Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ứng dụng chế phẩm đệm lót sinh học vnua biomix trong chăn nuôi gà tại tỉnh hà nam (Trang 56 - 61)

Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ nuôi sống của gà trong quá trình thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ nuôi sống của gà thịt

Loại bệnh

Bệnh đường hô

hấp Hội chứng tiêu

chảy

Các bệnh khác

Tổng số Tỷ lệ nuôi sống cả kỳ (%)

Lô thí nghiệm (n = 3.000 con)

97,56

Lô đối chứng (n = 3.000 con)

96,27

43

Theo kết quả theo dõi, tỷ lệ mắc bệnh ở gà thịt của lô thí nghiệm chiếm 4%, trong đó tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy là 2,5% và các bệnh khác như bị què, stress nhiệt là 1,5%, không có con nào mắc bệnh về đường hô hấp. Tỷ lệ gà mắc bệnh ở lô đối chứng là 5,7%, cao hơn 1,42 lần so với lô thí nghiệm, trong đó tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy là 3,1% và tỷ lệ mắc các bệnh khác là 2,6%; cũng không có con nào mắc bệnh về đường hô hấp.

Tỷ lệ chết ở lô đối chứng cao hơn so với lô thí nghiệm (5,25% so với 2,43%

lô thí nghiệm). Ở lô thí nghiệm có 73/3.000 con (chiếm 2,43%) gà chết do mắc hội chứng tiêu chảy, què và stress nhiệt. Ở lô đối chứng, tổng số gà chết là 112/3.000 con, chiếm 5,25%, trong đó chủ yếu là chết do mắc bệnh tiêu chảy, và stress nhiệt. Tỷ lệ nuôi sống của gà ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng 1,29% (97,56% so với 96,27%). Tuy nhiên sự sai khác này là không rõ rệt.

4.5.2. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ sống ở mô hình nuôi gà đẻ

Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ nuôi sống của gà đẻ trong quá trình thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ nuôi sống của gà đẻ Lô thí nghiệm (n = 3.000) Lô đối chứng (n = 3.000) Loại bệnh

Bệnh đường hô hấp Hội chứng tiêu chảy

Các bệnh khác Tổng số

Tỷ lệ nuôi sống cả kỳ (%)

Số con mắc (con)

0 127 77 204

Theo kết quả theo dõi tại bảng 4.11, tỷ lệ mắc bệnh ở gà đẻ của lô thí nghiệm là 6,8%, trong đó tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy là 4,23% và các bệnh khác như bị

què, stress nhiệt là 2,57%, không có con nào mắc bệnh về đường hô hấp.

Tỷ lệ gà mắc bệnh ở lô đối chứng cao hơn 2,38 lần so với lô thí nghiệm, trong đó có 6,15% gà mắc hội chứng tiêu chảy, 4,05% chết do stress nhiệt hoặc mắc các bệnh khác. Đặc biệt, có 6% gà mắc bệnh về đường hô hấp, trong khi ở lô thí nghiệm không phát hiện gà mắc bệnh về đường hô hấp.

Tỷ lệ gà chết ở lô đối chứng cao gấp 2,29 lần so với lô thí nghiệm (5,27% so với 2,3% ở lô thí nghiệm). Ở lô thí nghiệm có tổng số 204/3.000 gà mái chết do mắc hội chứng tiêu chảy, què và stress nhiệt (chiếm 6,8%). Ở lô đối chứng, tổng số gà chết là 158/3.000 con, chiếm 5,27%, trong đó chủ yếu là chết do mắc bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, và stress nhiệt. Những gà mái bị mắc bệnh mặc dù được điều trị khỏi nhưng lại tái phát dẫn đến tình trạng mắc bệnh mãn tính làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ của cả lô. Bệnh đường hô hấp, đặc biệt là hen suyễn không phát hiện thấy ở lô thí nghiệm cho thấy hiệu quả của việc sử dụng nền đệm lót sinh học, đã tạo môi trường có tiểu khí hậu tốt, khô ráo, giảm nồng độ các khí độc hại trong không khí chuồng nuôi, giữ cho chuồng nuôi ấm khi thời tiết lạnh.

Tỷ lệ nuôi sống trung bình của gà mái ở giai đoạn đẻ trứng của lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng 2,97% (97,7% so với 94,73%).

Tuy nhiên sự sai khác này là không rõ rệt.

4.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI VỚI MỘT SỐ NGHIÊN CỨU KHÁC

Kết quả nghiên cứu ứng dụng chế phẩm men vi sinh VNUA Biomix làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ trên địa bàn tỉnh Hà Nam cho thấy phù hợp với các kết quả nghiên cứu về ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà của một số nghiên cứu gần đây.

Kết quả nghiên cứu sử dụng đệm lót nền chuồng lên men vi sinh vật trong chăn nuôi gà đẻ Lương Phượng của Nguyễn Thị Tuyết Lê và cs. (2013) đã chỉ ra rằng:

sử dụng độn lót lên men với chế phẩm vi sinh tổng hợp đã làm giảm độ ẩm không khí chuồng nuôi, giảm nồng độ một số khí độc như CO2 và NH3 rõ rệt so với đối chứng (P<0,05). Các chỉ tiêu về tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn đều không có sự sai khác thống kê so với lô đối chứng. Tuy nhiên, sử dụng độn lót nền lên men với chế phẩm vi sinh tổng hợp đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh rõ rệt so

với lô đối chứng. Từ các kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra kết luận: việc sử dụng chế phẩm vi sinh tổng hợp bổ sung vào độn lót gà đẻ đã làm giảm ô nhiễm trong chuồng nuôi và không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu về năng suất sinh sản.

Kết quả nghiên cứu sử dụng chế phẩm EM (BIO –TMT) làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà tại tỉnh Thái Nguyên của Hoàng Thị Lan Anh cs. (2012) cũng cho thấy kết quả tốt trong việc cải thiện môi trường chăn nuôi, làm giảm mùi hôi của chuồng nuôi. Lượng khí thải NH3 giảm 4,15 - 5,72 lần; khí H2S giảm từ 1,96

– 3,79 lần so với đối chứng. Hàm lượng N, P, K trong phân gà tăng, cụ thể:

Nitơ tổng số tăng 1,30 – 1,91 lần; Photpho tổng số tăng 3,45 - 4,77 lần; Kali tổng số tăng 1,29 – 1,94 lần, điều này làm tăng chất lượng phân bón. Trong khi đó, độ ẩm và hàm lượng các chủng vi sinh vật trong chuồng nuôi lại có xu hướng giảm mạnh. Sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân cao hơn so với đối chứng.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của Đề tài và kết quả của một số nghiên cứu của các tác giả nêu trên đều có nhận định chung là: sử dụng chế phẩm vi sinh vật để làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà làm giảm các khí thải độc hại trong bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi, giảm một số bệnh thông thường trên gà, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm tỷ lệ gà mắc bệnh, tỷ lệ gà chết và tăng năng suất trong chăn nuôi. Đây có thể coi là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ứng dụng chế phẩm đệm lót sinh học vnua biomix trong chăn nuôi gà tại tỉnh hà nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w