Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang
4.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất TTCN trên địa bàn thành phố Bắc Giang
4.1.3.1. Sự tăng trưởng TTCN
Trong những năm qua, nhiều ngành nghề truyền thống đã từng bước thích nghi với sự phát triển của kinh tế thị trường, phát huy tiềm năng, lợi thế và có bước tăng trưởng khá như: Mây tre đan; chế biến nông sản thực phẩm; chế biến gỗ gia dụng, đồ mỹ nghệ; cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng... đã và đang dần hình thành một số ngành nghề mới ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thành phố đa phần vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiếu sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh; năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao…
Nhằm khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thành phốBắc Giang đang tập trung vào đẩy mạnh việc cung cấp thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tích cực hỗ trợ các ngành nghề, làng nghề, sản phẩm tiêu biểu, chủ lực theo hướng trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tiềm năng lợi thế của mỗi địa phương. Tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, ứng dụng máy móc thiết bị, tiến bộ khoa học kỹ thuật… vào sản xuất gắn với tư vấn trợ giúp thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã; phối hợp trong tổ chức liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
4.1.3.2. Cơ cấu ngành nghề
Các ngành tiểu thủ công nghiệp, thủ công truyền thống là những ngành đòi hỏi vốn đầu tư ít nhưng lại có khả năng tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, mà chủ yếu là khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc phát triển các làng nghề thủ công tại thành phố chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có sự phát triển đáng kể. Nhìn chung các làng nghề còn hoạt động cầm chừng nên chưa tạo ra được nhiều công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho thành phố. Cơ cấu các ngành nghề chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ là lĩnh vực kinh doanh đưa lại những lợi ích lớn, tỷ suất lợi nhuận cao nhưng hoạt động này lại chưa được quan tâm một cách đúng mức, hầu như chỉ phát triển dưới dạng tự phát là chủ yếu.
Để có thể phát triển các
ngành tiều thủ công nghiệp một cách ổn định và lâu dài, cần tạo điều kiện về mặt bằng và vốn cho dân. Cần mở rộng các ngành nghề như sản xuất hàng mộc cao cấp và dân dụng, chế biến nông sản an toàn. Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đang hoạt động bằng các dự án cho vay ưu đãi, miễn giảm thuế cho những cơ sở mới thành lập lại sau khi bị giải tỏa,hỗ trợ họ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện trong việc thuê mặt bằng để hình thành các khu làng nghề sản xuất tập trung; đồng thời phát triển mạnh mẽ hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ họ về mọi mặt, kêu gọi các dự án đầu tư để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Dành những khoản vốn vay ưu đãi cho những cơ sở và hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động. Bên cạnh đó có chính sách đãi ngộ đối với những nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo và truyền nghề cho lao động trẻ. Nếu có thể tiến hành xây dựng kế hoạch khôi phục những làng nghề truyền thống cũ đã bị giải toả và xây dựng các làng nghề khác trên địa bàn trong thời gian tới. Mà khả thi nhất là hình thành làng nghề thủ công sản xuất các sản phẩm lưu niệm, đan, may, mây tre để bán cho khách du lịch. Đây là lĩnh vực không đòi hỏi đầu tư lớn và lao động có tay nghề, có thể sử dụng các lao động ngoài độ tuổi lao động.
4.1.3.3. Chất lượng sản phẩm
Công tác bảo đảm ATTP đã được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố quan tâm chỉ đạo; Thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo về tăng cường, đảm bảo an toàn thực phẩm. Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, sự nỗ lực trong toàn ngành và sự vào cuộc của các cấp, các ngành nên công tác quản lý chất lượng VSATTP đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng. Trong những năm gần đây trên địa bàn không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Công tác tuyên truyền phổ biến các quy định về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trong các làng nghề truyền thống về chế biến nông sản, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giới thiệu các địa chỉ sản xuất nông sản an toàn. Thực hiện tái cơ cấu ngành, phối hợp, hướng dẫn các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong sản xuất để có các sản phẩm chất lượng, an toàn.
Từng bước thay đổi phương thức sản xuất, chú trọng phát triển kinh tế các hộ gia đình cùng liên kết từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường
kiểm tra, thanh tra đột xuất, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, truy xuất, xử lý tận gốc lô hàng, sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng loại sản phẩm, tổ chức, cá nhân vi phạm; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh của các tổ chức tái phạm; chuyển hồ sơ các vụ việc vi phạm với tính chất và mức độ nghiêm trọng cho cơ quan Công an để xử lý theo pháp luật. Thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Thành phố thường xuyên chỉ đạo kiểm tra vệ sinh ATTP đối với các cơ sở sản xuất; tiếp xúc, trao đổi, giúp các hộ xã viên tháo gỡ khó khăn. Tạo điều kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm thương mại, bếp ăn tập thể. Tổ chức cho xã viên HTX học tập kinh nghiệm xây dựng, quản lý thương hiệu tại làng nghề truyền thống ở các tỉnh bạn. Đồng thời, các xã viên được tập huấn kiến thức về ATTP, khám sức khỏe định kỳ, HTX được công nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định.
4.1.3.4. Hiệu quả kinh tế
Không thể phủ nhận những kết quả và hiệu quả kinh tế trong phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong thời gian qua. Thu nhập bình quân/đầu người ở các làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã liên tục tăng, đời sống kinh tế của các hộ gia đình và kinh tế chung của địa phương đang ngày một tăng trưởng ổn định.
Số liệu bảng 4.18 tổng hợp các chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất ở các làng nghề ở các hộ điều tra, so sánh ở 3 làng nghề nghiên cứu khảo sát cho thấy:
- Giá trị sản xuất/1 đồng chi phí sản xuất ở các hộ sản xuất mì kế là 1,92 lần, với các hộ sản xuất mộc ở Dĩnh Trì là 1,55 lần và ở các hộ sản xuất rọ tôm ở Song Khê là 1,62 lần. Như vậy, với 3 làng nghề nghiên cứu khảo sát 90 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kết quả cho thấy, giá trị sản xuất/1 đồng chi phí ở các hộ sản xuất mì kế là cao nhất, tiếp theo là các hộ sản xuất rọ tôm
ở Song Khê và thấp nhất là các hộ sản xuất mộc ở Dĩnh Trì;
- Về hiệu quả sử dụng lao động cho thấy: làng mộc Dĩnh Trì hiện đang có hiệu quả sử dụng lao động gia đình cao nhất, tiếp theo là hiệu quả sử dụng lao động ở các nghề sản xuất mì và rọ tôm.
Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất ở các hộ điều tra (tính b/q 1hộ/1 năm )
Diễn giải
1. Giá trị sản xuất (GO)
2. Chi phí trung gian (IC)
3. Giá trị gia tăng (VA)
4. Thu nhập hỗn hợp (MI)
5. Công lao động gia đình (V) 6. Hiệu quả sử dụng IC VA/IC
MI/IC
7. Hiệu quả sử dụng V VA/V
MI/V
4.1.3.5. Hiệu quả xã hội và môi trường a. Hiệu quả xã hội
Phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề trên địa bàn thành phố Bắc Giang, ngoài việc đem lại những hiệu quả về mặt kinh tế thì hiệu quả xã hội tạo ra cũng mang những giá trị không kém. Việc mở rộng và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã góp phần tạo việc làm tại chỗ cho người lao động địa phương, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động địa phương ở mọi tầng lớp và lứa tuổi tham gia vào công việc của làng nghề. Nếu như trước đây, nhiều người dân địa phương trong độ tuổi lao động phải di chuyển đến các khu công nghiệp để có công ăn việc làm hoặc đi nơi khác tìm việc làm, thì giờ đây, với chủ trương phát triển tiểu thủ công nghiệp của tỉnh và của thành phố Bắc Giang trong những năm gần đây, nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi phục, mở rộng và tạo điều kiện để phát triển sản xuất. Điều này đã thu hút được nhiều gia đình mạnh dạn đầu tư để phát triển sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đồng thời giữ được lao động làm việc tại địa phương mà vẫn đảm bảo được thu nhập cho
Bên cạnh những hiệu quả về mặt xã hội nói chung thì với nhóm đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, thì cùng với việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nhiều gia đình đã có thêm cơ hội việc làm, kiếm thêm được thu nhập cho gia đình mà vẫn có điều kiện ở gần gia đình để chăm sóc con cái.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp đã góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương trên địa bàn thành phố.
Sự phát triển của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp thời gian qua đã có những đóng góp không nhỏ cho công cuộc xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương, làm thay đổi diện mạo nông thôn mới.
b. Hiệu quả môi trường
Hiện nay, các chất thải phát sinh tại các làng nghề trên địa bàn TP đã và đang gây ảnh hưởng tới môi trường, làm suy thoái môi trường và tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân. Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề gây tác động tiêu cực tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng.
Thực tế, với đặc thù của làng nghề truyền thống chế biến nông sản (bún, bánh đa) thì nước thải với hàm lượng tinh bột lớn không được xử lý triệt để khiến môi trường xung quanh bốc mùi khó chịu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của chính những hộ sản xuất và người dân ở vùng tiếp giáp làng nghề.Tại làng nghề làm Bún, Bánh Đa Mai, theo kết phân tích mẫu do Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Bắc Giang khảo sát tháng 8 năm 2016, các chỉ tiêu cơ bản như COD, BOD, hàm lượng coliform đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Một số ít hộ tự xử lý bằng cách xây hầm biogas, xây bể lắng còn đa phần thải trực tiếp ra cống rãnh nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ô nhiễm do nước thải, chất thải từ làm nghề thải ra.