Để đánh giá xác định sự tồn tại của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis trong nền đệm lót sinh học, chúng tôi tiến hành lấy mẫu đệm lót ở các lô thí nghiệm 4 lần vào các tháng: 9, 12 năm 2016, tháng 3 và 6 năm 2017. Kết quả phân tích cho thấy tất cả 12 mẫu đều tồn tại sự có mặt của chủng vi khuẩn này.
Hình 4.4. Vi khuẩn Bacillus subtilis trên các môi trường nuôi cấy Chủng vi khuẩn Bacillussubtilis tồn tại giúp quá trình phân giải chất thải của gà diễn ra mạnh mẽ, tuy nhiên sự đồng đều của vi khuẩn Bacillussubtilis trong đệm lót phụ thuộc vào thời gian và lứa tuổi gà nuôi.
Đối với gà thịt, ở các tháng nuôi đầu và giữa, gà đảo bới, vận động nhiều nên nền đệm lót sinh học được đảo bới thường xuyên, giúp cho phân và chất thải được vùi lấp tốt, tạo điều kiện cho vi sinh vật phân hủy tốt hơn. Ngược lại, ở tháng nuôi cuối, gà lớn hơn lười vận động nên nền chuồng ít được đảo bới, sự phân bố của vi khuẩn Bacillussubtilis trong đệm lót kém đồng đều hơn.
Đối với gà đẻ, do đặc tính hay bới nên không có sự khác biệt về phân bố của vi khuẩn Bacillussubtilis trong đệm lót theo thời gian nuôi.
Hình 4.5. Vi khuẩn Bacillus subtilis dưới kính hiển vi quang học (X90)
Ở lô đối chứng, các xét nghiệm hầu như ít hoặc không có sự tồn tại của loài
vi khuẩn này.
4.3.2. Kết quả xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí trong lớp đệm lót Số lượng vi khuẩn hiếu khí trong đệm lót nói lên khả năng hoạt động tốt của tập đoàn vi sinh vật hữu ích trong nền đệm lót. Để xác định chỉ tiêu này, chúng tôi tiến hành lấy mẫu như đối với lấy mẫu xác định sự tồn tại của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, đồng thời lấy cả mẫu nền đệm lót ở các lô đối chứng để so sánh. Thời điểm lấy mẫu tháng 9/2016 và tháng 3/2017 gà thịt đang ở tháng tuổi thứ 2, tháng 12/2016 và tháng 6/2017 gà thịt đang ở tháng tuổi thứ 4 chuẩn bị xuất chuồng; gà đẻ vào các tuần tuổi thứ 20, 30, 42 và 52.
Bảng 4.6. Kết quả xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí trong lớp đệm lót
Tên mô hình
1. Mô hình nuôi gà thịt Tuổi gà (tuần)
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 Tổng hợp chung Lô ĐC
2. Mô hình nuôi gà đẻ Tuổi gà (tuần)
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 Tổng hợp chung Lô ĐC
Kết quả phân tích cũng cho thấy tất cả các mẫu đều tồn tại sự có mặt của chủng vi khuẩn này. Số lượng vi khuẩn hiếu khí có trong các mẫu đệm lót sinh học được thể hiện ở bảng 4.6.
Qua kết quả phân tích số lượng vi khuẩn hiếu khí có trong các mẫu đệm lót nền chuồng ở bảng 4.6 cho thấy: số lượng vi sinh vật hiếu khí trong lớp đệm lót ở các lô thí nghiệm luôn cao hơn lô đối chứng và duy trì ổn định qua các tháng nuôi.
Đệm lót sinh học hoạt động tốt, quá trình phân giải phân và chất thải của gà nuôi diễn ra mạnh mẽ ngay sau khi thả nuôi, số lượng tế bào vi sinh vật duy trì khá ổn định qua các tháng nuôi. Tuy nhiên, số lượng vi sinh vật và sự phân bố đồng đều của
vi sinh vật trong nền đệm lót ở mô hình nuôi gà thịt có sự thay đổi theo lứa tuổi gà nuôi, trong khi ở mô hình nuôi gà đẻ không có sự thay đổi nhiều theo thời gian.
Đối với mô hình nuôi gà thịt, ở các tháng tuổi thứ 1- 3, nhờ gà vận động, đảo bới nhiều nên tạo sự tiếp xúc phân bố đồng đều giữa phân, chất thải của gà với vi sinh vật, do đó lượng vi sinh vật luôn duy trì ở mức cao từ 117,3 x106 – 122,5 x106 TB/g. Ở các tháng nuôi cuối, khối lượng cơ thể gà tăng lên, ít vận động đảo bới hơn trong khi lượng chất thải nhiều hơn làm cho nền đệm lót kém tơi xốp, chất thải phân bố không đều nên phần nào làm giảm số lượng vi sinh vật. Tuy nhiên mật độ vi sinh vật vẫn ổn định, đạt 94,0 x106 – 108,6 x106 TB/g, đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của nền đệm lót.
Đối với mô hình nuôi gà đẻ, gà đã trưởng thành, lượng phân, chất thải thải ra ổn định và mật độ nuôi thưa hơn nên không có hiện tượng nền đệm lót bị bết dính, nền đệm lót khá tơi xốp, tạo sự phân bố, tiếp xúc giữa phân, chất thải với vi sinh vật đồng đều nên lượng vi sinh vật theo dõi được khá ổn định theo thời gian nuôi.