CHỨC NĂNG ÁP DỤNG ÁN LỆ CỦA TÕA ÁN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG TẠO LẬP VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ CỦA TÒA ÁN (Trang 30 - 39)

6.1. Nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án ở Việt Nam

6.1.1. Quan niệm về nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án ở Việt Nam

Tác giả luận án cho rằng, quan niệm về nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án khác với quan niệm phổ biến ở các nước sử dụng án lệ trên thế giới: (i) nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án chỉ bắt buộc nếu có văn bản pháp luật quy định chính thức nghĩa vụ này: (ii) tòa án tuân theo án lệ bởi vì án lệ có hiệu lực pháp lý chứ không phải vì án lệ có giá trị. Tương tự như quan niệm thẩm quyền tạo lập án lệ, quan niệm bị ảnh hưởng chủ yếu từ quan điểm thực chứng pháp lý tồn tại phổ biến ở Việt Nam.

6.1.2. Cơ sở pháp lý

Hiện nay, nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án Việt Nam không những được quy định trong Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP mà còn quy định trong các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực pháp luật nội dung lẫn lĩnh vực pháp luật hình thức (tố tụng) như BLDS năm 2015, BLTTDS năm 2015, Luật TTHC năm 2015.

6.1.3. Một số hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án

Theo tác giả, các quy định về nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án và hiệu lực pháp lý của án lệ dẫn đến những hạn chế như sau: (i) pháp luật quy định tòa án

“phải” tuân theo án lệ có thể sẽ tạo ra sự mâu thuẫn trong trường hợp cho phép tòa án bác bỏ án lệ; (ii) pháp luật quy định tòa án tuân theo án lệ bởi án lệ có hiệu lực pháp lý sẽ dẫn đến nguy cơ tòa án áp dụng án lệ một cách cứng nhắc.

6.1.4. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án

Tác giả luận án có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, pháp luật nên thay đổi theo hướng quy định mang tính “mềm hóa”

nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án.

Thứ hai, pháp luật nên thay đổi theo hướng quy định nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án xuất phát từ giá trị của án lệ và thứ bậc của hệ thống tòa án chứ không phải từ hiệu lực pháp lý của án lệ.

6.2. Vấn đề không áp dụng án lệ ở Việt Nam

6.2.1. Cơ sở pháp lý

Pháp luật quy định tòa án không tuân theo án lệ trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, tòa án không áp dụng án lệ do có sự thay đổi của văn bản pháp luật tại khoản 3, Điều 8 của Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP.

Thứ hai, tòa án không áp dụng án lệ do án lệ không còn phù hợp tại khoản 4, Điều 8 của Nghị quyết 03.

6.2.2. Một số hạn chế còn tồn tại của pháp luật hiện hành về vấn đề không áp dụng án lệ

Theo tác giả, quy định các trường hợp tòa án không áp dụng án lệ có những hạn chế như sau: (i) quy định trường hợp không áp dụng án lệ do có sự thay đổi của

văn bản pháp luật bằng cách liệt kê nhưng không đầy đủ; (ii) tại khoản 4, Điều 8 của Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP quy định trường hợp tòa án không áp dụng án lệ do “có sự chuyển biến của tình hình” dẫn đến án lệ không phù hợp vẫn chưa hợp lý.

6.2.3. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề không áp dụng án lệ

Tác giả luận án có một kiến nghị như sau:

Thứ nhất, pháp luật nên quy định trường hợp tòa án không áp dụng án lệ do có sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến án lệ không phù hợp mang tính khái quát chứ không nên sử dụng phương pháp liệt kê các loại văn bản quy pháp luật.

Thứ hai, pháp luật nên quy định trường hợp tòa án không áp dụng án lệ bởi các nguyên nhân khác (không phải do sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật) theo hướng “mở” hơn chứ không nên giới hạn trong phạm vi “do có sự chuyển biến của tình hình”.

6.3. Vấn đề xác định yếu tố bắt buộc của án lệ ở Việt Nam

6.3.1. Một số khó khăn còn tồn tại trong việc xác định yếu tố bắt buộc của án lệ trong hoạt động áp dụng án lệ

Tác giả luận án nhận thấy vẫn còn một số khó khăn trong việc xác định yếu tố bắt buộc của án lệ như sau: (i) vẫn chưa có sự thống nhất trong việc xác định yếu tố bắt buộc nằm ở phần “Khái quát nội dung của án lệ” hay phần “Nội dung án lệ”

theo mẫu án lệ đã công bố; (ii) khó khăn trong việc xác định phạm vi của yếu tố bắt buộc của án lệ khi áp dụng; (iii) TANDTC chưa thật sự chú trọng vào công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng áp dụng cho các thẩm phán dẫn đến tình trạng các thẩm phán hiểu và áp dụng án lệ không đúng.

6.3.2. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xác định yếu tố bắt buộc của án lệ trong hoạt động áp dụng án lệ

Tác giả luận án có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, cần thay đổi cách thức công bố án lệ theo hướng công bố toàn bộ nội dung bản án, quyết định của tòa án được lựa chọn làm án lệ và có thể công bố kèm theo Phần tóm tắt nội dung án lệ chứ không theo mẫu như hiện nay.

Thứ hai, cần phải có phương pháp xây dựng yếu tố bắt buộc của án lệ trong phần lập luận của bản án, quyết định có chứa các giải pháp pháp lý mới.

Thứ ba, TANDTC cần nhanh chóng mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho các thẩm phán trong việc xác định tình tiết tương tư.

6.4. Vấn đề xác định hiệu lực về thời gian của án lệ ở Việt Nam

6.4.1. Cơ sở pháp lý

Pháp luật Việt Nam có quy định rõ thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của án lệ tại khoản 1, Điều 8 của Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP và Điều 9 của Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP.

6.4.2. Một số bất cập của pháp luật hiện hành về vần đề xác định hiệu lực thời gian của án lệ

Tác giả luận án nhận thấy rằng các quy định của pháp luật về hiệu lực thời gian của án lệ có một số điểm hạn chế sau: (i) mặc dù pháp luật có quy định rõ thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của án lệ nhưng không quy định rõ cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố hay không; (ii) nếu xác định rõ thời điểm có hiệu lực của án lệ và chỉ áp dụng hiệu lực về sau thì có thể dẫn tình trạng bất bình đẳng, nguyên tắc tương tự sẽ bị gián đoạn do áp dụng hiệu lực thời gian của án lệ.

6.4.3. Những kiến nghị đối với vấn đề xác định hiệu lực thời gian của án lệ Tác giả luận án có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, pháp luật không nên quy định rõ thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của án lệ như hiện nay.

Thứ hai, pháp luật nên quy định cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố sử dụng hình thức xác định hiệu lực bất hồi tố của án lệ - “Non – retroactivity” đối với trường hợp thay thế án lệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4:

Tác giả luận án có một số kết luận trong chương này như sau:

Thứ nhất, cũng giống như chức năng tạo lập án lệ của tòa án, phần lớn các vấn đề cơ bản về chức năng áp dụng án lệ của tòa án như nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án, vấn đề không áp dụng án lệ, vấn đề xác định hiệu lực thời gian của án lệ đều được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, do xuất phát từ quan niệm thực chứng pháp lý đã dẫn đến các quy định của pháp luật không phù hợp với bản chất

của nguồn luật án lệ và bản chất của hoạt động áp dụng án lệ của tòa án cũng như các nguyên tắc và khuynh hướng ở các nước trên thế giới. Cụ thể:

Một là, quy định về thời điểm có hiệu lực và chấm dứt hiệu của án lệ dẫn đến nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án quá cứng nhắc, tòa án tuân theo án lệ vì án lệ có hiệu lực. Trong khi đó, ở hầu hết các nước common law lẫn các nước civil law, tòa án tuân theo án lệ chủ yếu vì các án lệ có giá trị (chứa đựng giải pháp lý hợp lý) chứ không phải vì án lệ có hiệu lực pháp lý.

Hai là, cách thức công bố án lệ của Việt Nam hiện nay cũng gây ra khó khăn và lúng túng cho các tòa án xác định yếu tố bắt buộc của án lệ trong hoạt động áp dụng án lệ. Yếu tố bắt buộc nằm ở phần “Khái quát nội dung của án lệ” hay phần

“Nội dung án lệ” theo mẫu án lệ đã công bố? Đây vẫn còn là một vấn đề gây ra tranh cãi và chưa có sự thống nhất.

Thứ hai, về thực tiễn, các thẩm phán dường như vẫn chưa được trang bị kỹ càng về phương pháp và kỹ năng xác định tình tiết tương tự nên thực tiễn đã xuất hiện việc xác định tình tiết tượng khác nhau giữa các tòa án khi cùng áp dụng một án lệ.

Thứ ba, để có thể nâng cao hiệu quả của chức năng áp dụng án lệ trong thời gian tới, pháp luật hiện hành cần thay đổi theo hướng:

Một là, pháp luật nên quy định “mềm hóa” nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án;

Hai là, không nên quy định công bố án lệ theo mẫu như hiện nay tránh gây khó khăn trong việc xác định yếu tố bắt buộc của án lệ khi áp dụng.

Ba là, pháp luật không nên quy định thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực pháp lý của án lệ như hiện nay và cũng nên dựa vào nguyên tắc phổ biến được các nước áp dụng là hiệu lực bất hồi tố (non - retroactivity) khi thay thế án lệ.

Thứ tư, cần phải có biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng áp dụng án lệ của tòa án trong thực tiễn tư pháp như sau: (i) nhanh chóng mở các khóa đào tạo cho các thẩm phán về kỹ năng xác định tình tiết tương tự; (ii) khuyến khích các thẩm phán tham gia vào hoạt động bình luận án lệ và bình luận án; (iii) thường xuyên rà soát và tổng kết hoạt động áp dụng án lệ ở mỗi cấp tòa án; (iv) TANDTC cần phải chủ động thường xuyên tiếp nhận các ý kiến phản hồi của các thẩm phán trong hoạt động áp dụng án lệ để có những hướng dẫn và giải quyết kịp thời những khó khăn cho các tòa án trong phạm vi cả nước.

KẾT LUẬN CHUNG:

Toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận án là quá trình chứng minh các giả thuyết nghiên cứu hay trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Đối với câu hỏi thứ nhất: chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở lý thuyết nào? Kết quả nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu này có một số điểm nổi bật sau:

Một là, nội dung của luận án đã xác định được bản chất, đặc trưng của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law: (i) bản chất của chức năng tạo lập án lệ của tòa án là sáng tạo pháp luật; (ii) hoạt động áp dụng án lệ của tòa án dựa vào giá trị của án lệ và thứ bậc hệ thống tòa án chứ không dựa vào hiệu lực pháp lý của án lệ; (iii) đưa ra khái niệm “chức năng tạo lập án lệ của tòa án” và “chức năng áp dụng án lệ của tòa án”.

Hai là, kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án nhằm tạo ra một bức tranh tổng thể về hai chức năng của tòa án: (i) các vấn đề cơ bản về chức năng tạo lập án lệ của tòa án: thẩm quyền tạo lập án lệ, phạm vi tạo lập án lệ, phương pháp lập luận tạo lập án lệ, công bố án lệ; (ii) các vấn đề cơ bản về chức năng áp dụng án lệ của tòa án: nghĩa vụ tuân theo án lệ, vấn đề không áp dụng án lệ, xác định yếu tố bắt buộc của án lệ; xác định hiệu lực thời gian của án lệ.

Ba là, luận án chỉ ra những khuynh hướng phát triển cơ bản của các chức năng này của tòa án ở các nước common law và civil law: (i) đối với chức tạo lập án lệ, khuynh hướng phát triển là cần bảo đảm yếu tố tư pháp “đầu ra” hay chất lượng các bản án, quyết định (án lệ); (ii) đối với chức năng áp dụng án lệ của tòa án, nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án ở các nước common law ban đầu là xuất phát từ giá trị của án lệ (trước thế kỷ XIX), đến tuân theo án lệ xuất phát từ giá trị pháp lý do bị ảnh hưởng bởi thuyết thực chứng pháp lý (từ thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX), sau đó có khuynh hướng kết hợp tuân theo án lệ bắt nguồn từ giá trị pháp lý và giá trị của án lệ; (iii) khuynh hướng xác định yếu tố bắt buộc của án lệ dựa trên quan điểm cấu trúc nhiều tầng của pháp luật; (iv) khuynh hướng xác định hiệu lực bất hồi tố của án lệ trong từng trường hợp cụ thể (Non - Retroactivity).

Đối với câu hỏi thứ hai: thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam hiện nay có phù hợp và hiệu

quả không? Kết quả nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu này có một số điểm nổi bật sau:

Một là, tác giả luận án chỉ ra những hạn chế, bất cập của các quy định về chức năng tạo lập án lệ: (i) quy định thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC chỉ có thể bảo đảm chất lượng “đầu ra” của án lệ chứ không kiểm soát chất lượng “đầu vào”;

(ii) quy định thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC dẫn đến nguy cơ quyền sáng tạo pháp luật của tòa án xâm phạm đến quyền lập pháp của Quốc hội và có khả năng tạo ra mâu thuẫn nội dung của án lệ với các bản án, quyết định của tòa án giải quyết theo quá trình tố tụng; (iii) pháp luật hiện hành quy định quá chặt chẽ và phức tạp sẽ làm cho hoạt động tạo lập án lệ của tòa án trở nên kém hiệu quả cũng như làm chậm đi tiến độ hình thành án lệ và hạn chế số lượng án lệ.

Hai là, tác giả luận án chỉ ra những hạn chế, bất cập của các quy định về chức năng áp dụng án lệ: (i) pháp luật quy định tòa án tuân theo án lệ xuất phát từ hiệu lực pháp lý của án lệ sẽ dẫn đến nguy cơ tòa án áp dụng án lệ cứng nhắc; (ii) quy định trường hợp không áp dụng án lệ do có sự thay đổi của văn bản pháp luật bằng cách liệt kê nhưng không đầy đủ; (iii) quy định trường hợp không áp dụng án lệ do có sự chuyển biến của tình hình là không hợp lý; (iv) pháp luật quy định rõ thời điểm có hiệu lực của án lệ và chỉ áp dụng hiệu lực về sau thì có thể dẫn tình trạng bất bình đẳng, nguyên tắc tương tự sẽ bị gián đoạn do áp dụng hiệu lực thời gian của án lệ.

Đối với câu hỏi thứ ba: hoàn thiện các quy định về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam dựa trên những cơ sở nào? Để pháp luật trong lĩnh vực này thực hiện tốt trong thực tiễn cần sửa đổi, bổ sung những nội dung nào?

Để nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng này cần thực hiện cách biện pháp cụ thể nào? Kết quả nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu này có một số điểm nổi bật sau:

Một là, tác giả luận án đưa ra các kiến nghị đối với các quy định của pháp luật liên quan đến chức năng tạo lập: (i) pháp luật hiện hành nên thay đổi theo hướng xác định thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án gắn liền với chức năng xét xử - giải quyết vụ việc cụ thể kèm theo các thay đổi thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC trong Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; (ii) bổ sung quy định về thành lập Hội đồng Cố vấn án lệ (iii) pháp luật quy định thiết lập nên một cơ chế hay quy trình công bố án lệ mới: thành lập các bộ

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG TẠO LẬP VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ CỦA TÒA ÁN (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)