Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG bắc NINH (Trang 68 - 70)

Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm và đánh giá những khả năng tiềm tàng có thể gây ra những rủi ro cho việc hoàn trả nợ vay. Trên cơ sở đó có dự đoán những khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng và các có những biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

Báo cáo phân tích tín dụng phải đưa ra được các kết luận như sau:

- Rủi ro đặc thù trong quan hệ tín dụng với khách hàng là gì, những nhân tố chủ yếu có thể gây ra rủi ro. Đây là yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác phân tích tín dụng. Thực tế cho thấy không có hình mẫu chung cho việc đánh giá các loại hình rủi ro, điều đó phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhạy cảm của cán bộ phân tích. Rủi ro có thể đến từ sự yếu kém về năng lực tài chính, từ thiếu khả năng ổn định nguồn cung, quản trị công nợ không hiệu quả, nguồn lao động không ổn định, trình độ tay

nghề yếu…Những kết luận này thường không được thể hiện trên các chỉ số tài chính và hoạt động. Cán bộ phân tích cần nhận thấy những dấu hiệu bất thường của các chỉ số này để đi sâu vào tìm hiểu và đánh giá đúng bản chất của vấn đề.

- Ngân hàng có khả năng kiểm soát được các rủi ro không và bằng cách nào?

- Nếu chấp nhận cung cấp tín dụng thì cần nêu rõ điều kiện kèm theo nếu có.

Ngoài những phân tích định tính trên. Hiện nay VCB Bắc Ninh đang áp dụng hệ thống chấm điểm và xếp loại khách hàng là doanh nghiệp. Mô hình xếp loại doanh nghiệp được tóm tắt như sau:

Chấmđiểm phi tài chính Xác định quy mô Xác định ngành/lĩnh vực

Chấmđiểm tài chính

Điểm tài chính Dòng tiền Quản lý Uy tín giao dịch Yếu tố bên ngoài Yếu tố khác

Điểm phí tài chính

Tổng hợpđiểm

Thông tin về doanh nghiệp

Xác định được DN thuộc loại: * Lớn hoặc * Vừa hoặc * Nhỏ Xác định được DN thuộc ngành: * Nông, lâm thuỷ sản; hoặc * Tương mại, dịch vụ; hoặc * Xây dựng hoặc * Công nghiệp Hạng của khách hàng

Đây là một phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. Căn cứ vào số điểm của khách hàng, NHNT xếp các doanh nghiệp thành 10 nhóm có mức rủi ro từ thấp đến cao là AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D, chi tiết xem phụ lục số 07.

Nhn xét: Nhìn chung mô hình cho điểm và xếp loại khách hàng đã được xây dựng một cách khoa học, đề cập khá đầy đủ đến các nhân tố có thể chi phối và tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình trên còn có những bất cập cần điều chỉnh như:

- Cấu trúc cho điểm tài chính (các trọng số của các chỉ số tài chính khi tính điểm) được sử dụng như nhau đối với các ngành khác nhau là chưa phù hợp.

- Đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 60% tổng dư nợ) thì các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng doanh nghiệp cần phải tham chiếu đến khả năng tài chính và hoạt động của chủ đầu tư (các tập đòan/công ty mẹ) ở nước ngoài. Hiện nay rủi ro tín dụng tiềm ẩn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì rủi ro do công ty mẹ hoạt động không hiệu quả chiếm tỷ trọng cao nhất.

- Đối với khách hàng là công ty cổ phần đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán, thì xu hướng biến động giá cổ phiếu cũng cần được xem là một chỉ tiêu tham chiếu khi xếp hạng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG bắc NINH (Trang 68 - 70)