Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về nhiệt độ và không khí chuồng nuôi 27 1. Nhiệt độ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ứng dụng chế phẩm đệm lót sinh học vnua biomix trong chăn nuôi gà tại tỉnh hà nam (Trang 39 - 49)

4.2.1. Nhiệt độ

Để theo dõi, đánh giá nhiệt độ KKCN các mô hình thí nghiệm chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học, chúng tôi tiến hành đo nhiệt độ KKCN định kỳ 3 lần/tháng để lấy giá trị trung bình; vị trí đo ở 4 góc và ở giữa chuồng nuôi. Kết quả thu được được tổng hợp và trình bày ở bảng 4.1 và bảng 4.2.

Bảng 4.1. Kết quả theo dõi nhiệt độ không khí chuồng nuôi các mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học (từ tháng 8/2016 đến tháng 7/2017)

Bố trí Số lần

đo/

hình tháng 8

1. Thí nghiệm 1 Mô hình gà thịt

Lô TN 3 26,25

Lô ĐC 3 25,75

Mô hình gà đẻ

Lô TN 3 26,25

Lô ĐC 3 25,55

2. Thí nghiệm 2 Mô hình gà thịt

Lô TN 3 25,75

Lô ĐC 3 24,25

Mô hình gà đẻ

Lô TN 3 25,75

Lô ĐC 3 24,75 3. Thí nghiệm 3

Mô hình gà thịt

Lô TN 3 25,25

Lô ĐC 3 24,25

Mô hình gà đẻ

Lô TN 3 25,75

Lô ĐC 3 25,25

4. Tổng hợp chung Mô hình gà thịt

Lô TN 3 25,75

Lô ĐC 3 24,75

Mô hình gà đẻ

Lô TN 3 25,92

Lô ĐC 3 25,18

Ngoài

3 25,15

trời ±4,65

Bảng 4.2. Chênh lệch nhiệt độ không khí chuồng nuôi gà trên nền đệm lót sinh học theo các mùa trong năm

Tháng 2,3,4 Bố trí

hình

Lô TN Lô ĐC Lô TN Ngoài

trời

Qua kết quả theo dõi tại bảng 4.1 và 4.2 cho thấy: nhiệt độ trung bình KKCN ở các lô thí nghiệm luôn cao hơn nhiệt độ trung bình ngoài trời và nhiệt độ KKCN ở các lô đối chứng. Không có sự chênh lệch đáng kể về nhiệt độ giữa mô hình nuôi gà thịt và mô hình nuôi gà đẻ.

các tháng mùa Xuân (tháng 2, 3, 4), nhiệt độ trung bình KKCN ở các lô thí

nghiệm cao hơn nhiệt độ trung bình ngoài trời 3,640C và cao hơn nhiệt độ trung bình KKCN ở lô đối chứng là 1,280C. Ở các tháng mùa Thu (tháng 8, 9, 10), nhiệt độ trung bình KKCN ở lô thí nghiệm cao hơn nhiệt độ trung bình ngoài trời 1,730C và cao hơn nhiệt độ trung bình KKCN ở lô đối chứng là 0,50C. Đặc biệt, ở các tháng mùa Đông (tháng 11, 12, 1), nhiệt độ trung bình KKCN ở lô thí nghiệm cao hơn

nhiệt độ trung bình ngoài trời 6,230C và cao hơn lô đối chứng là 4,10C. Sự chênh lệch nhiệt độ này là do hệ vi sinh vật trong nền đệm lót sinh học hoạt động mạnh đã làm cho nền đệm lót sinh nhiệt, làm cho KKCN ở các lô thí nghiệm cao hơn. Vì vậy,

ởcác tháng mùa Đông, mùa Xuân và mùa Thu, sử dụng đệm lót sinh học rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của gà nuôi.

các tháng mùa Hè (tháng 5, 6, 7), qua theo dõi cho thấy: nhiệt độ trung bình KKCN ở lô thí nghiệm cao hơn nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ KKCN ở lô đối

30

chứng, nhưng không chênh lệch nhiều, chỉ từ 0,75 ÷ 0,970C. Đặc biệt, ở thời điểm cuối tháng 5/2017, miền Bắc nước ta xuất hiện đợt nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ ngoài trời có lúc lến đến 41,50C nhưng nhiệt độ trung bình KKCN ở cả hai lô thí nghiệm và đối chứng vẫn được khống chế ở mức dưới 300C. Nguyên nhân là do chủ trang trại đã sử dụng các biện pháp chống nóng tổng hợp như quạt hút gió, phun nước lên mái chuồng... để làm giảm nhiệt độ tiểu khí hậu chuồng nuôi.

4.2.2. Nồng độ khí CO2

Để theo dõi, đánh giá nồng độ khí CO2 trong KKCN các mô hình chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học, chúng tôi tiến hành đo KKCN bằng Kít đo khí thương mại (KITAGAMA - Gas detector tube system - Nhật Bản) mỗi tháng ba lần, sau đó lấy giá trị trung bình theo 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông để phân tích, đánh giá. Vị trí đo ở 4 góc và ở giữa chuồng nuôi.

Kết quả thu được được tổng hợp và trình bày ở bảng 4.3.

Qua bảng 4.3 cho thấy: Nồng độ khí CO2 ở các lô thí nghiệm luôn thấp hơn các lô đối chứng và nằm trong giới hạn cho phép. Nồng độ CO2 cho phép trong chuồng nuôi là 0,3% (Đỗ Ngọc Hòe, 1995; TCVN 5938-1995; Barnwell và Wilson, 2005). Trong khi đó, nồng độ khí CO2 ở các lô đối chứng đều cao hơn lô thí nghiệm từ 2,61 ÷ 4,44 lần và cao hơn mức cho phép đôi chút (từ 0,08 ÷ 0,30%).

Không có sự chênh lệch đáng kể về nồng nồng độ khí CO2 giữa mô hình gà thịt với mô hình gà đẻ, tuy ở mô hình gà đẻ nồng nồng độ khí CO2 có cao hơn chút ít.

Khí CO2 được sinh ra do quá trình hô hấp của gà nuôi và các quá trình phân hủy của các vi sinh vật trong nền chuồng nuôi. Nồng độ khí CO2 trong KKCN phụ thuộc vào mật độ nuôi, nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ KKCN tăng làm tăng khả năng hô hấp của gà và làm tăng lượng khí CO2 sinh ra; độ ẩm càng cao thì quá trình phân hủy chất hữu cơ tăng lên cũng làm tăng khí CO2 sinh ra. Điều này giải thích vì sao vào các tháng mùa Hè, mùa Xuân nồng độ khí CO2 trong KKCN ở tất cả các mẫu nghiên cứu đều cao hơn ở các tháng mùa Đông và mùa Thu.

Việc xác định nồng độ khí CO2 ở các lô đối chứng luôn cao hơn các lô thí nghiệm tuy không có ý nghĩa tuyệt đối nhưng nó cho ta biết, có thể việc quản lý nền chuồng không tốt, không thông thoáng, độ ẩm quá cao...

31

Bảng 4.3. Kết quả theo dõi nồng độ khí CO2 trong không khí chuồng nuôi (từ tháng 8/2016 đến tháng 7/2017)

Bố trí mô hình 1.Mô hình gà thịt Thí nghiệm 1 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Thí nghiệm 2 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Thí nghiệm 3 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Tổng hợp chung Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) 2. Mô hình gà đẻ Thí nghiệm 1 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Thí nghiệm 2 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Thí nghiệm 3 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Tổng hợp chung Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần)

4.2.3. Nồng độ khí H2S

Để theo dõi, đánh giá nồng độ khí H2S trong KKCN, chúng tôi tiến hành đo không khí như cách đo nồng độ khí CO2. Kết quả phân tích được tổng hợp và trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả theo dõi nồng độ khí H2S trong không khí chuồng nuôi gà trên nền đệm lót sinh học (từ tháng 8/2016 đến tháng 7/2017)

Bố trí mô hình 1. Mô hình gà thịt Thí nghiệm 1 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Thí nghiệm 2 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Thí nghiệm 3 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Tổng hợp chung Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) 2. Mô hình gà đẻ Thí nghiệm 1

Lô TN Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Thí nghiệm 2 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Thí nghiệm 3 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Tổng hợp chung Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần)

Qua kết quả theo dõi bảng 4.4 cho thấy, nồng độ khí H2S ở lô thí nghiệm của cả mô hình gà thịt và gà đẻ đều giảm một cách rõ rệt so với lô đối chứng.

Nồng độ khí H2S ở các lô thí nghiệm luôn duy trì ở mức thấp từ 0,12 – 0,32 ppm, nhỏ hơn nhiều giới hạn cho phép (QCVN 01-15/2010/BNNPTNT: < 5 ppm). Trong khi ở các lô đối chứng, nồng độ khí H2S mặc dù vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng luôn duy trì ở mức khá cao (1,97– 2,55 ppm), và cao hơn rất nhiều lần so với lô thí nghiệm (gấp 7,9 – 16,4 lần). Điều đó chứng tỏ hệ vi sinh vật trong nền đệm lót sinh học hoạt động tốt, đã phân giải phân và chất thải làm giảm mạnh nồng độ khí H2S trong chuồng nuôi.

4.2.4. Nồng độ khí NH3

Tương tự như đối với theo dõi nồng độ khí H2S, để theo dõi, đánh giá nồng độ khí NH3 trong KKCN, chúng tôi tiến hành đo không khí như với theo dõi nồng độ khí CO2 và khí H2S. Kết quả phân tích được tổng hợp và trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả theo dõi nồng độ khí NH3 trong không khí chuồng nuôi gà trên nền đệm lót sinh học (từ tháng

8/2016 đến tháng 7/2017)

Bố trí mô hình 1.Mô hình gà thịt Thí nghiệm 1 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Thí nghiệm 2 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Thí nghiệm 3 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Tổng hợp chung Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) 2. Mô hình gà đẻ Thí nghiệm 1 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Thí nghiệm 2 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Thí nghiệm 3 Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần) Tổng hợp chung Lô TN

Lô ĐC

Chênh lệch (lần)

Qua các đợt thu mẫu, phân tích kết quả cho thấy: nồng độ khí NH3 trong môi trường KKCN ở lô thí nghiệm luôn duy trì ở mức thấp, từ 2,19 ÷3,75 ppm. Trong khi ở lô đối chứng, nồng độ khí NH3 từ 8,25 ÷ 11,25 ppm (P<0,05), cao gấp 3,00 – 4,37 lần so với lô thí nghiệm ở tất cả các tháng theo dõi, và có thời điểm vượt tiêu chuẩn Việt Nam (QCVN 01-15/2010/BNNPTNT: < 10 ppm).

Khí NH3 được hình thành do các vi sinh vật phân giải các hợp chất chứa nitơ có trong phân. Nồng độ khí NH3 trong không khí chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm lớp đệm lót, mức độ vệ sinh chuồng trại, mật độ nuôi, khẩu phần ăn (Kavolelis, 2003). Theo Gurdil et al. (2001), nồng độ NH3 giảm khi nhiệt độ không khí trong chuồng nuôi giảm. Nồng độ NH3 cao hơn khi nhiệt độ không khí từ 25 - 300C.

Navaratnasamy và Fedde (2005) cũng báo cáo rằng, nồng độ NH3 tăng khi độ ẩm không khí trong chuồng nuôi tăng. Điều này giải thích cho việc nồng độ khí NH3 trong môi trường KKCN vào các tháng mùa Hè, mùa Xuân luôn cao hơn các tháng mùa Đông và mùa Thu ở tất cả các lô nghiên cứu.

NH3 sản sinh ra sẽ được các vi sinh vật trong nền chuồng sử dụng như là nguồn dinh dưỡng cung cấp N cho tế bào sinh trưởng và phát triển. Trong nghiên cứu này, lớp đệm lót nền chuồng nuôi của lô đối chứng không được bổ sung chế phẩm vi sinh nên lượng N tồn dư lớn làm cho nồng độ NH3 luôn cao hơn lô thí nghiệm.

Nồng độ NH3 ở lô thí nghiệm giảm thấp hơn rõ rệt so với lô đối chứng cũng cho phép khẳng định, lượng vi sinh vật trong nền đệm lót ở lô thí nghiệm tồn tại nhiều hơn so với lô đối chứng, nên đã phân hủy NH3 để sử dụng N cho mục đích sinh trưởng của tế bào, giúp cho nồng độ NH3 trong chuồng nuôi giảm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ứng dụng chế phẩm đệm lót sinh học vnua biomix trong chăn nuôi gà tại tỉnh hà nam (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w