Tái cơ cấu giữa các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp của huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 80 - 96)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

4.1.3. Tái cơ cấu giữa các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp của huyện Lạng Giang

Sau khi triển khai các giải pháp tái cơ cấu, kết quả sản xuất của các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp của huyện Lạng Giang những năm qua đã thay đổi và có những tăng trưởng đáng kể như sau:

Bảng 4.9. Tình hình trước và sau khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp

Chỉ tiêu

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thuỷ sản Dịch vụ NN

Tổng

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lạng Giang Từ bảng 4.9 cho thấy, về cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, sau khi tái cơ cấu, tỷ trọng trồng trọt vẫn ở mức cao nhất do đây là nhóm ngành chủ đạo vẫn được ưu tiên đẩy mạnh giảm nhẹ còn 54,10% (2015). Tỷ trọng chăn nuôi có xu hướng tăng nhanh từ 24,94% (2013) đạt khoảng 31,54% (2015) do thuận lợi trong mở rộng quy mô. Về lâm nghiệp, với chu kỳ thu hoạch cây rừng dài (bình quân 7 năm) do đó giá trị sản xuất không ổn định tỷ trọng có xu hướng giảm nhẹ, đạt 13,05% (2013) giảm còn 10,93% (2015). Về tỷ trọng tiểu ngành thuỷ sản, những năm gần đây chưa chiếm đến 2% (cao nhất vào năm 2013 chiếm khoảng 3%) nguyên nhân do địa phương không có nhiều thế mạnh về thuỷ sản, mặt khác sản lượng thuỷ sản khai thác từ tự nhiên đang có dấu hiệu giảm sút do khai thác với tần suất khá cao, trong khi sản lượng thuỷ sản tự sản xuất còn chưa cao.

Bên cạnh đó đứng trước nhu cầu thực tế phát triển, nhu cầu dịch vụ trong ngành nông nghiệp cũng dần xuất hiện đa dạng hơn, những năm gần đây dịch vụ nông nghiệp đã phát triển mạnh, tỷ trọng và giá trị sản xuất từ dịch vụ nông nghiệp cũng gần tương tương so với thuỷ sản.

Nhìn chung, sự thay đổi cơ cấu cho thấy ngành chăn nuôi đang khá phát triển, bên cạnh đó trồng trọt với vai trò khá lớn về cơ cấu tuy nhiên lại đang tăng trưởng chậm dần. Sự thay đổi cơ cấu từ trồng trọt sang chăn nuôi theo mục tiêu tái cơ cấu nhìn chung đã khá hợp lý. Tuy nhiên, với thế mạnh lớn từ trồng trọt, địa phương nên xem xét về yếu tố khoa học công nghệ để tối đa hoá giá trị sản xuất của tiểu ngành. Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn nữa tới sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản và lĩnh vực mới như dịch vụ nông nghiệp.

a. Tình hình tái cơ cấu ngành trồng trọt tại huyện Lạng Giang

* Thay đổi về diện tích, sản lượng và năng suất các nhóm cây trồng chủ yếu Tái cơ cấu với các can thiệp từ đầu vào, bên cạnh đó với sự điều tiết từ thị trường, sẽ có những tác động nhất định đối với đầu ra các tiểu ngành, trong đó đối với trồng trọt, sự thay đổi này có tác động tới cả diện tích, sản lượng và năng suất của cây trồng. Qua bảng 4.10 có thể thây: Đối với nhóm cây lương thực hàng năm: Năm 2015, tổng diện tích lúa đạt khoảng 14757 ha, năng suất đạt 59,6 tạ/ha, sản lượng đạt 84044 tấn; diện tích tăng 49 ha, sản lượng tăng 896 tấn so với năm 2012. Về cây ngô, năm 2015, diện tích khoảng 1.442 ha, so với năm 2012, diện tích tăng khoảng 14 ha, sản lượng tăng 164 tấn.

Đối với nhóm cây công nghiệp hằng năm: Năm 2015, cây mía trồng trên 61 ha, sản lượng đạt 2510 tấn, so với năm 2012 diện tích tăng 16 ha, sản lượng tăng 661 tấn; Đối với cây lạc và cây đậu tương diện tích năm 2015 đạt lần lượt là 972 ha so với năm 2012 diện tích giảm và biến động không đều, do canh tác tự phát của người dân.

Đối với nhóm cây ăn quả: Đối với cây vải và cây nhãn, diện tích năng suất và sản lượng không có biến động nhiều. Năm 2015, diện tích trồng vải là 1570 ha, cho sản lượng là 6968 tấn so với năm 2012 diện tích tăng 63 ha nhưng sản lượng giảm 1667 tấn.

*Thay đổi về cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm cây trồng

Từ sự thay đổi về diện tích, năng suất và sản lượng các nhóm cây trồng qua các năm, kéo theo đó, cơ cấu giá trị sản xuất của từng cây trồng cũng có những biến động tương ứng. Qua bảng 4.11 cho thấy, giá trị sản xuất của nhóm cây trồng qua các năm đều tăng lên, dẫn đầu là tỷ trọng của nhóm cây trồng hằng năm.

Trong đó: Đối với từng loại cây trồng, trong nhóm cây hàng năm, giá trị sản xuất từ cây lúa là cao nhất, và khá ổn định, năm 2015 giá trị sản xuất tăng lên và đạt 17,9 tỷ đồng, cơ cấu đạt 22,3% tổng cơ cấu trồng trọt, so với 2012 giảm khoảng 3,5 %, do sự đa dạng hoá và phát triển mạnh của các cây trồng khác.

Đối với các loại cây trồng trong nhóm cây lâu năm cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Điển hình là cây vải giá trị sản xuất từ cây vải tăng cao từ 3,5 tỷ đồng (2012) và đạt 4,5 tỷ đồng (2015). Về cây trồng khác, giá trị sản xuất từ nhóm cây trồng này có xu hướng tăng lên qua các năm, mặc dù giá trị sản xuất còn thấp, tuy nhiên rất có tiềm năng phát triển và góp phần đa dạng hoá cơ cấu cây trồng.

Bảng 4.10. Kết quả sản xuất trồng trọt của huyện Lạng Giang qua 4 năm (2012-2015)

Tổng số

1. Nhóm cây hàng năm Lúa

Ngô Sắn Mía

Lạc, đậu tương Rau đậu các loại 2. Nhóm cây lâu năm Cây vải

Cây nhãn

3. Cây trồng khác

Bảng 4.11. Cơ cấu giá trị các cây trồng chủ yếu tại huyện Lạng Giang qua 4 năm (2012-2015)

Chỉ tiêu

Tổng GTSX 1. Cây hàng năm - Cây lúa

- Cây ngô - Cây sắn - Cây mía - Cây lạc - Cây đậu tương - Rau, đậu các loại 2. Nhóm cây lâu năm - Cây vải - Cây nhãn 3. Cây trồng khác

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lạng Giang Nhìn chung, sau khi thực hiện tái cơ cấu. Về xu hướng thay đổi cơ cấu, xét theo nhóm cây trồng: Cơ cấu giá trị sản xuất của nhóm cây hằng năm đang chuyển dịch dần sang đối với nhóm cây lâu năm. Xét theo loại cây trồng cụ thể: Cơ cấu giá trị sản xuất từ cây lúa, cây ngô, cây lạc, đậu tương, cây rau đậu, cây nhãn và cây vải đang có xu hướng giảm dần, tương ứng với đó, cơ cấu giá trị sản xuất từ cây cam, cây chè và cây mía đang có xu hướng tăng dần qua các năm, điều này do một phần do điều tiết từ thị trường, một phần do khai thác tốt lợi thế, thế mạnh của các cây trồng. Với giá trị sản xuất hàng năm vẫn đảm bảo tăng, bên cạnh đó, cơ cấu giá trị sản xuất có sự thay đổi thuận lợi đối với các nhóm cây trồng có thế mạnh, bước đầu trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là tái cơ cấu

67

b. Tình hình tái cơ cấu ngành chăn nuôi tại huyện Lạng Giang

Tình hình chăn nuôi trâu bò trên địa bàn huyện qua các năm có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân do, hiện nay các bãi chăn thả trâu bò trước đây đều là diện tích đất lâm nghiệp, nay đã chuyển đổi sản xuất nên bị thu hẹp, ngoài ra còn thiếu diện tích đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

Bên cạnh đó, lượng chăn nuôi lợn và gia cầm có xu hướng tăng dần về số lượng và cho sản lượng tương đối cao, góp phần nâng cao hiệu quả và thu nhập của người dân trong những năm gần đây.

Bảng 4.12. Kết quả chăn nuôi tại huyện Lạng Giang (2012-2015) Chỉ tiêu

1. Số lượng - Trâu - Bò - Lợn - Dê - Gia cầm Trong đó:

Vịt, ngan ngỗng 2. Sản lượng

Thịt trâu hơi xuất chuồng Thịt bò hơi xuất chuồng Thịt lợn hơi xuất chuồng Thịt gia cầm giết bán Trứng

Qua bảng 4.12 chăn nuôi lợn và gia cầm qua các năm có xu hướng phát triển tốt, tổng số đàn lợn khá lớn, đàn gia cầm có xu hướng tăng nhanh. Sản lượng thịt lợn và gia cầm tăng dần qua các năm. Điều này do, nhu cầu thị trường về thịt lợn và gia cầm đang ngày dần cao, lựa chọn chăn nuôi lợn và gia cầm cũng dễ hơn so với chăn nuôi trâu bò về chuồng trại và thức ăn, do đó chăn nuôi lợn, gia cầm thu hút được nhiều hộ sản xuất hơn.

Như vậy, trước sự thực trạng đối với chăn nuôi , địa phương nên có những phương án tốt hơn nhằm đảm bảo số lượng đàn trâu và đàn bò.

* Những thay đổi về cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi

Cơ cấu giá trị các vật nuôi qua các năm được thể hiện như tại bảng 4.13.

Qua bảng 4.13 cho thấy, nhìn chung, sau khi tái cơ cấu, cơ cấu giá trị sản xuất có sự chuyển dịch từ chăn nuôi trâu, bò sang chăn nuôi lợn, gia cầm và các vật nuôi khác. Nguyên nhân tương tự như sự tăng giảm số lượng vật nuôi như trên. Đối với nhóm vật nuôi khác, trong thời gian gần đây nhiều hộ thực hiện nuôi nhím, dê, các vật nuôi hoang dã, bước đầu có kết quả tốt, giá trị sản xuất tăng cao, tuy nhiên còn chưa ổn định trên thị trường.

Như vậy, bên cạnh sự gia tăng về chăn nuôi lợn và gia cầm, địa phương nên có biện pháp giải quyết đối với chăn nuôi trâu và bò, ngoài ra cần quan tâm hơn đối với chăn nuôi các nhóm vật nuôi mới và có những biện pháp quản lý sát sao hơn.

Bảng 4.13. Thay đổi về cơ cấu giá trị vật nuôi huyện Lạng Giang qua các năm

Chỉ tiêu

Tổng GTSX Trâu bò Lợn Gia cầm Vật nuôi khác

c. Tái cơ cấu ngành thủy sản của huyện Lạng Giang

Đối với việc nuôi trồng thủy sản của huyện Lạng Giang, đến năm 2015, tổng diện tích nước mặt nuôi thả cá đạt khoảng 1.003 ha tăng 64 ha so với năm 2012

69

Bảng 4.14. Diện tích nuôi trồng thủy sản qua 4 năm (2012 – 2015)

Chỉ tiêu

Tổng diện tích

1. Phân theo loại thủy sản Tôm

Thủy sản khác

2. Phân theo phương thức nuôi Diện tích nuôi bán thâm canh Diện tích nuôi quảng canh

Phân theo loại thủy sản chia ra làm tôm, cá và các thủy sản khác thì diện tích nuôi trồng tương đương nhau, còn phân theo diện tích nuôi thì chủ yếu nuôi theo hình thức bán thâm canh và quảng canh là chiếm đa phần diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện. Qua bảng 4.14 đến năm 2015 có 433 ha diện tích thủy sản nuôi bán thâm canh và 570 ha diện tích thủy sản nuôi quảng canh.

Sản lượng thủy sản của huyện Lạng Giang đến năm 2015 có 3336 tấn thủy sản được nuôi trồng và khai thác tăng 748 tấn so với năm 2012. Qua bảng 4.15 cho thấy, tổng diện sản lượng thủy sản qua các năm có xu hướng tăng, do nhiều hộ đã và đang tận dụng, cải tạo thêm diện tích nuôi, thả cá. Về các nhóm cá chính, qua các năm không có sự thay đổi nhiều, do các hộ có thói quen thường nuôi một vài giống cá quen thuộc từ năm này sang năm khác. Chủ yếu thủy sản nuôi trồng là tôm và cá, trong đó năm 2015 sản lượng cá đạt được là 3038 tấn tăng 801 tấn so với năm 2012.

Bên cạnh đó phân theo khai thác và nuôi trồng thì chủ yếu phần lớn thủy sản là được nuôi trồng chiếm 2842 tấn, ít được khai thác tự nhiên. Hiện nay, điều kiện nuôi thuỷ sản hiện tại rất khó đa dạng hoá giống thuỷ sản. Nhìn chung sự thay đổi trong lĩnh vực thuỷ sản còn chậm, do còn chưa có những chính sách thực sự khuyến khích được người nuôi thuỷ sản. Từ đó, địa phương cần có những biện pháp quan tâm sát sao hơn.

Bảng 4.15. Sản lượng nuôi trồng thủy sản qua 4 năm (2012 – 2015)

Chỉ tiêu Tổng số

Phân theo loại thủy sản Tôm

Thủy sản khác

Phân theo khai thác, nuôi trồng Khai thác

Nuôi trồng

Nguồn: Phòng Nông nghiệp& PTNT huyện Lạng Giang

* Thay đổi giá trị cơ cấu thủy sản của huyện Lạng Giang

Cơ cấu giá trị thủy sản qua các năm được thể hiện qua bảng 4.16. Qua bảng 4.16 nhìn chung sau khi thực hiện tái cơ cấu, giá trị thủy sản có xu hướng tăng dần qua các năm.

Bảng 4.16. Thay đổi về cơ cấu giá trị thủy sản tại huyện Lạng Giang qua các năm

2012

Chỉ tiêu GTSX

(tỷ đồng)

Tổng số 4,6

Khai thác 1,5

Nuôi trồng 3,1

Năm 2015 giá trị sản xuất thủy sản là 13,6 tỷ đồng tăng 19 tỷ đồng so với năm 2012. Trong đó, giá trị thủy sản khai thác là 1,8 tỷ đồng chiếm 13,2% tổng giá trị sản xuất năm 2015, giá trị thủy sản nuôi trồng là 11,8 tỷ đồng chiếm 86,8% giá trị sản xuất năm 2015. Cho thấy, hiện nay chủ yếu thủy sản được nuôi trồng và ít khai thác từ tự nhiên.

d. Tình hình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện

* Tình hình trồng, giao đất giao rừng

Qua bảng 4.17 cho thấy, về trồng rừng, tổng diện tích rừng trồng hàng năm có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân do công tác giao đất rừng cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất theo chủ trương còn chậm so với quy hoạch, mặt khác chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, hộ trồng rừng, mới chỉ có trong gần đây do đó chưa có những kết quả lớn.

Về bảo vệ rừng, đối với rừng trồng do giao khoán nên bảo vệ khá tốt, đối với rừng tự nhiên diện tích bảo vệ hàng năm có xu hướng giảm xuống, do diện tích rừng tự nhiên lớn, khó khăn trong quản lý. Đối với khoanh nuôi tái sinh rừng, diện tích hàng năm được duy trì đều và ổn định.

Nhìn chung, theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm, trong quản lý trồng rừng và bảo vệ rừng đã đạt mức kế hoạch. Tuy

nhiên, xem xét trên cả giai đoạn công tác trồng và bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, địa phương nên có những biện pháp giải quyết tình hình trên.

Bảng 4.17. Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu, tình hình giao đất, giao rừng Chỉ tiêu

1. Trồng rừng tập trung 2. Trồng cây phân tán 3. Chăm sóc rừng 4. Gỗ tròn khai thác 5. Củi khai thác

Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Lạng Giang

* Thay đổi giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp

Trong những năm qua, cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đã có nhiều sự thay đổi. Qua bảng 4.18 cho thấy, qua các năm, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp có xu hướng giảm dần. Trong đó giá trị sản xuất đối với lĩnh vực trồng và chăm sóc rừng năm 2015 đem lại 6 tỷ đồng chiếm 10,3 % giá trị sản xuất giảm 0,8

% so với năm 2012. Giá trị sản xuất của việc khai thác gỗ và lâm sản chiếm đa phần năm 2015 lầ 49,1 tỷ đồng chiếm 84,5% tổng giá trị sản xuất.

Bảng 4.18. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (2012 – 2015)

Chỉ tiêu

Tổng giá trị sản xuất

Trồng và chăm sóc rừng

Khai thác gỗ và lâm sản khác

Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác Dịch vụ lâm nghiệp

Hiện nay, tại địa phương sản xuất lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào một số cây trồng như: Cây keo lai, keo tai tượng, cây mỡ, cây lát, thông. Đối với cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp, hiện nay có khoảng 80% diện tích trồng rừng hàng năm và ước khoảng 80% đất sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là trồng cây keo lai, còn lại là các nhóm cây trồng khác, do cây keo lai khá dễ chăm sóc và phát triển, phù hợp với đất lâm nghiệp tại địa phương nên được phát triển mạnh. Tuy nhiên, cũng từ đó, cơ cấu cây trồng lâm nghiệp tại địa phương khá đơn điệu, giá trị sản xuất lâm nghiệp phụ thuộc vào chủ yếu một vài nhóm cây trồng nên dễ bị ảnh hưởng.

Qua phỏng vấn một số nội dung được thể hiện như tại hộp 4.5.

Hộp 4.5. Giống Cây lâm nghiệp còn hạn chế về chủng loại và chất lượng Cơ cấu cây trên đất lâm nghiệp của địa phương hiện nay khá đơn điệu, chủ yếu là các cây như: Cây bạch đàn, keo lai... Trong đó có tới 80% diện tích đất rừng sản xuất và đất trồng rừng hằng năm là trồng cây chất lượng cây gỗ chưa hiệu quả nên sản xuất lâm nghiệp còn nhiều hạn chế.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Hoàng Văn Sơn - Chuyên viên Phòng NN & PTNT huyện Lạng Giang lúc 9h00 ngày 10 tháng 12 năm 2015 tại UBND huyện Lạng Giang

Như vậy, hiện nay cơ cấu cây trồng lâm nghiệp tại địa phương còn chưa thực sự đa dạng, bên cạnh đó chu kỳ khai thác còn dài, chưa hiệu quả so với chu kỳ khai thác 5 năm. Do vậy, sản xuất lâm nghiệp cũng có những ảnh hưởng, sản phẩm lâm nghiệp khó nâng cao về giá trị gia tăng. Trước tình hình trên, địa phương nên có những biện pháp khắc phục kịp thời.

e. Tình hình phát triển về công nghiệp chế biến và ngành nghề nông nghiệp, nông thôn tại huyện Lạng Giang

Theo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, vai trò của công nghiệp chế biến (sau thu hoạch) là rất quan trọng. Những năm qua, thực hiện tái cơ cấu địa phương liên tục có các chính sách thu hút đầu tư, phát triển lĩnh vực này, kết hợp với phát triển các ngành nghề nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, kết quả đạt được như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 80 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w