Hộp giáo viên quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 78 - 97)

Ánh Nguyệt, Trưởng phòng Đào tạo Trường cao đẳng nghề Hà Giang

Nguồn: Điều tra của tác giả (2015) 4.1.2.4. Đội ngũ cán bộ - giáo viên

Để thực hiện đề án gắn giáo dục với đạo tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục xuyên các huyện vùng cao nhân tố rất quan trọng không thể thiếu là đội ngũ cán bộ - giáo viên. Tổng số cán bộ thực hiện công tác đào tạo năm học 2012 - 2013 của các huyện thực hiện đề án là 53 cán bộ trong đó có 50 cán bộ đã biến chế, 03 cán bộ hợp đồng, số lượng cán bộ đào tạo giảm dần qua các năm học sự giảm về số lượng là do công tác tuyển sinh số lượng học sinh giảm.

Số lượng cán bộ hành chính năm học 2012 - 2013 của các huyện vùng cao là 22 cán bộ đến năm 2014- 2015 còn 18 cán bộ, giảm 04 cán bộ, trong đó đều là cán bộ chưa thuộc biên chế nhà nước.

Tổng số giáo viên giảng dạy tương đối nhiều, năm học 2012 - 2013 tổng số giáo viên thuộc các trung tâm giáo dục thường xuyên của các huyện vùng cao là 166 giáo viên, năm học 2014 - 2015 số lượng giáo viên là 157 giáo viên, số lượng giáo viên cũng giảm dần qua các năm, nhưng sự giảm với tỷ lệ thấp, tốc độ giảm bình quân qua ba năm 2,75%. Số lượng giáo viên chủ yếu là giáo viên dạy lý thuyết chiếm trên 60%, số lượng giáo viên dạy thực hành chiếm trên 33%, còn lại là số giáo viên dạy lý thuyết kiêm thực hành 7%. Hiện nay để thực hiện như đề án thì số lượng giáo viên vẫn chưa đáp ứng, nhất là giáo viên dạy thực hành còn thiếu nhiều.

Bảng 4.10. Số lượng cán bộ - giáo viên của các Trung tâm giáo dục thường xuyên

TT Cán bộ - giáo viên

1 Cán bộ đào tạo

2 Cán bộ hành chính

3 Giáo viên

Giáo viên lý thuyết Giao viên thực hành Giáo viên kiêm lý thuyết và thực hành

59

Nguồn: Các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang Để thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề nhân tố cán bộ - giảo viên là rất quan trọng vì đây là đội ngũ truyền tải mục tiêu, nội dung, kế hoạch của đề án, đối với giáo viên: Dạy lý thuyết, dạy thực hành. Do vậy ngoài yếu tố số lượng nhân lực, còn phải đề cập đến chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên phục vụ cho đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề.

Bảng 4.11. Trình độ của cán bộ - giáo viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên năm 2015

Trung tâm Giáo dục

TT thường xuyên

1 Cán bộ đào tạo

2 Cán bộ hành chính

3 Giáo viên

Giáo viên lý thuyết Giao viên thực hành Giáo viên kiêm lý thuyết và thực hành

Tổng:

Nguồn: Các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang Đối với cán bộ đào tạo có 15/45 cán bộ trình độ cao đẳng chiếm 33,33%, có 29/45 cán bộ có trình độ đại học chiếm 64,44%, có 1/45 cán bộ có trình độ thạc sĩ chiếm 2,22%.

Đối với cán bộ hành chính có 2/18 cán bộ trình độ trung cấp chiếm 11%, có 5/7 cán bộ có trình độ cao đẳng chiếm 28%, có 7/18 cán bộ có trình độ đại học chiếm 38,89%, có 4/18 cán bộ có trình độ thạc sĩ chiếm 2,22%.

Đối với khối giáo viên có 77/157 cán bộ trình độ cao đẳng chiếm 49%, có 62/157 cán bộ có trình độ đại học chiếm 39%, có 18/175 cán bộ có trình độ thạc sĩ chiếm 22%.

Nhìn chung các trung tâm giáo dục thường xuyên ngày càng quan tâm chất lượng cán bộ - giáo viên, nên số lượng cán bộ - giáo viên có trình độ đại học và sau đại học chiếm trên 80%, còn lại là số cán bộ - giảng viên có trình độ cao đẳng chiếm trên 18%, 2% số cán bộ hành chính có trình độ trung cấp đây là số

cán bộ làm quản lý thư viện.

Mỗi đơn vị cấp huyện đều có trung tâm giáo dục thường xuyên với Ban giám đốc và đội ngũ cán bộ, giáo viên. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý, hàng năm trước khi tổ chức đào tạo, các trung tâm xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch giáo viên, kế hoạch sử dụng vật tư, tổ chức thực hiện và quản lý hồ sơ giáo vụ theo đúng qui định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Các trung tâm xây dựng các quy chế, nội quy, quy định nhằm quản lý có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho đào tạo như Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế mua sắm, sửa chữa tài sản, thiết bị, vật tư thực hành, Quy định quản lý lớp học, phòng xưởng thực hành, Quy định về việc chi trả trợ cấp cho học sinh chính sách, Nội quy quản lý ký túc xá. Qua đó tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên phát huy hết năng lực và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia học văn hóa, học nghề, đồng thời tạo cơ sở triển khai, thực hiện đầy đủ, chấp hành nghiêm các chủ trương, chế độ chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, các trung tâm còn chú trọng đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, chủ động phối hợp với các hội, đoàn thể, địa phương đặc biệt là đoàn thanh niên cùng tham gia giáo dục học sinh, bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

4.1.2.5. Thực hiện kinh phí đào tạo

Nguồn kinh phí để thực hiện đề án 844 gắn giáo dục với đào tạo nghề, gồm kinh phí trung ương chiếm trên 61%, kinh phí địa phương chiếm 8% và kinh phí của Trung tâm trên 30%.

Bảng 4.12. Nguồn kinh phí thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề

STT

Nguồn kinh

phí 1 Trung ương 2 Địa phương Trung tâm 3 GDTX

4 Tổng

Nguồn: Các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang (2015) Tổng kinh phí đầu tư cho thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề tăng dần qua các năm, năm 2013 tổng 5402 triệu đồng đến năm 2015 tổng kinh phí tăng lên là 6474 triệu đồng, tăng 1072 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân ba năm là 9,47%.

Năm 2013 nguồn kinh phí Trung ương rót là 3326 triệu đồng, đến năm 2015 kinh phí tăng lên là 4118 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân ba năm là 22,27%. Kinh phí này phục vụ hỗ trợ cho các Trung tâm mua sắm các trang thiệt bị máy cơ khí, máy tính, sửa chữa trường, phòng học.

Tiếp theo là nguồn kinh phí địa phương cũng tăng dần qua các năm. Năm 2013 là 465 triệu đồng đến năm 2015 là 519 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân qua ba năm là 5,56%.

Bên cạnh nguồn khi phí nhận từ Trung ương, địa phương các Trung tâm giáo dục thường xuyên cũng thực hiện cơ chế tự chủ lấy thu bù chi, kinh phí các Trung tâm đầu tư cũng tăng dần qua các năm. Năm 2013 với kinh phí là 1611 triệu đồng, đến năm 2015 là 1837 triệu đồng, tăng 226 triệu đồng.

Nhìn chung tổng kinh phí để thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề vẫn còn rất ít so với thực tế cần kinh phí.Vì đào tạo nghề cần phải thực hành trên máy móc thiết bị, chưa kể đến những máy móc hiện đại cần phải đầu tư lên tới hàng vài tỷ đồng. Chính vì kinh phí ít dẫn đến sự đầu tư cho đào tạo nghề còn hạn chế nhất nhiều. Qua điều tra cán bộ - giáo viên và học sinh về trang thiết thị máy móc phục vụ cho đào tạo nghề thể hiện ở (bảng 4.13).

Cả giáo viên - cán bộ và học sinh chiếm trên 80% số ý kiến đánh là về cơ sở hạ tầng lẫn trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác đào tạo nghề là không đủ về mặt số lượng, chất lượng kém. Trong các buổi thực hành tại các phòng máy tính, có nhiều máy bị hỏng, máy chạy chậm hai em phải ngồi chung dùng một máy, đối với ngành nghề đào tạo cơ khí không có đủ dụng cụ thực hành, một số phần thực hành do Trung tâm không có máy thực hành các em học sinh phải chuyển sang học lý thuyết.

Đánh giá về số lượng máy có 100% số ý kiến của học sinh và giáo viên

đều đánh giá không đủ máy móc thực hành và nếu có máy thực hành thì đều là máy cũ, lạc hậu.

Bảng 4.13. Đánh giá của học sinh - giáo viên chế cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề

Tiêu chí

Cơ sở hạ tầng Khang trang Cũ

Số lượng công cụ, dụng cụ Đủ

Thiếu

Số lượng máy móc Đủ

Thiếu

Phòng thực hành Tốt

Xấu Đời máy Cũ Hiện đại

Nguồn: Số liệu điều tra (2015 ) 4.1.3. Đánh giá thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang

4.1.3.1. Những kết quả đạt được

Ủy ban nhân dân các huyện thực hiện đôn đốc, kiểm tra và cho ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng kế hoạch dạy văn hóa gắn với dạy nghề, kế hoạch liên kết dạy nghề với các cơ sở dạy nghề của các trung tâm giáo dục thường xuyên. Sở Giáo dục và đào tạo kiểm tra, giám sát và đôn đốc tình hình thực hiện kế hoạch dạy văn hóa, định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và đào tạo. Sở Lao động thương binh và xã hội thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình dạy nghề, định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh, Bộ giáo dục và đào tạo.

Các trung tâm giáo dục thường xuyên lập hồ sơ theo dõi theo dõi các lớp dạy văn hóa và đánh giá kết quả dạy văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tổ chức triển khai, quản lý,

64

Còn các cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp nghề theo quy định.

Tìm hiểu nhận thức về sự cần thiết thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho thấy sự tương đồng của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết với tỷ lệ tương ứng là 91,67% và 87,50%. Tuy nhiên vẫn còn vấn đề đặt ra đối với nhận thức của cả hai đối tượng cho rằng chỉ là vấn đề bình thường với tỷ lệ tính chung cho hai đối tượng là 9,09% (Bảng 4.14).

Bảng 4.14. Sự cần thiết thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề

Đánh giá

Cần thiết Bình thường Không ý kiến

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Khi nhận thức được tầm quan trong của việc thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề, các Trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang đã triển khai đề án 844 và kết quả đạt được thể hiện ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Kết quả thực hiện đề án so với mục tiêu đề án

STT

1 Công tác tuyên truyền

2 Công tác tuyển sinh

3 Cơ sở vật chất

Phòng học Phòng thực hành Máy tính

Máy móc cơ khí 4 Cán bộ - Giáo viên

Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ

65

Thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề tại các trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh Hà Giang các tiêu chí đạt kết quả trên 94%

so với mục tiêu đề án. Trong đó tiêu chí về trình độ cán bộ - giáo viên đạt trên 93,94%, công tác tuyên truyền đạt 94,54%.

Về cách thức quản lí, đánh giá về cách thức quản lý đối với các nội dung bao gồm xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, cơ sở vật chất, tài chính, thiết bị vật tư thực hành, thực hiện quy chế kiểm tra, thi, đánh giá học sinh cũng có sự khá tương đồng ở mức độ tốt với tỷ lệ khá cao tương ứng là 84,09%; 81,82%; 75,00%; 72,72% và 77,27%. Kết quả khảo sát này cho thấy hiệu quả khá toàn diện về cách thức quản lý đối với các nội dung quản lý dạy vắn hóa gắn với đào tạo nghề (Bảng 4.16).

Bảng 4.16. Đánh giá về cách thức quản lý dạy văn hóa gắn với đào tạo nghề

TT Nội dung khảo sát

Xây dựng kế hoạch liên

1 kết đào tạo

Hoạt động dạy của giáo

2 viên

Hoạt động học của học

3 sinh

Cơ sở vật chất, tài chính,

4 thiết bị vật tư thực hành Thực hiện quy chế kiểm

5 tra, thi, đánh giá học sinh

Nguồn: Số liệu điều tra (2015 ) Đối với hoạt động của giáo viên, đánh giá về chất lượng quản lý đối với hoạt động dạy của giáo viên qua thời khóa biểu ở mức độ tốt rất cao với tỷ lệ 90,90% so với các hoạt động tổ chức kiểm tra nội dung giờ giảng của giáo viên (75,00%), tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy (72,73%). Kết quả này đã khẳng định để quản lý tốt hoạt động của giáo viên cần thiết phải xây dựng những quy định cụ thể, chặt chẽ (Bảng 4.17).

Bảng 4.17. Chất lượng quản lý đối với hoạt động của giáo viên

TT Nội dung khảo sát

Hoạt động dạy của giáo viên

1

qua thời khóa biểu

Tổ chức kiểm tra nội dung giờ

2

giảng của giáo viên

Tổ chức đánh giá kết quả thực

3 hiện nhiệm vụ giảng dạy

Nguồn: Số liệu điều tra (2015 ) Thực tế việc quản lí giáo viên khi tham gia dạy nghề ở các trung tâm giáo dục thường xuyên nhìn chung chưa thực sự chặt chẽ, việc giám sát giáo viên thực hiện đầy đủ số giờ, số tiết, thời gian ra vào lớp, sĩ số học sinh còn chưa thực sự tốt.

Việc quy định trách nhiệm trong liên kết đào tạo giữa Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang với các trung tâm giáo dục thường xuyên chưa rõ ràng nên phần nào đã ảnh hưởng tới chất lượng quản lý đối với hoạt động của giáo viên.

Bảng 4.18. Đánh giá chất lượng quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề

TT Nội dung khảo sát

Xây dựng các quy định, quy chế

1 trong sử dụng vật tư thực hành,

trang thiết bị đào tạo 2

Kiểm tra, giám sát sử dụng trang thiết bị, vật tư thực hành

3

Huy động các nguồn lực đầu tư trang thiết bị, vật tư thực hành

Nguồn: Số liệu điều tra (2015 )

xây dựng các quy định, quy chế trong sử dụng vật tư thực hành, trang thiết bị đào tạo, kiểm tra, giám sát sử dụng trang thiết bị, vật tư thực hành, huy động

67

các nguồn lực đầu tư trang thiết bị, vật tư thực hành là khá tốt với các tỷ lệ tốt tương ứng là 84,09; 86,36 và 72,73. Tuy nhiên, đối với việc huy động các nguồn lực đầu tư trang thiết bị, vật tư thực hành, tỷ lệ 11,36 của đánh giá ở mức bình thường đã cho thấy sự hạn chế của việc quản hoạt động này (Bảng 4.18).

Từ đánh giá về chất lượng hoạt động quản lý đối với từng lĩnh vực, kết quả khảo sát cũng cho thấy mức độ đánh giá về chất lượng quản lý hoạt động dạy văn hóa gắn đào tạo nghề nói chung ở mức độ tốt của cả 2 nhóm cán bộ quản lý và giáo viên là khá cao với tỷ lệ tương ứng là 83,33% và 78,12%. Tuy nhiên đánh giá ở mức trung bình với tỷ lệ 9,38% của giáo viên cho thấy phần nào hạn chế của công tác quản lý (Bảng 4.19).

Bảng 4.19. Đánh giá chất lượng thực hiện quản lý dạy văn hóa gắn đào tạo nghề

Mức độ đánh giá

Tốt Khá Trung bình

Nguồn: Số liệu điều tra (2015 ) Công tác phối hợp: Các trung tâm giáo dục thường xuyên đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong thực hiện quản lý đào tạo, xây dựng mối quan hệ với các tổ chức đoàn thể, các cơ sở xã, phường, các huyện trong tổ chức, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, trong tuyển sinh, mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, bố trí đội ngũ giáo viên, thực hiện công tác quản lý đạt được nhiều kết quả, tăng cường nguồn lực thực hiện gắn giáo dục với đào tạo nghề.

Trong các nội dung phối hợp, các trung tâm giáo dục thường xuyên đã phối hợp tốt với các cơ sở đào tạo nghề như trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh và các trung tâm ngoại ngữ, tin học để tổ chức các lớp chuyên đề và hướng nghiệp dạy nghề, thu hút đông đảo học viên tham gia. Các chương trình liên kết đào tạo giữa Trung tâm với các tổ chức, cơ sở đào tạo khác được xây dựng phù hợp với nhu cầu của học viên như chuyên đề về kỹ thuật nuôi bò thịt, kỹ thuật nuôi lợn nái, thú y, trồng cây lương thực, thực phẩm, xây dựng, nghề điện dân dụng, gia công, thiết kế sản phẩm mộc…

Bên cạnh đó, công tác phối hợp như phối hợp kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng gặp nhiều khó khăn do những quy định còn thiếu rõ ràng, cụ thể đối với các trung tâm giáo dục thường xuyên và cơ sở đào tạo nghề.

Cơ chế phối hợp giữa các trung tâm giáo dục thường xuyên còn thiếu sự thống nhất, đồng bộ, thông tin hai chiều chưa kịp thời khiến cho công tác quản lí gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao.

4.1.3.2. Những hạn chế của việc thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề Thứ nhất, công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, chưa thu hút được học sinh, mục tiêu đề án đặt ra là phải tuyên truyền được 1611 học sinh, nhưng chỉ có 1523 em biết đạt 94,54%. Trong số đó có tới 85% số em học sinh biết qua về đề án, còn 15% số học sinh biết rõ về đề án.

Thứ hai, công tác tuyển sinh không đạt chỉ tiêu, số học sinh tuyển sinh được có sự tăng lên, nhưng tốc độ tăng vẫn chậm, có sự chuyển hướng đào tạo nghề từ nông - lâm nghiệp sang các ngành điện, cơ khí, dịch vụ dần dần làm mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề.

Thứ ba, Số lượng giáo viên - cán bộ đào tao, hành chính có sự sụt giảm qua các năm, năm 2013 là 241 người, đến năm 2015 là 220 người giảm 19 người, có nhiều thầy cô bỏ nghề giáo vì lương họ nhận được thấp không đủ trang trải cuộc sống. Trình độ chuyên môn, tay nghề của giáo viên dạy thực hành chưa đủ trình dạy những phần thực hành khó, chuyên ngành sâu do vậy các trung tâm phải đi thuê, dẫn đến tình trạng bị động về nguồn giáo viên dạy thực hành nghề và kéo theo chi phí cho đào tạo nghề tăng.

Thứ tư, cơ sở vật chất hiện tại một số trung tâm giáo dục thường xuyên chưa đáp ứng đủ, phòng học vẫn còn phòng tạm, số máy tính thực hành chỉ đạt 97,40% so với đề án, máy cơ khí đạt 71,05% chủ yếu là máy cũ, lạc hậu.

Thứ năm, do nhận thức của học sinh vùng cao còn hạn chế nhiều, kinh tế khó khăn nhiều em học sinh không theo hết cấp học, bỏ học ngang trừng.

Thứ sáu, tác động của môi trường việc làm hiện nay, đang thừa thầy, thiếu thợ do vậy nhiều em học sinh không muốn học đi làm luôn.

Thứ bảy: kinh phí dành cho giáo dục đào tạo nghề còn rất ít, không đủ để mua đủ số lượng máy cho các em học sinh thực hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 78 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w