên hoặc các huyện có đường giao thông liên tỉnh hoặc qua các nước Lào, Cam Pu Chia; là người đồng bào dân tộc thiểu số, có điều kiện hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm ổn định, ý thức kém, không có đất để canh tác, lấy đất rừng làm nương rẫy, đốt dọn thực bì rừng trồng sau khai thác không đúng quy trình để cháy lan gây ra thêm nạn cháy rừng.
Qua số liệu cho thấy, năm 2015 có tỷ lệ vi phạm xảy ra khá cao trong 05 năm trở lại đây từ năm 2013 đến năm 2017, tỷ lệ vi phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu có xu hướng giảm vào năm 2016 và 2017, các cơ quan chức năng đã bắt đầu quan tâm và có những chỉ đạo sát sao để hạn chế số vụ VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, đặc biệt liên tục tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành lâm nghiệp tại cơ các cơ sở kinh doanh và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm túc hoạt động của mình theo đúng quy định pháp luật; đồng thời kiểm tra tổ chức, hoạt động của các cơ quan chuyên ngành có đúng hay không, nếu có gì sai phạm, kịp thời uốn nắn, sửa chữa và xử lý theo đúng quy định pháp luật để nâng cao chất lượng làm việc, hoàn
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Phá rừng Cháy rừng
VPQĐ về K/T lâm sản VPQĐ về sd đất LN
thành các nhiệm vụ được giao; liên tục kiểm tra, phúc tra tình hình hoạt động, sản xuất, chế biến, kinh doanh lâm sản của các tổ chức, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Tuy nhiên tuy số vụ VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng đã giảm nhưng VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp, các đối tượng vi phạm ngày càng nguy hiểm và manh động, sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng quyết liệt đồng thời với thời tiết biến đổi thất thường, thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài thì việc cháy rừng vẫn tiếp tục xảy ra và có chiều hướng phức tạp, khó quản lý. Các vụ vi phạm chủ yếu xảy ra ở địa bàn rừng núi, xa dân cư, không có chốt chặn của lực lượng chức năng hoặc lợi dụng tiến hành hành vi vi phạm vào ban đêm, những ngày nghĩ, ngày lễ,... dẫn đến diện tích rừng tự nhiên bị xâm hại mà các cơ quan chức năng không thể kiểm soát hết hoàn toàn.
2.3.4. Nhận xét về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tại tỉnh Quảng Ngãi
2.3.4.1. Kết quả đạt được
Nhờ có chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, chính sách pháp luật, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền địa phương và các ngành có liên quan trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là chỉ thị mới được ban hành gần đây, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng ra đời, Tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành Chương trình hành động số 22-CTr/UT ngày 04/4/2017 thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/UT ngày
04/4/2017 thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng, Quyết định số 402/QĐ-SNNPTNT ngày 02/8/2017 của Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/UT ngày 04/4/2017 thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng, Kế hoạch số 751/KH-CCKL ngày 28/9/2017 của Chi cục Kiểm lâm thực hiện Quyết định số 402/QĐ- SNNPTNT ngày 02/8/2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT đã thể hiện được sự quan tâm của cơ quan chính quyền địa phương trong việc bảo vệ và phát triển rừng, nên những năm gần đây, tình hình vi phạm trong quản lý rừng đã có những chuyển biến tích cực, tình trạng khai thác, chặt phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luât đã từng bước được kiểm soát, không để điểm nóng về khai thác, phá rừng xảy ra. Các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản được các cấp, các ngành triển khai chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, truy quét các điểm khai thác, phá rừng, lấn chiếm rừng trái pháp luật được tổ chức thường xuyên, việc XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã được hạn chế và giảm mạnh về số vụ, quy mô, tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra ít nghiêm trọng hơn, luôn đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh, xử phạt đúng người, đúng tội, đảm bảo răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm tránh tình trạng tái phạm cũng như nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; quán triệt nghiêm túc và nêu cao tinh thần đấu tranh, tố giác của người dân trong
bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý rừng nên các đối tượng manh nha VPHC chấm dứt ngay ý định; ngăn ngừa hiệu quả tình hình VPHC trong lĩnh vực quản lý lâm sản góp phần làm giảm đáng kể số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cũng như góp phần vào sự nghiệp đổi mới tỉnh nhà trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2.3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Việc quản lý rừng và XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng ngày càng khắt khe, nhưng số vụ vi phạm vẫn không thuyên giảm là do những hạn chế như:
Thứ nhất: Mặc dù cơ quan chính quyền các cấp đặc biêt là cơ quan chuyên ngành – Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều biện pháp chế tài, số vụ vi phạm 02 năm trở lại đây đã có xu hướng thuyên giảm tuy nhiên số vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng vẫn còn với tính chất, quy mô diễn ra ngày càng lớn và tinh vi hơn.
Thứ hai: Vẫn còn hiện tượng đùn đẩy, chồng chéo trách nhiệm, không có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan, chính quyền một số địa phương có rừng bị khai thác, bị phá chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong công tác quản lý rừng trên địa bàn; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; có nơi có lúc còn trông chờ, ỷ lại vào cơ quan chuyên ngành nên vẫn còn buông lỏng và thiếu kiên quyết trong XPVPHC trong quản lý rừng tại khu vực nơi mình quản lý, có một số trường hợp thẩm quyền XPVPHC chưa đảm bảo quy định pháp luật nên không thể thống kê, quản lý, phối hợp xử kịp thời và nhất là có hiện tượng tiêu cực trong XPVPHC của một số cán bộ, công chức có thẩm quyền.
Thứ ba: Có một số trường hợp hành vi bị XPVPHC bị bỏ sót hoặc xác định chưa đúng hành vi vi phạm, dẫn đến tình trạng chưa phản ánh đúng hết thực tế tình hình VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng. Có một thực tế là không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp trong XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng nên các cơ quan chức năng chỉ có thể ban hành Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện VPHC mà không thể xử phạt được người vi phạm, tính trong 05 năm tổng số vụ vi phạm không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp là 1.262 vụ, so con số phát hiện là 2.128 hành vi là quá cao, chưa phản ánh đúng thực tế tình hình VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng.
Thứ tư: Việc nắm bắt các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng của một số cán bộ, công chức tham mưu và người có thẩm quyền còn hạn chế dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật để XPVPHC đôi lúc không tuân theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, bỏ sót hành vi, công tác xác lập hồ sơ xử lý còn chậm và bất cập hoặc chưa làm hết trách nhiệm để thực thi có hiệu quả các Quyết định xử phạt của cấp có thẩm quyền ban hành.
Thứ năm: Các biện pháp chế tài trong quản lý rừng vẫn còn chưa cao, mức phạt tiền răn đe là còn quá thấp (ví dụ như tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ có mức phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi tổ chức tham quan phong cảnh trái phép trong rừng là quá thấp) chưa mang lại tính hiệu quả trong quá trình áp dụng, làm cho một số đối tượng vi phạm pháp luật lợi dụng sơ hở của pháp luật để không chấp hành, không thực thi các Quyết định xử phạt do cấp có thẩm quyền ban hành, tiếp tục vi phạm, hơn thế nữa hành vi vi phạm càng tinh vi hơn trước.
Thứ sáu: Việc tuần tra, kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng, quản lý lâm sản của các đơn vị chủ rừng và Kiểm lâm trực thuộc còn hạn chế do lực lượng
mỏng nên không đủ dàn trải hết các địa bàn trong khi các tuyến đường giao thông ngày càng được thông tuyến và mở rộng gây khó khăn cho các lực lượng khi thực hiện nhiệm vụ nên tình trạng khai thác, chặt phá rừng trái pháp luật vẫn còn xảy ra, đặc biệt là tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất rừng phòng hộ tại vùng giáp ranh với các tỉnh diễn biến phức tạp nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm.
Thứ bảy: Pháp luật chưa quy định rõ ràng cơ chế giám sát thực hiện các quyết định XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng.
- Nguyên nhân chính là do:
Thứ nhất: Công tác quản lý rừng chưa nhận được sự quan tâm sát sao từ các cấp chính quyền và các cơ quan ban, ngành chức năng, nhất là UBND cấp xã chỉ xem đó là nhiệm vụ của Kiểm lâm trong khi lực lượng Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi với tổng biên chế được giao là 208 người, trong đó biến chế hành chính 97 người, biên chế sự nghiệp là 95 người và 16 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/CP của Chính phủ làm nhiệm vụ bảo vệ, tạp vụ và lái xe là chưa phù hợp với quy định tại Điều 15 Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm. Với tổng biên chế như vậy ở 12 huyện và 05 điểm chốt chặn là chưa thể đảm bảo quy định 10.000 ha rừng/01 Kiểm lâm viên, không đủ dàn trải hết tất cả các địa bàn nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa lại thêm không được đầu tư trang thiết bị công cụ, dụng cụ hỗ trợ để phục vụ công tác.
Thứ hai: Các văn bản quy phạm pháp luật quy định lĩnh vực quản lý rừng còn có nhiều bất cập, chồng chéo, chưa rõ ràng, thẩm quyền xử phạt không chỉ quy định cho Kiểm lâm – là những người được đào tạo về nghiệp vụ, chuyên môn về lâm nghiệp, có kiến thức trong việc xác định VPHC, XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng mà còn quy định cho nhiều cơ quan khác như Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường cho đến