Về công tác tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 66)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM

2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

2.3.2 Về công tác tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

* Về tổ chức bộ máy: Về tổ chức bộ máy ở nước ta, Chính phủ thống nhất thực hiện công tác QLNN về việc làm. Chính phủ giao Bộ Lao động - TB&XH là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - TB&XH gồm có các tổng cục, cục, các vụ chức năng, văn phòng và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Mỗi đơn vị được giao những chức năng quản lý cụ thể. Riêng trong lĩnh vực QLNN về lao động, việc làm, Bộ giao cho Cục Việc làm.

53

Cục Việc làm là đơn vị thuộc Bộ Lao động - TB&XH có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Theo Quyết định số: 196/QĐ-LĐTBXH ngày 30/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - TB&XH, Cục Việc làm có nhiệm vụ: nghiên cứu, xây dựng, trình Bộ Lao động - TB&XH chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp; các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm, thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp; chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm mới;

chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, tổ chức; chính sách phát triển thị trường lao động; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chính sách việc làm cho các đối tượng đặc thù; quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới tổ chức giới thiệu việc làm; cơ chế thực hiện các dự án và các hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

Về mặt cơ cấu tổ chức, Cục Việc làm có Cục trưởng, các Phó Cục trưởng giúp việc; có các phòng chức năng như Phòng Việc làm và thị trường lao động, Phòng Bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động, Văn phòng và Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động.

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Lao động - TB&XH là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại các huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, Phòng Lao động - TB&XH là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện. Có nhiệm vụ: giúp UBND thực hiện chức năng QLNN về lao động và việc làm tại địa phương.

Phòng Lao động - TB&XH có trách nhiệm giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về lao động, việc làm, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn lao động theo quy định của pháp luật; xây dựng dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng quí, hàng năm, dự án, đề án về lĩnh vực lao động, việc làm; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực: lao động, việc làm, tiền lương.

Với chức năng là cơ quan giúp việc cho UBND huyện, Phòng Lao động - TB&XH huyện Phú Bình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động và việc làm của huyện bao gồm:

54

- Trình UBND huyện quyết định chương trình và các giải pháp về việc làm của huyện.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về lao động, việc làm bao gồm: tuyển lao động, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động; thông tin thị trường lao động; giải pháp tạo việc làm, giới thiệu việc làm, lao động trên địa bàn huyện đi làm việc ở nước ngoài; lao động nước ngoài làm việc tại huyện Phú Bình; tiền lương, tiền công, phụ cấp và các hình thức trả lương, trả công cho người lao động và các phụ cấp khác cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp; chính sách với lao động nữ, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên, lao động với người cao tuổi;

nghĩa vụ lao động công ích; các chính sách lao động, việc làm khác.

- Cấp, thu hồi giấy phép lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

- Thẩm định, kiểm tra các đề án, dự án về GQVL; tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động và quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật.

- Trình UBND huyện quy hoạch màng lưới, dự án về GQVL; tổ chức thực hiện các giải pháp về phát triển thị trường lao động và quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật.

- Trình UBND huyện quy hoạch màng lưới, đề án về lĩnh vực dạy nghề trên địa bàn, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi đã được phê duyệt.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề.

* Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú Bình

Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về lao động, việc làm từ Trung ương đến cấp xã được xây dựng, cho đến nay về cơ bản đáp ứng được yêu cầu về số lượng, được đào tạo, bồi dưỡng bài bản. Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, từ việc tham mưu, giúp việc, hoạch định, xây dựng chính sách đến công tác triển khai thực hiện.

55

Tuy nhiên, khi nhìn nhận trong quá trình thực hiện công tác QLNN về việc làm cho lao động nông thôn tại địa phương, có nhiều bất cập với đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác này, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã, trong đó bao gồm những vấn đề về:

cơ cấu cán bộ, trình độ đào tạo, năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc.

Thứ nhất, về cơ cấu cán bộ của cấp huyện và cấp xã chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Ở cấp huyện là Phòng Lao động - TB&XH số lượng biên chế ít, phải thực hiện khối lượng công việc nhiều nên nhiều lúc không có cán bộ chuyên về thực hiện nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực lao động, việc làm. Trong khi người tới độ tuổi lao động ngày càng tăng lên, đô thị hóa diễn ra mạnh, lượng lao động dịch chuyển trong các ngành, các lĩnh vực và việc thực hiện chính sách về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp…

trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì nội dung công việc QLNN về lao động, việc làm bị đẩy sang hàng nhiệm vụ thứ yếu, mà tập trung vào việc giải quyết các chế độ cho thương binh, người có công với cách mạng, thanh tra, kiểm tra…

Hơn nữa, công tác quản lý lao động việc làm ở các cấp, các ngành chưa được quan tâm, đặc biệt là ở cấp xã, đa số các xã, thị trấn vẫn chưa có cán bộ chuyên theo dõi về lĩnh vực việc làm.

Thứ hai, về trình độ đào tạo, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về lao động và việc làm ở cấp huyện, cấp xã cũng là vấn đề đáng lo ngại.

Một số cán bộ, công chức không được đào tạo bài bản, chính qui, thiếu kinh nghiệm trong công tác, chưa ứng dụng được kiến thức, phương pháp quản lý hiện đại, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết công việc.

Thứ ba, kỹ năng giải quyết công việc trong công tác QLNN về lao động, việc làm của đội ngũ cán bộ chính quyền tại cấp xã là vấn đề đáng quan tâm. Trong quá trình giải quyết việc làm, trọng tâm và quyết định là ở cơ sở, chính quyền cấp xã phải xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó sử dụng nội lực sẵn có và thu hút đầu tư từ bên ngoài, để phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm, nhưng vấn đề này lại gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ

56

cán bộ, công chức và chính quyền cấp xã là một trong những vấn đề cấp thiết.

Những định hướng chiến lược của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước như sau: gắn phát triển nguồn nhân lực với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Chúng ta nhận thức rõ rằng, để có được những con người phát triển toàn diện, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thì việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội để ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nông thôn phải được coi là nhiệm vụ cấp bách và mang tính quyết định. Vì thế, để có nguồn nhân lực có chất lượng, Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm đồng bộ tới những vấn đề sau:

- Chăm lo đời sống vật chất đi đôi với đời sống tinh thần của LĐNT. Nâng cao đời sống vật chất cho LĐNT trước hết thông qua đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Điều này được thể hiện rõ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991): “Chính sách xây dựng đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”[5].

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội. Tình trạng phân hóa giàu nghèo nhanh chóng cùng với việc phát triển kinh tế thị trường những năm đổi mới đã tạo ra những hệ lụy về mặt xã hội sâu sắc. Giải quyết tình trạng này phải giữ vững nguyên tắc vừa bảo đảm kích thích sản xuất phát triển vừa có chính sách xã hội, để tạo nên sự công bằng trong xã hội ở thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phát triển kinh tế thị trường với đặc trưng là cạnh tranh sẽ tạo được động lực to lớn thúc đẩy sự vươn lên của nguồn nhân lực. Không vươn lên sẽ không có khả năng cạnh tranh, sẽ bị chính đòi hỏi của nền kinh tế đào thải. Định hướng XHCN là thể hiện tính nhân văn đối với nguồn nhân lực. Đây là quá trình đào tạo nên những con người Việt Nam mới thời kỳ hội nhập để phát triển.

57

- Phải giữ vững tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong hội nhập quốc tế. Điều này giúp LĐNT nước ta một mặt phát huy được tính tự tôn dân tộc, quyết tâm phấn đấu cho nền kinh tế nước nhà phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu, mặt khác cũng tạo cơ hội để LĐNT Việt Nam có thể tiếp thu công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

- Tạo thêm việc làm là trực tiếp phát triển nguồn nhân lực. Vấn đề hết sức áp lực này phải được giải quyết theo “Phương hướng quan trọng nhất là Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình KT - XH. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho NLĐ… Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn” [23].

- Tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất cho LĐNT và mọi người dân, đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là bảo đảm thể chất và tính ổn định của nguồn nhân lực. Vấn đề này được Đảng xác định: “Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt”, đồng thời đã có chương trình về kế hoạch hóa gia đình, ổn định tỷ lệ tăng dân số.

- Ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội vừa trực tiếp bảo đảm thể chất cho nguồn nhân lực của đất nước, vừa hướng tới mục tiêu phát triển con người Việt Nam.

Sự nghiệp đổi mới càng đi vào chiều sâu, thành tựu thu được ngày càng to lớn và được khẳng định. Quan điểm về xây dựng nguồn nhân lực, GQVL nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế được Đảng thể hiện sâu sắc với quyết tâm chính trị cao và sự đồng thuận rộng lớn của toàn xã hội. Đó là những định hướng để nguồn nhân lực và GQVL của đất nước phát triển nhanh, lành mạnh, đúng hướng.

Ngoài ra, còn có một số chính sách kinh tế - xã hội khác của Nhà nước tác động đến sự hình thành, phát triển nguồn nhân lực. Quá trình thực hiện tổng hợp những chính sách trên chính là quá trình thực hiện công tác QLNN đối với phát triển của nguồn nhân lực.

Quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển

58

của đất nước theo định hướng XHCN. Chất lượng nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng rất lớn của cơ chế điều chỉnh và định hướng của nhà nước đối với quá trình hình thành nguồn nhân lực. Cơ chế thực hiện vai trò của nhà nước chỉ được thực hiện khi có các công cụ kiểm tra đánh giá đúng đắn.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)