Khái quát sản xuất tiểu thủ công nghiệp toàn TP Bắc Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 61)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang

4.1.1. Khái quát sản xuất tiểu thủ công nghiệp toàn TP Bắc Giang

a. Quy hoạch phát triển và tổ chức các loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Ngày 11 tháng 10 năm 2013, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 1565/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu chung là phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động khu vực nông thôn;

hướng tới phát triển làng nghề theo quy hoạch, bền vững, bảo vệ môi trường cảnh quan và an sinh xã hội; xóa đói, giảm nghèo cho vùng sâu vùng xa; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Trong đó, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2016 – 2020 là:

- Đầu tư mở rộng và phát triển hình thành thêm từ 24 làng nghề đạt tiêu chí, nâng số làng nghề đạt tiêu chí là 65 làng nghề;

- Tạo việc làm mới cho 11.935 người, nâng số lao động trong các làng nghề lên là 33.270 người với mức thu nhập bình quân là 6 triệu đồng/lao động/tháng;

- Giá trị sản xuất công nghiệp của các làng nghề đạt 2.184 tỷ đồng;

- Nộp ngân sách đạt 1.850 triệu đồng;

- Tiến tới nâng sản lượng, giá trị các sản phẩm đã xuất khẩu và xuất khẩu thêm một số sản phẩm mới như mỳ gạo, đồ gỗ...

Nội dung quy hoạch phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn thành phố Bắc Giang như sau:

- Phát triển làng nghề truyền thống: Duy trì, nâng cao hiệu của hoạt động của 33 làng nghề hiện có, trong đó 14 làng nghề truyền thống. Tiếp tục quan tâm công nhận làng nghề truyền thống cho những làng nghề đã được công

nhận là làng nghề, khi các làng nghề hội tụ đủ các điều kiện công nhận làng nghề truyền thống theo tiêu chí.

- Bảo tồn, khôi phục làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống là những làng nghề đã tồn tại rất lâu đời, có làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm và gắn với tên tuổi, bản sắc văn hóa của dân tộc tỉnh Bắc Giang, cho đến nay, một số làng nghề truyền thống đã bị mai một cần được khôi phục, một số làng nghề bị suy giảm cần được hỗ trợ duy trì, bảo tồn, cụ thể: Duy trì, bảo tồn nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế, nghề sản xuất bún ở xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang

- Phát triển một số làng nghề truyền thống có điều kiện gắn với du lịch: Phát triển một số làng nghề truyền thống gắn với du lịch nhằm góp phần tạo thêm những điểm du lịch mới làm phong phú các tuyến du lịch của tỉnh, đồng thời quảng bá giới thiệu một số các làng nghề truyền thống gắn với di tích lịch sử trên cơ sở thuận lợi về giao thông. Cụ thể: Làng nghề mây tre đan, chẻ tăm lụa ở xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang gắn với Khu du lịch Nham Biền, huyện Yên Dũng;

làng nghề sản xuất bún ở xã Đa Mai, sản xuất mỳ gạo, làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế gắn với du lịch mua sắm tại các trung tâm thương mại, dịch vụ ở thành phố Bắc Giang.

b. Số hộ và lao động làm tiểu thủ công nghiệp

Số hộ và lao động làm nghề TTCN trên địa bàn thành phố Bắc Giang được thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy, trên địa bàn thành phố có 6 làng nghề sản sản xuất TTCN với 1.308 hộ sản xuất năm 2017.

Số hộ sản xuất TTCN qua 3 năm có tăng, bình quân tăng 4,97%/năm.

Các hộ sản xuất TTCN bắt đầu áp dụng cơ khí ở một số khâu sản xuất, số hộ áp dụng năm 2017 là 962 hộ, chiếm 73,5% trong tổng số hộ sản xuất TTCN. Số hộ áp dụng cơ khí nhiều nhất ở các làng nghề sản xuất mì kế, rọ tôm và bún Đa Mai.

Số lao động làm nghề TTCN đến năm 2017 là 3768 người, giảm so với các năm trước, bình quân 3 năm (2015-2017) giảm bình quân 1,98%/năm.

Giá trị sản xuất các ngành TTCN qua 3 năm tăng dần, năm 2017 đạt 709,7 tỷ đồng, tăng bình quân mỗi năm từ 2015-2017 là 27,66%/năm.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất TTCN thành phố Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2017

Diễn giải

1. Số làng nghề TTCN 2. Số hộ sản xuất TTCN Tr.đó Hộ áp dụng CK

Làng nghề bún Đa Mai Làng nghề Rọ

Tăm lụa Mộc Bánh đa kế Mì Kế

3. Số lao động làm TTCN

4. GTSX TTCN Rọ tôm

Mộc Mì Kế

5. Tỷ lệ hộ làm TTCN so với tổng số hộ

Nguồn: Phòng kinh tế TP Bắc Giang (2017) Số hộ làm nghề TTCN ở 6 làng nghề năm 2016 được thể hiện ở biểu đồ 4.1.

Theo biểu đồ này, số hộ làm rọ tôm và mì kế chiếm tỷ trọng chủ yếu.

42

này đảm bảo được sự gắn bó và trách nhiệm huy động được mọi lực lượng tham gia vào quá trình sản xuất tận dụng được thời gian và chi phí đầu tư. Tuy nhiên, mô hình này có nhiều hạn chế trong việc đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao năng xuất lao động. Còn mô hình hợp tác xã đã và đang phát triển cũng khá phù hợp với xu thế hội nhập của các làng nghề hiện nay.

Hộ

600 500 400 300 200 100

0

520

103 140 85

272

56

Bún, Bánh Đa Mai

Biểu đồ 4.1. Số hộ làm nghề ở các làng nghề của TP Bắc Giang năm 2016 Nguồn: Phòng kinh tế TP Bắc Giang (2016) c. Chủng loại và khối lượng sản phẩm

Chủng loại sản phẩm chính của ngành TTCN trên địa bàn thành phố là sản phẩm chế biến từ gạo như bún, bánh đa, mì; sản phẩm đan lát như rọ tôm, tăm tre và sản phẩm đồ gỗ như giường, tủ, kệ, sập...

Khối lượng các sản phẩm này qua 3 năm đều tăng nhanh, đặc biệt các sản phẩm đồ gỗ và sản phẩm chế biến từ gạo. Cụ thể, khối lượng bún sản xuất ra bình quân mỗi năm tăng 31,01%/năm.

Khối lượng bàn ghế sản xuất tăng bình quân 32,44%/năm.

Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm TTCN của thành phố Bắc Giang ngày càng nhiều.

Bảng 4.2. Khối lượng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu sản xuất trên địa bàn thành phố Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2017

Diễn giải

Bún Rọ Tăm lụa

Mộc Tr. đó Bàn ghế Giường

Tủ Kệ Sập Bánh đa

Mì Kế

Nguồn: Phòng kinh tế TP Bắc Giang (2017) d. Chương trình dự án hỗ trợ

Hiện tại, TP Bắc Giang được tỉnh công nhận 06 làng nghề đó là: Mì Kế, Bánh đa Kế, Bún Đa Mai, Mộc Dĩnh Trì, Tăm lụa Tân Mỹ và rọ tôm Song Khê (chiếm 15,4% tổng số làng nghề của tỉnh). Để các làng nghề tiếp tục phát triển, năm 2014 UBND TP tiếp tục triển khai kế hoạch hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn năm 2014-2015. Theo đó, UBND TP sẽ đầu tư, hỗ trợ các làng nghề gần 1,8 tỉ đồng, trong đó ngân sách thành phố 783 triệu đồng (chiếm 43,5%

tổng vốn hỗ trợ), nguồn khuyến công tỉnh 100 triệu đồng, còn lại là đối ứng của

44

(xã Dĩnh Trì), tăm lụa (xã Tân Mỹ), rọ tôm (xã song Khê) và các tổ chức, cá nhân sản xuất mì Kế, bánh đa Kế (phường Dĩnh Kế), bún (Đa Mai).

Nội dung hỗ trợ chủ yếu cho tập huấn; xây dựng phiếu điều tra, khảo sát, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới; chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào sản xuất CN-TTCN; xây dựng, đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý, phát triển nhãn hiệu sản phẩm làng nghề đã được bảo hộ; tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm; quảng bá sản phẩm.

e. Áp dụng công nghệ sản xuất trong phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Thực tế tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang cho thấy việc áp dụng công nghệ sản xuất trong phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các hộ còn nhiều hạn chế. Tuy ngày càng có nhiều hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp có sử dụng máy móc cơ khí để thay thế dần các hoạt động thủ công, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những phương tiện máy móc thiết bị đơn giản với chi phí đầu tư còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do hộ còn thiếu vốn đầu tư trong sản xuất, trong khi các máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi chi phí đầu tư mua sắm cao; và thực tế cũng cho thấy, việc tiếp cận với các phương tiện, công nghệ sản xuất mới, tiên tiến của các hộ cũng còn nhiều hạn chế. Do đó, đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách để không chỉ hỗ trợ vốn cho hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp mà còn tạo điều kiện giúp hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp được tiếp cận nhiều hơn với các công nghệ sản xuất hiện đại để có thể áp dụng vào trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp của hộ gia đình mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w