Chỉ tiêu về chất lượng của các dòng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tuyển chọn các dòng giống lúa chịu hạn cho vùng không chủ động nước tưới ở tỉnh bình định (Trang 74 - 78)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.7 Chỉ tiêu về chất lượng của các dòng

Chỉ tiêu về chất lượng hạt gạo được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu chiều dài hạt, hình dạng hạt độ bạc bụng, độ trắng bạc…

Thông qua các chỉ tiêu này người ta phân loại bước đầu về phẩm chất gạo để xác định giá trị của hạt gạo trên thị trường.

Qua theo dõi, đánh giá chất lượng gạo của các dòng lúa chịu hạn chúng tôi có những kết quả sau:

Chiều dài hạt gạo của các dòng hầu hết đều có chiều dài hạt ở mức trung bình từ 5,6- 7,0mm. Trong đó dòng có chiều dài hạt dài nhất là DH36 và dòng C1 có chiều dài hạt ngắn nhất. Dòng DH1.1.4 có chiều dài hạt khá 6,8mm.

Dạng hạt của các dòng đều ở dạng trung bình tỷ lệ dài rộng từ 2- 3, chỉ có dòng DH36 ở dạng thon D/R>3.

Độ bạc bụng của các dòng ở trong vụ Đông Xuân đều có tỷ lệ thấp hầu hết ở điểm 0, chỉ có dòng DH137, B2, B4 ở mức điểm 1. Trong vụ Hè Thu đo điều kiện thời tiết và nước tưới nên các dòng đều có độ bạc bụng cao ở mức điểm 1-3. Các dòng DH137, B2, B4, DH71, DH266.1 có độ bạc bụng lớn ở mức điểm 3. Dòng DH1.1.3, DH1.1.4 và đối chứng CH208 có độ bạc bụng thấp ở mức điểm 1.

56

Bảng 4.18 Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo của các dòng trong thí nghiệm Chỉ tiêu STT

Giống

1 DH83.2.4

2 DH23.3.1

3 DH26

4 DH137

5 DH36

6 DH69

7 DH71

8 DH266.2

9 DH255.1

10 DH118.17.2

11 DH1.5.3

12 DH1.1.3

13 DH1.1.4

14 C1

15 B2

16 B3

17 B4

18 C7

19 ĐV108 (Đ/C)

20 CH208 (Đ/C)

(Địa điểm: tại Cát Tường, Phù Cát năm 2016)

Tóm lại: Qua đánh giá bước đầu các chỉ tiêu về chất lượng thấy rằng các dòng lúa trong thí nghiệm thuộc nhóm chất lượng hạt gạo cao là DH36, DH1.1.3,

57

DH1.1.4, DH26.

4.7.2 Chỉ tiêu về sinh hóa hạt gạo của một số dòng triển vọng

Bảng 4.19. Một số chỉ tiêu sinh hóa gạo của các dòng triển vọng Chỉ tiêu

STT

Giống 1

2

3 4 5 6 7

8 ĐV 108 (Đ/C) 9

Hiện nay, phần lớn thị trường nhập khẩu gạo trên thế giới và vùng Châu Mỹ La tinh thích loại gạo có hàm lượng amylose trung bình (21,0- 25,0%). Đối với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước nói chung, ở Bình Định nói riêng phổ biến thích sử dụng loại gạo có phẩm chất cơm mềm, ráo. Kết quả phân tích một vài chỉ tiêu sinh hóa của gạo được trình bày ở Bảng 3.18 chúng ta thấy rằng.

- Hàm lượng protein: Hàm lượng prôtêin có trong hạt gạo chịu ảnh hưởng bởi chế độ phân bón. Nếu khi được bón phân và áp dụng kỹ thuật tiến bộ thì năng suất lúa và cả hàm lượng protein trong hạt cũng sẽ tăng lên, hàm lượng protein của các giống biến động từ 7,7-8,31 %. Giống DH26; DH36 và C7 có hàm lượng protein như nhau (7,7 %), giống C7 có hàm lượng protein 8,31 % - Hàm lượng amylose: Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các giống lúa trong thí nghiệm đều có hàm lượng amylose ở mức trung bình (21,23- 22,65 %). Giống đối chứng có hàm lượng amylose cao nhất 22,65 %.

58

- Độ hóa hồ: Cơm mềm hay cứng có liên quan nhiều đến nhiệt độ hóa hồ.

Gạo có nhiệt độ hóa hồ cao cần nhiều nước và thời gian để nấu lâu hơn là gạo có nhiệt độ hóa hồ thấp hay trung bình. Ở cùng một qui cách nấu chuẩn thì gạo có nhiệt độ hóa hồ cao sẽ có khuynh hướng còn hơi sống sượng. Do vậy, nhiệt độ hóa hồ có tương quan thuận với thời gian cần để nấu cơm chín.

Kết quả phân tích, xác định độ hóa hồ qua độ phân hủy kiềm cho thấy, các giống C7 và CH208 có độ hóa hồ cao, giống DH36 có nhiệt độ hóa hồ trung bình, riêng giống DH26 có độ hóa hồ thấp.

- Độ bền thể gel: Phương pháp đánh giá độ bền thể gel căn cứ trên độ bền của hồ làm từ bột gạo. Hàm lượng amylose quyết định độ mềm, tính dẻo, màu sắc và độ bóng của cơm gạo tẻ. Tuy nhiên, hàm lượng amylose như nhau nhưng có thể khác nhau về độ bền gel. Kết quả phân tích ở bảng 3.18 thấy rằng, độ bền thể gel của các giống trong thí nghiệm đều mềm.

Tóm lại: Qua đánh giá bước đầu các chỉ tiêu về chất lượng hạt gạo và các chỉ tiêu sinh hóa của một số dòng triển vọng cho thấy rằng các dòng lúa trong thí nghiệm thuộc nhóm chất lượng hạt gạo cao là DH36, DH1.1.4, DH26.

59

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tuyển chọn các dòng giống lúa chịu hạn cho vùng không chủ động nước tưới ở tỉnh bình định (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w