Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
4.3.1. Căn cứ đề xuất
4.3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030
a. Quan điểm phát triển
- Quy hoạch phát triển làng nghề phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển làng nghề gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong các sản phẩm, gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch.
- Phát triển làng nghề gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới, phát triển làng nghề gắn với thu hút lao động, giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
- Quy hoạch làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững.
- Ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống có tiềm năng phát triển, các làng nghề mới sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tại chỗ và những ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường (UBND tỉnh Bắc Giang, 2013).
b. Mục tiêu
* Mục tiêu chung
Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động khu vực nông thôn; hướng tới phát triển làng nghề theo quy hoạch, bền vững, bảo vệ môi trường cảnh quan và an sinh xã hội; xoá đói, giảm nghèo cho vùng sâu, vùng xa; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn; xoá dần sự cách biệt giữa
nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện mục tiêu được xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII (UBND tỉnh Bắc Giang, 2013).
c. Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020
- Đầu tư mở rộng và phát triển hình thành thêm từ 24 làng nghề đạt tiêu chí, nâng số làng nghề đạt tiêu chí là 65 làng nghề (có danh sách làng nghề cụ thể theo Biểu 8 đính kèm).
- Tạo việc làm mới 11.935 người, nâng số lao động trong làng nghề là 33.270 người.
- Thu nhập bình quân 6 triệu đồng/lao động/tháng.
- Giá trị SXCN làng nghề đạt 2.184 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 2,6 lần so với năm 2012 và bằng 2,8% giá trị SXCN toàn tỉnh.
- Nộp ngân sách đạt 1.850 triệu đồng.
- Tiến tới nâng sản lượng, giá trị các sản phẩm đã xuất khẩu và xuất khẩu thêm một số sản phẩm mới như mỳ gạo, rượu, hương, đồ gỗ, đồ nhựa, dát vàng,
… (UBND tỉnh Bắc Giang, 2013).
4.3.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Bắc Giang đến năm 2020
a. Phương hướng
Phát huy dân chủ, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chủ động, nắm chắc thời cơ, huy động có hiệu quả các nguồn lực xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Tiếp tục phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của TP trong giai đoạn mới, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh (Thành ủy Bắc Giang, 2015).
b. Mục tiêu
* Mục tiêu chung: Tiếp cận xây dựng TP Bắc Giang ổn định về chính trị, kinh tế phát triển nhanh, bền vững, xây dựng đô thị văn minh, từng bước tiệm cận các tiêu chí của đô thị loại I vào năm 2020 (Thành ủy Bắc Giang, 2015).
* Mục tiêu cụ thể
- Phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình/năm: 17,5-18,5%. Trong đó, nông nghiệp: 3-4%; Công nghiệp – Xây dựng: 18-19%; Dịch vụ: 17,5-19%.
+ Cơ cấu kinh tế: Tỉ trọng ngành nông nghiệp: 3,0-2,0%; ngành công nghiệp – xây dựng: 49-49,5%; ngành dịch vụ: 48-48,5%.
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp và NTTS đến năm 2020 đạt 130 triệu đồng/ha/năm.
+ Hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước hàng năm, tăng trung bình 10- 20%/năm.
- Xây dựng, phát triển đô thị
+ Huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt trên 55.000 tỉ đồng.
+ Triển khai xây dựng hạ tầng kĩ thuật: 01-02 khu đô thị mới.
+ Xây dựng 02-03 xã trở thành phường.
+ Mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập từ 3-5 xã về TP.
+ Xây dựng xã Song Khê, xã Đồng Sơn đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới.
+ Tỉ lệ dân số nội thành đạt từ 75-80%.
+ Tỉ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch khu vực nội thành đạt 100%, ngoại thành đạt 80% trở lên.
+ Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nội thành đạt 98%, khu vực ngoại thành đạt 80% trở lên (Thành ủy Bắc Giang, 2015).
4.3.1.3. Thực trạng phát triển TTCN thành phố Bắc Giang
Các kết quả nghiên cứu ở phần 4.1, 4.2 là nghiên cứu quan trọng để đề xuất giải pháp tăng cường phát triển TTCN của thành phố Bắc Giang cho những năm tiếp theo.
Từ kết qủa nghiên cứu ở các phần này kết hợp với ý kiến thảo luận nhóm với cán bộ quản lý các xã, phường và thành phố, tác giả tổng hợp các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức cũng như phân tích kết hợp điểm mạnh với cơ hội và thách thức thể hiện ở bảng swot sau:
Swot
O: Cơ hội lớn
- Nhu cầu thị trường cao - Có chính sách khuyến
khích phát triển - Tiến bộ khoa học công
nghệ
T: Thách thức lớn - Ô nhiễm môi trường - Cạnh tranh sản phẩm
với địa phương khác - Chất lượng sản phẩm