Những bài học kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về việc làm

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

1.6.3 Những bài học kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về việc làm

Từ khảo sát, phân tích kinh nghiệm thực tiễn công tác QLNN về việc làm cho lao động nông thôn của một số nước và một số địa phương trong những năm qua, có thể rút ra những bài học có ý nghĩa tham khảo đối với huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên như sau:

Nhà nước cần có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách ở tầm vĩ mô để thực thi có hiệu lực, hiệu quả vai trò QLNN về phát triển kinh tế, góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Từ đó, đề ra những chính sách và giải pháp đúng đắn, đồng bộ, phân bố lại sản xuất công nghiệp, đưa công nghiệp sử dụng nhiều lao động và các hoạt động phi nông nghiệp về nông thôn, đảm bảo những điều kiện để thực thi có hiệu quả.

36

Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn một cách an toàn phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, trú trọng công tác dồn điền, đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH gắn với sự phát triển đa dạng các nghành nghề sử dụng và thu hút được nhiều lao động, tạo được sự phân công lao động mới, thu hút và sắp xếp việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.

Đa dạng hóa các hình thức và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên cơ sở đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn để tạo việc làm, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển hệ thống dịch vụ và chất lượng hoạt động của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa giải quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân nhằm giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn.

Đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho LĐNT đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Đối với những lao động trẻ có trình độ học vấn được tuyển dụng vào các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, yêu cầu chất lượng lao động cao cần đào tạo một cách bài bản.

Phát triển hệ thống sự nghiệp về lao động, việc làm như các trung tâm giới thiệu việc làm, cơ sở dạy nghề, các tổ chức xuất khẩu lao động.

Trên cơ sở phát huy cao độ nội lực của người lao động, của địa phương, của quốc gia, cần mở rộng hợp tác trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm GQVL cho lao động nông thôn.

Dựa trên điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội và tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, vùng miền mà có những cách thức giải pháp giải quyết việc làm khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, huyện Phú Bình cần tham khảo, vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự thành công của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước có điều kiện tương đồng về nhiều mặt, để vận dụng nhằm giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

37 Kết luận chương 1

Giải quyết việc làm cho người lao động luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt quá trình phát triển nhằm phát huy tối đa nội lực để phát triển KT-XH và đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, công tác quản lý nhà nước về việc làm là một nội dung hết sức quan trọng nhằm đảm bảo việc thực thi các quy định, chính sách về việc làm một cách hiệu quả. Chương 1, tập trung khái quát những vấn đề cơ bản mang tính lý luận và thực tiễn về lao động, việc làm, giải quyết việc làm nói chung và cho lao động nông thôn nói riêng; vấn đề QLNN về việc làm, vai trò của Nhà nước về quản lý việc làm và nội dung của QLNN về việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời chương 1 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về việc làm cho lao động nông thôn, các tiêu chí đánh giá công tác QLNN về việc làm cho LĐNT. Trong chương này luận vân nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về giải quyết việc làm cho LĐNT ở một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với địa phương huyện Phú Bình, tỉnh Thái nguyên. Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác QLNN về việc làm cho lao động nông thôn sẽ là cơ sở, nền tảng và điều kiện quan trọng trong việc đánh giá thực trạng về lao động, việc làm, giải quyết việc làm và công tác QLNN về việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong chương 2.

38

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)