Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 118 - 122)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

4.3.6. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất

Với mục tiêu đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp của huyện nhà, trong thời gian tới cần phải có những giải pháp cụ thể như sau:

- Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là đối với một số sản phẩm có giá trị hàng hóa cao là lợi thế của huyện, đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; tăng cường sự liên kết, tham gia của các tổ chức xã hội (Hội nông dân, Hiệp hội ngành hàng,…).

- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; đổi mới và nâng cao hiệu quả, trách nhiệm của các Công ty TNHH MTV. KTCTTL thủy lợi.

- Củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, chú trọng phát triển các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động sản xuất gắn với cung ứng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp theo chuỗi giá trị sản phẩm từ cung cấp dịch vụ đầu vào đến chế biến và phát triển thị trường, hỗ trợ tín dụng nội bộ cho các thành viên). Phát triển các hợp tác xã, tổ đội sản xuất, khai thác thủy sản; khuyến khích phát triển mô hình đồng quản lý nguồn lợi ven bờ,…

- Từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức, hướng dẫn chuyển đổi và xây dựng các mô hình hợp tác xã theo luật Hợp tác xã năm 2012; hỗ trợ, nâng cao năng lực quản lý và hoạt động của các HTX và THT nông nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ nông nghiệp đầu vào, chế biến nông sản và tiếp cận thị trường cho các thành viên.

- Đẩy mạnh và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế trang trại theo quy mô phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của các chủ trang trại; khuyến khích và tạo điều kiện để các trang trại nhỏ cùng loại hình gắn kết lại với nhau trong tổ chức tiêu thụ nông sản.

- Tăng cường sự tham gia của Hội nông dân, vai trò của các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội sản xuất; phát triển kinh tế hộ, hỗ trợ các hộ sản xuất áp dụng khoa học công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất trên cơ sở triển khai có hiệu quả liên kết 4 nhà, sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu...

Để thực hiện hiệu quả giải pháp trên cần có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, chỉ đạo các phòng chuyên môn: Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện, Phòng Kinh tế &hạ tầng huyện... phối hợp với các cơ quan ban ngành đoàn thể như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm khuyển khích các tổ chức phát triển sản xuất theo hướng sân xuất hàng hóa, chuyển đổi phát triển cac sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, tích cực tham gia sản xuất có hiệu quả góp phần đẩy mạnh kinh tế của địa phương.

4.3.7. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm

- Rà soát chức năng nhiệm vụ của các đơn vị để xác định nhiệm vụ hành chính chủ yếu; bổ sung những thiếu sót, xoá bỏ trùng lặp trong chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức thuộc ngành.

- Đánh giá lại cơ cấu tổ chức của ngành, từ tỉnh đến huyện, thành phố với việc xác định rõ các chức năng chính và chức năng bổ sung; sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đảm bảo sự chỉ đạo nhanh nhạy, thông suốt, chủ động và hiệu quả.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; triệt để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho giải quyết nhanh các yêu cầu và đáp ứng có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực khác.

- Tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với vật tư, sản phẩm nông lâm, thủy sản, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu.

4.3.8. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Qua nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua, tại địa phương đã áp dụng nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất kết hợp với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Việc triển khai các chính sách đã đem lại những

kết quả bước đâu, gặt hái được nhiều thành tựu, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế nhất định. Xuất phát từ thực trạng, có thể hoàn thiện về cơ chế, chính sách với những biện pháp như:

Đối với trồng trọt, hiện nay các hộ đang chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ, do đó mức hỗ trợ trung bình trên một đơn vị diện tích còn thấp, chưa tạo được động lực khuyến khích. Như vậy, mức hỗ trợ khuyến khích phát triển trồng trọt nên chi tiết và bám sát hơn theo tình hình của các hộ, đối với hỗ trợ thực hiện các khu sản xuất hàng hoá, việc khó khăn trong vấn đề ngân sách hỗ trợ, địa phương có thể xem xét đến phương án xã hội hoá, hiện nay có rất nhiều lĩnh vực đã tiến hành xã hội hoá thành công. Ngoài ra, hiện đối với một số nhóm cây trồng chủ đạo như cam sành, cây chè chính sách hỗ trợ vay vốn mở rộng sản xuất đã có, song chưa có những hỗ trợ khác như về thiệt hại mùa màng, giống hay phân bón,... Các hỗ trợ trên chủ yếu tập trung đối với cây lúa và ngô.

Đối với chăn nuôi, hỗ trợ trong chăn nuôi hiện đang rất khó khăn, do giá trị vật nuôi như trâu, bò, lợn có chất lượng thì khá cao. Để những hỗ trợ có hiệu quả hơn, nên tăng cường thu hút và lồng ghép với thực hiện các chương trình, dự án, tranh thủ các nguồn có thể hỗ trợ đối với chăn nuôi. Bên cạnh đó, hiện hỗ trợ chăn nuôi chủ yếu đang áp dụng đối với những hộ nằm trong vùng quy hoạch, một số hộ nằm ngoài vùng có mong muốn phát triển nhưng còn chưa được hỗ trợ. Đối với nhóm đối tượng này, nên có những đánh giá riêng và tạo điều kiện phát triển cho hộ.

Về lĩnh vực thuỷ sản, hiện tiêu chuẩn hỗ trợ chỉ áp dụng đối với các hộ có diện tích nuôi, thả cá lớn. Trong hỗ trợ, nên xem xét về tiêu chí này để đảm bảo các hộ có thể được hưởng chính sách ở mức hợp lý. Bên cạnh đó, có thể thúc đẩy các hộ thành lập các tổ hợp tác, tổ sản xuất như mô hình đang áp dụng đối với trồng trọt và chăn nuôi, như vậy có thể tranh thủ được ưu đãi lớn từ chính sách hỗ trợ phát triển thuỷ sản.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, hiện tại chỉ có chính sách ưu đãi vốn đối với các hộ có trang trại lâm nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều hộ trồng rừng với quy mô lớn, song lại không có tiêu chuẩn chứng nhận trang trại. Các chính sách hỗ trợ cụ thể đối với phát triển lâm nghiệp thì hiện tại còn chưa có. Để có

thể phát triển tốt về thế mạnh lâm nghiệp nên có những nghiên cứu cụ thể và kèm theo những chính sách hỗ trợ lĩnh vực này tốt hơn.

Bên cạnh đó, địa phương nên nghiên cứu thêm trong đổi mới về phương thức hỗ trợ cho người nông dân, điển hình như: “Giúp nông dân, nhất là vùng sâu và xa, xóa đói giảm nghèo thông qua các dịch vụ khuyến nông, trợ giúp phát triển nhân lực, nâng cao năng suất nông nghiệp và phát triển hạ tầng để có thể tự đảm bảo cuộc sống của mình. Hay giúp nông dân ở các vùng sản xuất hàng hóa nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đa dạng hóa cây trồng nhằm thích ứng với những thay đổi của thị trường. Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp đối với nông dân.

Qua phân tích về yếu tố ảnh hưởng cũng cho thấy, hệ thống chính sách nông nghiệp có ảnh hưởng nhiều đến thực hiện tái cơ cấu. Trong đó, yếu tố về sự đổi mới và đột phá trong chính sách là rất quan trọng, hiện nay phương châm đổi mới của địa phương đặt ra đang được thực hiện khá tốt. Do vậy trong hoàn thiện chính sách địa phương nên đẩy mạnh thực hiện những điểm mạnh này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w