Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hòa bình (Trang 97 - 101)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN TẠI

4.2.1. Các yếu tố khách quan

Việc cải thiện môi trường pháp lý, đặc biệt là môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp là vấn đề cấp bách không chỉ đối với riêng tỉnh Hòa Bình và cũng không chỉ riêng với ngành ngân hàng. Các thủ tục hành chính còn rườm rà, các văn bản, quy định có liên quan đến việc thu hút vốn đầu tư còn nhiều thiếu sót, hạn chế...

Hộp 4.1. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về môi trường pháp lý

“Môi trường pháp lý, chính sách tiền tệ của Ngân hàng đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách tín dụng đều có liên quan và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên các năm gần đây, do hệ thống Luật pháp cũng như các chính sách tiền tệ của Nhà nước là khá phù hợp, ổn định được nền kinh tế vĩ mô kiềm chế được lạm phát, tạo môi trường kinh doanh ổn định cho nền kinh tế.”

Nguồn: Phỏng vấn ông Phạm Kiên Cường - Giám đốc Agribank - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình ngày 18/4/2018.

Qua phỏng vấn cho thấy. Môi trường pháp lý có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, việc môi trường pháp lý ổn định như hiện nay thì yếu tố môi trường pháp lý không ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình.

Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ Agribank - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn

STT Đơn vị

1 Hội sở

2 Nhóm 1 (Phương Lâm, Sông Đà)

3 Nhóm 2 (Lương Sơn, Kỳ Sơn)

4 Nhóm 3 (Tân Lạc, Lạc Sơn)

Tổng

Nguồn: Kết quả điều tra (2017)

Đánh giá của cán bộ Agribank - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn cụ thể như trên.

4.2.1.2. Môi trường kinh tế

Kinh tế, xã hội trong nước tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tái cơ cấu trong một số ngành, lĩnh vực còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra. Chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ, đầu tư tín dụng trong khi Agribank không nới lỏng điều kiện vay vốn.

Trong bối cảnh chung của cả nước, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hòa Bình có bước phục hồi nhưng sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tăng trưởng nhưng chưa cao... Nguyên nhân do điểm xuất phát nền kinh tế của Tỉnh còn thấp; doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp còn yếu, chưa có chiến lược sản xuất hàng xuất khẩu làm hạn chế các hoạt động thương mại của tỉnh...

Qua bảng 4.15. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến huy động vốn cho thấy, ảnh hưởng của môi trường kinh tế đối với huy động vốn.

được các cán bộ, nhân viên Agribank - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình đánh giá mức có tỷ lệ tác động thứ hai, tức là cao hơn so với môi trường pháp lý và thấp hơn ảnh hưởng của thói quen, tâm lý tiêu dùng.

Hiện nay với sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác đã làm cho môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng trở lên khốc liệt hơn. Sức ép cạnh tranh từ các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, với tiềm năng về vốn, công nghệ, trình độ cán bộ nhân viên là rất lớn. Ngoài ra sự cạnh tranh của các tổ chức phi Ngân hàng trong việc thu hút vốn trong dân bằng nhiều hình thức có tính hấp dẫn cao như loại hình tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa... đã làm mất đi sự độc quyền của Ngân hàng trong lĩnh vực tiền tệ. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài

mong đợi tại hầu hết các ngân hàng, luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM. Trước áp lực cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt, các ngân hàng thương mại vẫn tìm cách lách luật để giữ chân khách hàng cũ cũng như hút vốn khách hàng mới. Giữa các tổ chức tín dụng còn tồn tại sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, nhất là trong công tác huy động vốn, lãi suất huy động của Agribank thấp hơn so với một số tổ chức tín dụng trên địa bàn làm ảnh hưởng trực tiếp tới thị phần của toàn chi nhánh, nhất là các đơn vị trên địa bàn thành phố.

4.2.1.3. Đặc điểm người tiêu dùng

Qua số liệu tại bảng 4.16 mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến huy động vốn cho thấy, ảnh hưởng của đặc điểm người tiêu dùng có tỷ lệ ảnh hưởng lớn nhất đến huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình theo đánh giá của các cán bộ và nhân viên ngân hàng.

Bảng 4.16. Tiền gửi bình quân/1 cán bộ

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

1 2 3 4

Hội sở

Nhóm 1 (Phương Lâm, Sông Đà) - Khu vực thành thị, kinh tế phát triển mạnh

Nhóm 2 (Lương Sơn, Kỳ Sơn) - Khu vực nông thôn, kinh tế phát triển khá

Nhóm 3 (Tân Lạc, Lạc Sơn) - Khu vực nông thôn, kinh tế kém phát triển.

19,6 22,8 25,3 20,2 21,4 25,8 15,2 16,9 17,7 9,7 11,4 14,1 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( 2015, 2016, 2017) Số liệu tại bảng 4.16 cho thấy, tại địa bàn tỉnh Hòa Bình, môi trường kinh tế có thể phân thành 2 nhóm như sau: Nhóm 1 là vùng đông dân cư nhiều doanh nghiệp, nhiều cơ quan nhà nước… thu nhập trung bình của người dân cao. Tỷ lệ

người lao động có việc làm khoảng 80%. Nguồn vốn bình quân huy động được trên một cán bộ là cao nhất so với 2 nhóm còn lại. Năm 2017, trung bình 1 cán bộ Hội sở huy động được là 25,3 tỷ đồng và 1 cán bộ thuộc các chi nhánh nhóm 1 (Phương Lâm, Sông Đà) huy động được 25,8 tỷ đồng.

Còn đối vùng nông thôn thuộc nhóm 2 và nhóm 3 là khu vực không đông dân cư, người lao động có thu nhập ổn định chủ yếu là cán bộ CNVC nhà nước, còn lại đa số người dân dựa vào trồng trọt canh tác, chăn nuôi là nguồn thu chính.

Vì vậy, nguồn vốn bình quân trên một cán bộ trong các nhóm này giảm rõ rệt so với nhóm 1. Cụ thể: Năm 2017 trung bình 1 cán bộ Nhóm 2 (Lương Sơn, Kỳ Sơn) huy động được là 17,7 tỷ đồng và 1 cán bộ thuộc các chi nhánh Nhóm 3 (Tân Lạc, Lạc Sơn) huy động được 14,1 tỷ đồng.

Như vậy, đặc điểm người tiêu dùng tại khu vực thành thị, có mức thu nhập cao hơn thì lượng tiền huy động được cũng cao hơn so với khu vực nông thôn.

Ngoài ra do thói quen người dân tại các vùng cũng khác nhau như là khu vực nông thôn thích chi tiêu tiền mặt, không muốn hoặc chưa hiểu hết công dụng của việc thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng nên số lượng tài khoản cá nhân còn ít, Ngân hàng cần khai thác nghiệp vụ này trong thời gian tới để khai thác một lượng vốn rất lớn trong nền kinh tế.

4.2.1.4. Sự cạnh tranh giữa các NHTM

Sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong các năm gần đây là vô cùng gay gắt. Hiện tại, toàn tỉnh có 06 NHTM có trụ sở đóng trên địa bàn thành phố Hòa Bình Mạng. lưới của các ngân hàng trên nằm rải rác trong các huyện của tỉnh. Cụ thể: VietinBank 01 Hội sở và 4 PGD trong đó có 01 PGD tại huyện Lương Sơn, 01 PGD tại huyện Kỳ Sơn và 02 PGD trên địa bàn TP Hòa Bình. BIDV 01 Hội sở và 05 PGD trong đó có 01 PGD tại huyện Lương Sơn, 01 PGD tại huyện Cao Phong và 03 PGD trên địa bàn thành phố Hòa Bình. VPBank có 01 Hội sở và 02 PGD trên địa bàn thành phố Hòa Bình. MB Bank Hòa Bình mới được thành lập năm 2016 có 01 Hội sở trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có 01 Hội sở và 11 PGD trên tất cả các huyện trong tỉnh. Ngoài ra còn có 4 Quỹ tín dụng nhân dân tại các huyện Lương Sơn, Cao Phong và 02 Quỹ tín dụng trên địa bàn thành phố. Các ngân hàng liên tục đưa ra các sản phẩm, gói sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần.

Bảng 4.17. Kết quả hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

STTNgân hàng thương

mại

1 Agribank 2 BIDV 3 VietinBank 4 VPBank

NH Bưu 5 điện Liên

Việt 6 MB Bank

Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh tỉnh Hòa Bình (2017) Số liệu tại bảng 4.17 cho ta thấy kết quả huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Hòa Bình qua các năm. Với lợi thế là một ngân hàng có lịch sử hình thành và phát triển nhiều năm cộng với uy tín là ngân hàng thương mại của nhà nước và mạng lưới rộng khắp đến tận các trung tâm huyện và một số xã trong cả tỉnh. Agribank - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình vẫn đang chiếm ưu thế và là ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hòa bình (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w