CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
1.6.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước cho lao động nông thôn của một số nước
Đài Loan không chỉ tập trung phát triển công nghiệp ở đô thị mà còn đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn nông thôn, có sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp, phát triển công nghiệp đô thị gắn với phát triển công nghiệp nông thôn theo những nội dung, hình thức thích hợp, đan xen nhau để tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp cả ở đô thị và nông thôn.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, kinh tế trang trại được hình thành. Nhà nước chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện cho mô hình kinh tế trang trại ở nông thôn phát triển, thúc đẩy phát triển công nghệ sinh học lai tạo ra nhiều tập đoàn giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao. Sản xuất nông nghiệp ở Đài Loan được hiện đại hóa cao cả về điện khí hóa, thủy lợi hóa, sinh học hóa và cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nặng nhọc, làm cho năng xuất lao động trong nông nghiệp tăng cao, LĐNT dôi dư có nhu cầu làm việc phi nông nghiệp tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu việc làm cho LĐNT, Đài Loan đẩy mạnh xây dựng các xí nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng nông thôn để thu hút lao động. Năm 1993, có trên 700.000 xí nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98% tổng số xí nghiệp và 60% tổng số lao động của ngành công nghiệp. Phần lớn số xí nghiệp này nằm trên địa bàn nông thôn. Ở các làng, xã ở Đài Loan, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các xí nghiệp gia đình phát triển. Kinh tế dịch vụ hàng tiêu dùng, vật tư kỹ thuật cho nông nghiệp cũng phát triển rộng khắp các vùng nông thôn.
30
Do đó LĐNT được chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực phi nông nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng.
Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm được phát triển mạnh, vừa đáp ứng yêu cầu phục vụ nông nghiệp tại chỗ, vừa thu hút lao động địa phương chuyển sang làm việc ở những lĩnh vực mới. Do đó, trong gần bốn thập kỷ, từ 1951 đến 1990 cơ cấu ngành của Đài Loan có sự cải biến sâu sắc. Ngành nông nghiệp từ chiếm 35,5% trong GDP giảm xuống còn 4,2%. Điều đó chứng tỏ lao động nông nghiệp, nông thôn Đài Loan được cải biến một cách mạnh mẽ về cơ cấu.
Đài Loan tạo ra nhiều việc làm mới phi nông nghiệp cho LĐNT và tăng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Năm 1952, bình quân thu nhập đầu người ở nông nghiệp, nông thôn chỉ đạt 122 USD thì đến năm 1990 là 5.648 USD, tức là trong vòng gần bốn thập kỷ, Đài Loan nâng thu nhập bình quân đầu người trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn lên 42,29 lần. Sự tăng nhanh thu nhập của cư dân nông nghiệp, nông thôn chủ yếu do tăng nhanh thu nhập ngoài nông nghiệp: năm 1952 chiếm 13%, năm 1966 chiếm 34%, năm 1979 chiếm 69%. Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Cụ thể là: Năm 1952, ở Đài Loan lao động nông nghiệp chiếm 56%, lao động công nghiệp chiếm 16,9%, lao động dịch vụ chiếm 27%. Đến năm 1992, lao động nông nghiệp chỉ còn chiếm 12,8%, lao động công nghiệp tăng lên 40,2%, lao động dịch vụ tăng lên 46,9%.
- Kinh nghiệm của Nhật Bản
Sau năm 1945, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề do chiến tranh. Dòng người thất nghiệp từ thành thị đổ về nông thôn làm cho số hộ ở nông thôn tăng lên nhanh chóng.
Trước năm 1945, số hộ ở nông thôn chiếm khoảng 5,5 triệu, năm 1960 là 6,18 triệu hộ.
Nhật Bản có chính sách và biện pháp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn vừa biến nền nông nghiệp cổ truyền kiểu Châu Á thành nền nông nghiệp tiên tiến, vừa phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng đa dạng nhằm GQVL cho LĐNT.
Đến những năm 1990, nông dân Nhật Bản đã có đủ máy móc thiết bị để cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, chi phí sản xuất ra một tạ thóc giảm từ
31
60 giờ công xuống còn 8 giờ công. Giá trị sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản năm 1990 tăng 30 lần so với năm 1960. Do năng suất lao động tăng cao, chi phí lao động giảm, hàng chục triệu lao động được giải phóng khỏi sản xuất nông nghiệp cần được GQVL. Nhật Bản đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, tương ứng với quá trình giải phóng lao động từ nông nghiệp, để chuyển số lao động đó sau khi được đào tạo nghề sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Nhờ đó, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm nhanh, nhưng tỷ lệ LĐNT bị thất nghiệp rất thấp. Năm 1950 tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 45%, năm 1990 chỉ còn 6,3% trong tổng số lao động toàn xã hội.
Cơ cấu kinh tế của các trang trại gia đình ở Nhật Bản chuyển dịch mạnh từ thuần nông sang sản xuất kinh doanh tổng hợp nông - công nghiệp - dịch vụ, cũng tạo thêm nhiều việc làm cho LĐNT, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Nhật Bản chú trọng phát triển các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ được khuyến khích phát triển mạnh vào địa bàn nông thôn. Sự phát triển nhanh, mạnh của những xí nghiệp này có vai trò rất quan trọng trong GQVL cho LĐNT; xí nghiệp gia đình thường làm nhiệm vụ gia công chi tiết máy đơn giản, lao động làm gia công không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chỉ cần đào tạo bồi dưỡng trong thời gian ngắn là có đủ kiến thức đảm nhận các công việc chế tạo đơn giản. Do đó, một bộ phận lớn LĐNT đã được GQVL và những lao động trẻ, khỏe được đào tạo, được di chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp. Vào những năm 1970, tỉnh OITA (Tây Nam Nhật Bản) đã có phong trào “mỗi thôn, làng một sản phẩm” nhằm khai thác các ngành nghề cổ truyền ở nông thôn mà thị trường đang có nhu cầu. Ngay năm đầu tiên, Nhật bản đã tạo ra 143 loại sản phẩm thu được 250 triệu USD. Đến năm 1992 tăng lên 1,2 tỷ USD. Phong trào phục hồi ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp truyền thống lan rộng ra cả nước, Nhật Bản đã GQVL và tăng mức sống cho hàng triệu LĐNT Nhật Bản.
Do nhu cầu sản xuất và đời sống ở nông thôn, các ngành dịch vụ thương mại, tín dụng, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và những ngành chế biến nông - lâm - thủy sản cũng phát triển, làm biến đổi nhanh chóng cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động ở nông thôn [ 2].
32