Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
4.1.2. Tái cơ cấu đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện Lạng Giang
Trong những năm qua, tình hình phát triển về đầu tư công trong nông nghiệp của huyện Lạng Giang có nhiều sự chuyển biến, thay đổi. Phát huy những lợi thế về điều kiện địa lý, giao thông và hạ tầng kỹ thuật, những năm qua huyện đã triển khai các giải pháp thu hút, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng nông nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển chú trọng vào các mặt đó là thủy lợi, giao thông và điện lưới trên địa bàn. Bên cạnh đó tập trung vào phát triển các hoạt động khuyến nông, thú y và bảo vệ thực vật hỗ trợ phát triển nông nghiệp hiệu quả. Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, thủ tục hành chính trong đầu tư được thực hiện nhanh gọn, nhất là khâu giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất. Quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận các nguồn vốn, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động, đổi mới khoa học công nghệ. Chính vì vậy, trong những năm qua, giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng bình quân 14,4%/năm, cơ cấu giá trị chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng/năm, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.
Qua bảng 4.2 cho thấy sự thay đổi trong việc thực hiện đầu tư công qua từng năm, nhìn chung các hạng mục như: Khoa học công nghệ; Khuyến nông, thú y, BVTV; đầu tư cho lao động nông nghiệp, nông thôn; xúc tiến thương mại, lượng vốn đầu tư đã tăng dần. Cụ thể đối với khoa học công nghệ: năm 2012 giá trị đầu tư là 0,3 tỷ đồng đến năm 2015 tăng lên 1 tỷ đồng, hay đối với công tác xúc tiến thương mại năm 2012 mức giá trị đầu tư là 0,91 tỷ đồng đến năm 2015 tăng lên là 1,6 tỷ đồng. Có thể thấy, cơ cấu đầu tư mặc dù chưa cao, song đã tăng nhanh so với các năm về trước. Riêng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, do các công trình thuỷ lợi lớn, trọng điểm cơ bản đã đầu tư thực hiện vào năm 2012 và năm 2013, nên cơ cấu đầu tư giảm dần, tuy nhiên trong đó đầu tư cho giao thông và điện lưới nông thôn đang tăng nhanh.
Bảng 4.2. Thay đổi về cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp của huyện Lạng Giang (2012-2015)
Chỉ tiêu
1. Cơ sở hạ tầng NN
- Thủy lợi - Giao thông - Điện lưới 2. Khoa hoc CN 3. Khuyến nông, Thú y, BVTV - Khuyến nông - Thú y
- BVTV
4. Lao động NN 5. Xúc tiến TM TỔNG CỘNG
Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của UBND huyện Lạng Giang Với những thay đổi tích cực trong cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp của huyện, địa phương cũng đưa ra những dự kiến thay đổi cơ cấu đầu tư công trong giai đoạn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp 2016 – 2020.
Từ bảng 4.3 cho thấy, do đầu tư cho phát triển thuỷ lợi trong giai đoạn 2011 - 2015 đã khá ổn định, nên trong giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư cho thuỷ lợi sẽ giảm dần. Bên cạnh đó, đầu tư cho giao thông và điện lưới nông thôn vẫn còn nhiều dự án kéo dài đến 2020 do đó cơ cấu vốn có xu hướng tăng lên. Trong giai đoạn từ 2011 - 2015, về cơ bản đã đầu tư hoàn thiện vào chiều rộng trong phát triển và bắt đầu tập trung vào đầu tư sang chiều sâu. Do đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, cơ cấu đầu tư cho khoa học công nghệ; khuyến nông, thú y, BVTV; cơ cấu đầu tư cho lao động nông nghiệp, nông thôn; xúc tiến thương mại sẽ tăng dần lên. Nhìn chung, phương hướng dự kiến đầu tư khá hợp lý, tạo được điều kiện phát triển
58
Bảng 4.3. Dự kiến thay đổi vể cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020
Chỉ tiêu đầu tư
1. Cơ sở hạ tầng NN, NT
Thủy lợi - Giao thông - Điện lưới
2. Khoa học công nghệ
3. Khuyến nông, Thú y, BVTV
- Khuyến nông - Thú y
- BVTV
4. Lao động NN, NT
5. Xúc tiến thương mại
TỔNG CỘNG
Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của UBND huyện Lạng Giang (2015) 4.1.2.2. Kết quả tái cơ cấu đầu tư công trên một số lĩnh vực nông nghiệp trọng tâm tại huyện Lạng Giang
a. Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
Trong những năm qua công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn của huyện Lạng Giang có những thay đổi đáng kể nhất là trong việc xây dựng giao thông nông thôn và thủy lợi nhằm phục vụ phát triển nông thôn mới của huyện nhà.
Bảng 4.4. Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn của huyện Lạng Giang (2012 – 2015)
Chỉ tiêu Thuỷ lợi
- Xây dựng mới - Nâng cấp, sửa chữa - Kiên cố hoá
Xây dựng giao thông nông thôn Xây mới trạm biến áp Nâng cấp, cải tạo trạm biến áp
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lạng Giang
Từ bảng 4.4 cho thấy một số kết quả như sau: Về thuỷ lợi đã đầu tư thực hiện tổng cộng 161 công trình, hiện nước tưới phục vụ sản xuất đã đảm bảo nhu cầu. Về giao thông nông thôn, hiện đã có 18 tuyến đường được đầu tư hoàn thành, tổng chiều dài đạt 338 kilomet, đa số các tuyến đường đều dẫn đến các vùng quy hoạch sản xuất hàng hoá tập trung, thuận lợi cho phát triển sản xuất và tiêu thụ.
Đối với đầu tư phát triển mạng lưới điện, đến năm 2015, tổng số trạm biến áp được xây dựng mới là 7 trạm biến áp và có 27 trạm biến áp được nâng cấp cải tạo.
Nhìn chung, đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại huyện Lạng Giang đã và đang đạt nhiều kết quả tốt từng bước thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ngày càng nâng cao và hiệu quả.
b. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Về giống cây trồng, vật nuôi: Về giống cây trồng, tại địa phương hiện có khoảng trên 65% diện tích lúa, 97% diện tích ngô; 50% diện tích lạc; 95% diện tích đậu tương, đang canh tác theo giống lai mới. Về giống vật nuôi, hiện các giống trâu, bò, lợn, gia cầm được người dân chuộng dử dụng giống địa phương hơn, trong nhân giống mới còn chưa được nhân rộng.
Ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất: Về sản xuất lúa, ngô, trong cày và bừa hiện tại có tới 80% diện tích đất đã được cày và bừa bằng máy. Trong thu hoạch hiện có 02/17 xã, thị trấn thu hoạch bằng máy gặt đập liên hoàn. Đối với cây cam, cây chè, trong chăm sóc, người dân đã đưa máy phun thuốc sâu vào thay thế người, song mức độ còn thấp. Trong chăn nuôi, hiện còn khá thủ công. Nhìn chung, mức độ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất còn thấp.
Ứng dụng công nghệ sinh - hoá học: Ứng dụng chủ yếu được áp dụng trong chăn nuôi. Đối với chăn nuôi lợn, gà hiện đang áp dụng theo hướng an toàn sinh học, đây là phương pháp chăn nuôi an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, ứng dụng còn chưa được nhân ra sử dụng rộng rãi, hiện chỉ có 1/23 xã triển khai ứng dụng.
Công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm: Về chế biến sản phẩm tại địa phương còn chưa thực sự phát triển, đa số chỉ chế biến thô, chưa có chế biến sâu.
Điển hình như: Xay, sát lúa, ngô, chế biến đậu tương.
Ứng dụng quy trình sản xuất tiến bộ: Hiện nay trong một số lĩnh vực địa phương đã và đang ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, đối với trồng trọt gồm có sản xuất rau chế biến, sản xuất nấm; trong chăn nuôi gồm có sản phẩm chăn nuôi lợn, gà đã theo hướng tiêu chuẩn, đảm bảo sản xuất theo
đúng quy trình, đúng kỹ thật và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, các mô hình sản xuất VietGAP còn chưa được nhân rộng.
c. Kết quả thực hiện công tác khuyến nông, thú y và bảo vệ thực vật
Những năm qua, công tác khuyến nông, thú y và bảo vệ thực vật đã và đang được đẩy mạnh, song song với sự tăng cường về đầu tư. Về kết quả thực hiện được tổng hợp như tại bảng 4.5 sau.
Bảng 4.5. Kết quả công tác khuyến nông, thú y và bảo vệ thực vật của huyện Lạng Giang (2012 – 2015)
Chỉ tiêu 1. Khuyến nông
Số lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Số lượt người tham dự 2. Thú y
Luợt tiêm phòng vắc xin Giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm
Công tác tiêu độc, khử trùng phòng bệnh
3. BVTV
Số lớp tập huấn sử dụng thuốc BVTV
Số người tham gia
Từ bảng 4.5 cho thấy, qua các năm, với sự tăng cường về đầu tư, công tác khuyến nông được đẩy mạnh, các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và lượt người tham dự đã tăng dần lên, trong đó nhiều hộ nghèo, phụ nữ, các hộ trong quy hoạch sản xuất hàng hoá đã được chuyển giao kỹ thuật. Về công tác thú y, việc kiểm soát, phòng và chống các dịch bệnh hại đối với gia súc, gia cầm được quan tâm sát sao, hằng năm số lượt tiêm phòng được đẩy mạnh, tuy nhiên do quá tải trong quản lý, trong kiểm soát giết mổ và vận chuyển gia súc, gia cầm còn chưa ổn
kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo trong sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
61
d. Thay đổi về cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn
Từ năm 2012 đến 2014, các giải pháp về lao động đã được phê duyệt lồng ghép với khoảng 150 dự án, đã giải quyết việc làm mới được cho 5561 lao động.
Bảng 4.6. Lao động phân công theo các nhóm ngành sản xuất nông nghiệp năm 2015
Chỉ tiêu
Trồng trọt, chăn nuôi Thuỷ sản
Lâm nghiệp Tổng cộng
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang Từ bảng 4.6 cho thấy, lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chiếm 95,98% tổng lao động nông nghiệp. Nghiên cứu cho thấy, sự phân công giữa các lĩnh vực trong nông nghiệp chỉ mang tính chất tương đối, do sản xuất nông nghiệp còn chưa chuyên môn hoá, hiện đại, điều này gây nhiều khó khăn trong quy hoạch sản xuất hàng hoá tập trung.
Bảng 4.7. Tình hình về tay nghề lao động nông nghiệp, nông thôn năm 2015
Chỉ tiêu
Chưa qua đào tạo Cao đẳng
Đại học trở lên Tổng cộng
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện Lạng Giang Qua bảng 4.7 cho thấy, mặc dù đã đẩy mạnh đào tạo, tập huấn và chuyển giao khoa học công nghệ và kỹ thuật, tuy nhiên tay nghề lao động tại địa phương còn rất thấp. Theo thống kê ước tính, đến năm 2015, lao động nông nghiệp, nông thôn chưa qua đào tạo, lao động chưa có chứng chỉ chiếm tới 93,24%. Bởi lẽ đó, đây là vấn đề khó khăn trong triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
62
e. Tình hình về xúc tiến thương mại trong nông nghiệp
Để nâng cao cạnh tranh trên thị trường và gìn giữ các đặc sản nông sản, địa phương đã có nhiều dự án, chương trình xây dựng và quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, đến nay đã đạt được một số kết quả.
Bảng 4.8. Tình hình xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Chỉ tiêu
1. Sản phẩm đã có nhãn hiệu
2. Sản phẩm đang xây dựng nhãn hiệu
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lạng Giang Từ bảng 4.8 cho thấy, địa phương đã tiến hành xây dựng được 01 nhãn hiệu cho các sản phẩm từ trồng trọt đó là sản phẩm nấm Lạng Giang và đang thực hiện xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm chanh đào. Hiện nay, công tác xúc tiến tiêu thụ tại địa phương rất được chú trọng, từ năm 2011, địa phương đã tiến hành nghiên cứu và lựa chọn các sản phẩm có ưu thế và xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm. Trong đó:
Đối với sản phẩm nấm: Sản xuất đã gắn với định hướng thị trường, kênh phân phối nấm và chuỗi giá trị nấm hiện đã được xây dựng và cơ bản hoàn thiện.
Đối với sản phẩm chanh đào được đưa vào trồng trên địa bàn xã Tiên Lục từ trước năm 2010 đến nay diện tích cây chanh đào đã được mở rộng ở 03 xã (Tiên Lục, Tân Thanh, Hương Lạc) với tổng diện tích khoảng 60 ha. Hiệu quả kinh tế 01 ha chanh đào sau 03 năm kiến thiết cơ bản cho thu từ 120-150 triệu/ha/năm. Mục tiêu trong thời gian tới sẽ mở rộng diện tích chanh đào thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung ở 03 xã nêu trên với diện tích từ 90-110 ha và đến năm 2018 sẽ xây dựng nhãn hiệu chanh đào Lạng Giang.
Đối với các sản phẩm trọng tâm khác: Hiện tại, xúc tiến tiêu thụ vẫn đang được đẩy mạnh, chuỗi giá trị hiện đang được nghiên cứu và dự kiến hoàn thiện vào năm 2016.