Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 48 - 54)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài trên 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng;

phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái (xem biểu đồ Hình 3.1).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2015) Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.914,8892 km2. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, có vĩ độ 23 013'00"; điểm cực Tây, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực Đông có kinh độ l05030'04". Tính đến nay Hà Giang có 1 thành phố, 11 huyện (bao gồm: thành phố Hà Giang, các

huyện: Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, và Yên Minh, Mèo Vạc với 195 xã phường thị trấn).

- Dân số: dân số trung bình năm 2013 của tỉnh Hà Giang là 778.958 người, mật độ dân số bình quân: 98 ng/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình toàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2013 là 1,77% (Cục Thống kê Hà Giang, 2013).

Các huyện vùng cao của Hà Giang có địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn, có nhiều núi đá, núi đất. Độ cao trung bình so với mặt biển tương đối lớn.

Huyện Mèo Vạc có độ cao trung bình so với mặt nước biển là khoảng 1.150 m, trong đó đỉnh cao nhất là 1.900m, thấp nhất là 275m. Độ dốc trung bình từ 25o - 35o, có nhiều ngọn núi độ dốc lên đến 60o nhìn xa gần như thẳng đứng. Khi lưu thông thì một bên là bờ vực, một bên là vách núi. Địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn do đó đã hạn chế sự giao lưu giữa các vùng trong huyện.

Xín Mần có địa hình khá phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn. Trong đó Tây Côn Lĩnh là đỉnh cao nhất với độ cao là 2.418m, điểm thấp nhất là 400m thuộc xã Nà Chì, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1000m. Diện tích đất có độ dốc cao chiếm đa số.

Nằm trong vành đai chí tuyến Bắc nên khí hậu mang tính chất Á nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, thời gian còn lại là mùa khô. Thiên tai xảy ra thường xuyên như lũ lụt, mưa đá, rét đậm cũng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt đi lại của người dân.

Theo số liệu thống kê của huyện, tính đến ngày 31/12/2015 toàn huyện Xín Mần có 58.383 ha tổng diện tích đất tự nhiên, gồm các thành phần sau: Đất nông nghiệp là 53.068,51 ha; Đất phi nông nghiệp: 2.461,74 ha; Đất chưa sử dụng:

2.852,94 ha.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Mèo Vạc là 57.668,61 ha, trong đó: Đất nông nghiệp chiếm khoảng 22,5%, đất lâm nghiệp chiếm 23%, đất chưa sử dụng (chủ yếu là núi đá) chiếm trên 50%, còn lại là các loại đất khác.

Hầu hết tuyến đường từ tỉnh lộ vào huyện và các tuyến đường trên địa bàn huyện là đường nhựa, một số đoạn đường đi vào các thôn, bản đa số là đường đất.

Nhìn chung, đường về các thôn, xóm còn khó khăn, nhiều nơi xe cơ giới, xe tải nhỏ không vào được. Đường quá nhỏ, mặt đường kém chất lượng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc đi lại của người dân. Với vị trí địa lí cách xa trung tâm Thành phố Hà Giang 150km, giao thông khó khăn là bất lợi của huyện trong việc

thông thương với các địa phương khác cũng như gây khó khăn cho việc quy hoạch dân cư, phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Hà Giang là tỉnh miền núi có tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 7.914,8892 km2, trong đó đất nông, lâm nghiệp 678.597,13 ha, đất phi nông nghiệp 26.476,85 ha, đất chưa sử dụng 86.414,94 ha, với 277, 5 km đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc, hơn 90% dân số làm nông nghiệp.

Hà Giang có 10 huyện và một thành phố, gồm 195 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của Tỉnh. Hệ thống đường giao thông khá hoàn chỉnh, hiện nay 100% số xã trong toàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã, hầu hết các thôn bản đều có đường bê tông liên thôn. Quốc lộ số 2 là tuyến đường huyết mạch chạy từ Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ đến Thủ đô Hà Nội với chiều dài trên 340 km. Ngoài tuyến đường trên, các tuyến đường nội địa khác được khai thông nối liền với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc. 100% số xã có điểm Bưu điện văn hóa xã và thông tin viễn thông, có trạm xá xã và trường học kiên cố 2 tầng.

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang từ 2013 - 2015

STT Chỉ tiêu

1Dân số trung bình (người)

2 Tổng sản phẩm - GDP (triệu đồng)

Phân theo ngành nghề Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản

Ngành công nghiệp - xây dựng Ngành dịch vụ Phân theo loại hình kinh tế Nhà nước

Ngoài Nhà nước Thuế nhập khẩu 3Tổng thu NSNN (triệu đồng)

4 Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm

37

Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Hà Giang đã đạt được những kết quả đáng kể, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước: Năm 2014 tăng hơn 18% so với năm 2013 tương ứng tăng 1.558.464 triệu đồng, năm 2015 tăng 15% so với năm 2012 tương ứng tăng 1.484.260 triệu đồng.

Nhận xét:

Về giá trị tổng sản phẩm (GDP) theo loại hình kinh tế thì kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng gần 25% và hầu như không thay đổi qua các năm. Trong khi đó, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 75%. Nhìn chung, giá trị sản xuất của các khu vực đều tăng dần qua các năm.

Tổng thu NSNN của tỉnh năm 2014 tăng 25,3% so với năm 2013 tương đương tăng 2.013.912 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2015 lại giảm 3,4% tương đương giảm 336.1234 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2015 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp, đơn vị hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, số lượng doanh nghiệp mới thành lập nhiều nhưng số doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động cũng lớn, dẫn đến nguồn thu giảm.

- Dân số và lao động.

Bảng 3.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2015 của một số huyện vùng cao tỉnh Hà Giang

Huyện Huyện Hoàng Su Phì Huyện Xín Mần Huyện Quản Bạ Huyện Yên Minh Huyện Đồng Văn Huyện Mèo Vạc

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2015) Số lượng lao động tương đối dồi dào, song chủ yếu là lao động nông nghiệp, tập trung ở nông thôn chiếm 87%. Nói chung lực lượng lao động có truyền thống cần cù chịu khó, tích lũy kinh nghiệm và có sáng tạo trong lao động sản xuất. Song, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, không được qua các lớp đào tạo dài ngày hay ngắn hạn nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Lực lượng lao động được đào tạo hầu hết tập trung ở các cơ quan đơn vị khu vực Nhà nước.

Về đào tạo nguồn nhân lực, tính đến hết năm 2015, các huyện có tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng trên 28 %, trong đó nhóm ngành nông-lâm-thủy sản chiếm khoảng 25,7% tổng số lao động của ngành nông-lâm-nghiệp, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 47,7% tổng số lao động ngành công nghiệp - xây dựng, nhóm ngành dịch vụ chiếm 75,5% tổng số lao động ngành dịch vụ.

Trong quá trình đào tạo, các huyện đã xác định ưu tiên phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực cụ thể được coi là thành phần kinh tế chủ đạo có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung của toàn tỉnh như lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất và phân phối điện, xây dựng, bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ, dịch vụ ăn uống và lưu trú, các hoạt động quản lý nhà nước, giáo dục, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội.

Các nhóm ngành nghề chính đào tạo bao gồm nhóm ngành nghề công nhân kỹ thuật như trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, quản lý tưới tiêu, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường nông thôn, quản lý trang trại, hợp tác xã, dịch vụ nông nghiệp, sản xuất và chế biến, y tế, dịch vụ xã hội, nhà hàng khách sạn, du lịch và dịch vụ cá nhân, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các lĩnh vực khác. Nhóm ngành nghề chuyên môn nghiệp vụ như nữ hộ sinh, y sỹ, điều dưỡng, kế toán, địa chính, giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển tích cực, số lao động tham gia hoạt động trong nền kinh tế và số lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm đều tăng, chất lượng lao động từng bước được nâng lên, việc làm và thu nhập của người lao động được cải thiện và nâng lên đáng kể, góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.

Nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào, lực lượng lao động ở khu vực thành thị ngày càng tăng, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tiếp tục được nâng cao, tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm phù hợp ngày càng tăng, nhu cầu việc làm tăng, do đó tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm, cơ cấu lao động theo ngành tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp và dịch vụ, thu nhập của đại đa số lao động được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên chất lượng lao động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển sản xuất, dịch vụ, khả năng tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng không đáng kể, trong khi quy mô nguồn nhân lực ngày càng tăng nhanh tạo nên áp lực lớn về giải quyết việc làm cho người lao động.

Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật hạn chế, sản xuất nông nghiệp còn chiếm ưu thế, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, lưu thông hàng hóa chưa đảm bảo, năng suất lao động chưa cao, đời sống vẫn còn thấp so với các tỉnh trong khu vực.

Thiếu nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao, tình trạng này cũng có xu hướng gia tăng đối với số học sinh, sinh viên là người địa phương đã tốt nghiệp tại các trường đại học và một số lao động nhỏ có trình độ chuyên môn cao xin chuyển công tác đi nơi khác. Thị trường mất cân đối về cơ cấu lao động, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật trình độ cao, thừa nhiều lao động trình độ thấp và lao động chưa qua đào tạo.

Các chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Duy trì tốt hoạt động của các trung tâm dạy nghề, hoàn thành nâng cấp Trường Trung cấp nghề Hà Giang lên Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề huyện Bắc Quang lên Trung cấp nghề, xây dựng và thực hiện Đề án học văn hóa gắn với học nghề tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w